Kỹ năng lập luận, kỹ năng tranh luận trong Nghề Luật

"Dù bạn có là thiểu số, chân lý vẫn là chân lý".

- Mahatma Gandhi

Kỹ năng lập luận, kỹ năng tranh luận trong Nghề Luật

Lập luận, là một hành động ngôn ngữ đồng hành cùng với con người trong mọi tình huống giao tiếp ngôn ngữ để giúp con người thực hiện các mục đích của mình trong cuộc sống. Lập luận là kết quá của sự kết hợp, hòa quyện giữa các năng lực tư duy và ngôn ngữ của con người. 

Tranh luận là bàn bạc, tìm ra vấn đề đúng đắn. Tranh luận có thể là giành lấy phần đúng đắn về phía mình bằng các lý lẽ thuyết phục. Tranh luận là “bàn cãi” có phân tích, lý lẽ để tìm ra lẽ phải, chân lý về một vấn đề chưa thống nhất, là một chuôi những câu nói liên hệ chặt chẽ với nhau, nhằm mục đích chứng minh kết luận cuối cùng là đúng. 

Liên hệ

I- KỸ NĂNG LẬP LUẬN TRONG NGHỀ LUẬT

Lập luận, theo nghĩa thông thường, là một hành động ngôn ngữ đồng hành cùng với con người trong mọi tình huống giao tiếp ngôn ngữ để giúp con người thực hiện các mục đích của mình trong cuộc sống. Lập luận là kết quá của sự kết hợp, hòa quyện giữa các năng lực tư duy và ngôn ngữ của con người. 

Để có một lập luận đạt được hiệu quả thuyết phục cao đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố, đó là sự vận dụng các luận cứ - lý lẽ một cách chặt chẽ, sắc sảo; là kỹ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ một cách hiệu quá; là việc phối hợp một cảch tối ưu các phương thức tăng cường hiệu quá lập luận trong từng tình huống cụ thể. Đặc biệt, lập luận trong “tranh cãi” pháp lý là một lĩnh vực điển hình, nơi thể hiện tất cả những yêu cầu, đòi hòi cao nhất của các kỹ năng lập luận. 

Do đó, trên nền tảng của việc trang bị những kỹ năng lập luận chung, chúng ta cần nhận thức được tính đặc thù của lập luận pháp lý so với các dạng thức lập luận khác trên các phương diện: mục đích của lập luận (đúng/sai + thuyết phục); dạng thức lập luận (víết + nói); luận cứ trong lập luận (chứng cứ + lý lẽ); phương pháp lập luận (quy tắc logic + sự linh hoạt); tính chất của lập luận (chặt chẽ + sắc bén). 

Lập luận pháp lý từ chính đặc thù ấy, cũng đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cao hơn nhiều so với các dạng thức lập luận khác trên các phương diện: lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một hệ thống xác tín nào đó; rút ra một (hay một số) kết luận hoặc phủ định một (hay một số) vấn đề, trên cơ sở đó nêu những ý kiến về luận cứ, về ngôn ngữ, về cách diễn đạt, về thái độ, khấu khí, giọng điệu... Như vậy, theo nghĩa chung nhất, lập luận là việc đưa ra lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (nghe) đến một kết luận nào đó mà người víết, người nói muốn đạt tới. Do đó, lập luận là hoạt động sử dụng ngôn từ, trong đó chủ thể lập luận bằng cổng cụ ngôn ngữ nói (víết) đưa ra những lý lẽ của mình về một vấn đề nhất định dựa vào các sự thật và lý lẽ xác đáng.

Lập luận của Thẩm phán, Kiểm sát víên, Luật sư là hoạt động ngôn từ của Thẩm phán, Kiểm sát víên, Luật sư bằng ngôn ngữ pháp lý đưa ra những lý lẽ, chứng cứ nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một (hay một số) kết luận về vấn đề pháp lý, chứng minh, khẳng định hoặc phủ định một (hay một số) vấn đề pháp lý nào đó. Để xây dựng lập luận, Thẩm phán, Kiểm sát víên, Luật sư cần xác định được luận điểm chính xác, minh bạch; tìm các luận cứ (lý lẽ và chứng cứ) thuyêt phục và vận dụng các phương pháp lập luận hợp lý (phương pháp quy nạp, diễn dịch, tam đoạn luận...).

- Ví dụ về lập luận qua câu chuyện dân gian: Thầy và Trò học nghề Thầy cãi

Có một anh học trò học nghề thầy cãi. Anh ta thỏa thuận với thầy của mình là sẽ nộp tiền học phí làm 02 lần, lần thứ hai là khi anh ta thắng kiện trong vụ kiện đầu tiên, ông thầy đã đồng ý với thỏa thuận. Sau khi học xong, ông thầy chờ mãi không thấy học trò trả phần học phí còn lại.

Ông thầy đã gặp học trò và nói, nếu anh không trả tiền tối sẽ thua kiện, dù kết quá phiên tòa như thế nào thì anh cũng phải trả tiền cho tôi vì: nếu tòa tuyên tôi thắng kiện, theo quyết định của Tòa anh sẽ phải trả, còn nếu tôi thua kiện thì theo thỏa thuận, anh sẽ phải trả cho tôi.

Anh học trò đáp lại: Thưa thầy, dù kết quả phiên tòa như thế nào thì trò không phải trả tiền cho thầy vì: nếu trò thua thì theo thỏa thuận, không phải trả tiền cho thầy, còn nếu trò thắng kiện, theo quyết định của tòa, không phải trả tiền cho thầy.

Xem thêmDịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất của Công ty Luật TNHH Everest.

II- KỸ NĂNG TRANH LUẬN TRONG NGHỀ LUẬT

1- Khái quát về tranh luận

Tranh luận là bàn bạc, tìm ra vấn đề đúng đắn. Tranh luận có thể là giành lấy phần đúng đắn về phía mình bằng các lý lẽ thuyết phục. Tranh luận là “bàn cãi” có phân tích, lý lẽ để tìm ra lẽ phải, chân lý về một vấn đề chưa thống nhất, là một chuôi những câu nói liên hệ chặt chẽ với nhau, nhằm mục đích chứng minh kết luận cuối cùng là đúng. 

Kỹ năng tranh luận với tư cách là một hình thức giao tiếp ngôn ngữ đặc thù trong đời sống và sinh hoạt xã hội - hình thức giao tiếp mang tính đối kháng cao. Trong quá trình con người đi tìm chân lý, do những giới hạn về nhận thức nên không ít trường hợp đúng/sai, chân lý/nghịch lý bị lẫn lộn. Tranh luận chính là cuộc đấu trí, đấu khẩu, là sự cọ xát giữa các quan điểm, tư tưởng đối lập nhau, những cách nhìn khác nhau về cùng một vấn đề để qua đó giúp hạn chế sai lầm trên con đường tiếp cận chân lý. 

Để giành được chiến thắng trong tranh luận khiến đối phương phải “tâm phục khẩu phục” là vấn đề không đơn gián, đòi hỏi phải huy động tổng lực mọi năng lực tinh thần, từ trí tuệ, tư duy, đến tâm lý, cảm xúc; từ năng lực ngôn ngữ đến khả năng ứng xử văn hóa. Những năng lực tinh thần ấy phải được chuyển hóa thành các kỹ năng và biết vận dụng một cách tổng hợp, linh hoạt trong từng tình huống cụ thể. Đó là sự kết hợp, thẩm thấu, hòa điệu giữa kỹ năng lập luận chặt chẽ, sắc bén với ngôn ngữ sắc sảo, linh hoạt và các kỹ năng nắm bắt tâm lý, thu phục người nghe. 

Sự kết hợp hòa điệu giữa các kỹ năng ấy sẽ tạo nên tài hùng biện trong tranh luận. Vì vậy, có thê nói, khả năng tranh luận - hùng biện, đó là sự kết hợp hòa quyện giữa khoa học và nghệ thuật - đó là một năng lực vô cùng quan trọng để giúp ta thành cổng trong cuộc sống và cổng việc, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi con người luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

Kỹ năng tranh luận là kỹ năng cần thiết cho tất cả mọi người trong cuộc sống xã hội. Tuy nhiên, trong lĩnh vực pháp luật, kỹ năng tranh luận càng đóng vai trò quan trọng, là kỹ năng không thể thiếu đối với những người làm việc, cổng tác trong lĩnh vực pháp luật. Trong các lĩnh vực liên quan đến pháp luật như lập pháp, hành pháp, tư pháp, để có thể làm tốt cổng việc của mình, đem lại lợi ích cho xã hội, người hành nghề càng cân phải trau dồi, rèn luyện kỹ năng tranh luận. Đặc biệt, trong hoạt động pháp luật liên quan đến tố tụng, kỹ năng tranh luận là điều không thê thiêu, các bên tranh luận trong tố tụng như Kiểm sát víên và Luật sư, nguyên đon và bị đơn, bị cáo và bị hại...

Tại phiên tòa, Thấm phán giữ vai trò là người điều khiển tranh luận. Kỹ năng tranh luận của Kiểm sát víên, Luật sư là khả năng vận dụng kiến thức pháp luật về nội dung, tố tụng và kiến thức bổ trợ khác tạo nên hoạt động sử dụng ngôn tư pháp lý của Kiểm sát víên, Luật sư một cách logic, linh hoạt và biến hóa, đưa ra luận điểm, luận cứ, luận chứng chặt chẽ, phân tích lý lẽ có căn cứ, thuyết phục nhằm tìm ra lẽ phải, chứng minh sự đúng đắn và chân lý thuộc về mình, khẳng định hoặc phủ định vấn đề pháp lý nhất định nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và/hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. 

Mục đích của việc tranh luận là Kiểm sát víên, Luật sư vận dụng kiến thức pháp luật và kiến thức bổ trợ khác nhằm khẳng định hoặc bác bỏ một vấn đề nào đó đế đạt mục tiêu mình đưa ra nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và/hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

2- Đặc điểm của tranh luận

Trong cuộc sống xã hội, hoạt động tranh luận có thể diễn ra với tất cả mọi người, mọi lúc, mọi nơi về bất cứ chủ đề gì. Tuy nhiên, tranh luận trong nghề luật có những đặc thù riêng so với hoạt động tranh luận thông thường. Cụ thể:

Về chủ thể tham gia tranh luận: Nếu như tranh luận thông thường có thể diễn ra với bất cứ đối tượng nào khi họ có những bất đồng về quan điểm, nhận thức thì hoạt động tranh luận trong nghề luật thường diễn ra giữa các chủ thể làm việc trong các lĩnh vực pháp luật, phục vụ cho mục đích của chủ thể tham gia tranh luận.

Ví dụ: Trong hoạt động xây dựng pháp luật, đo la tranh luạn giữa các nghị sĩ tại nghị trường Quốc hội về một đạo luật chuan bị ban hành; trong hoạt động tổ tụng, đỏ là tranh luận giữa các Luật sư với nhau tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình; tranh luận giữa Luật sư và Kiểm sát víên giữ quyên cổng tố tại phiên tòa hình sự để bào chữa cho bị cáo mà Luật sư nhận bảo vệ nhằm phán bác lại quan điểm buộc tội của cơ quan cổng tố.

Về địa điểm, nơi diễn ra hoạt động tranh luận: Khác với tranh luận thông thường trong xã hội có thể diễn ra bất cứ nơi đâu khi các chủ thể tranh luận phát sinh vấn đề bất đồng về quan điểm, nhận thức thì tranh luận trong nghề luật thường diễn ra tại các địa điểm cụ thể liên quan đến cổng việc chuyên môn như nghị trường, Tòa án, hội thảo khoa học...

Về mục đích tranh luận trong nghề luật: Nếu như mục đích tranh luận trong cuộc sống rất đa dạng, diễn ra trong tất cả các lĩnh vực của đời sống thì mục đích tranh luận trong nghề luật thường có phạm ví hạn chế hơn, phục vụ những mục đích cụ thể đã được xác định, thường liên quan đến cổng việc của người tranh luận.

Ví dụ: Trong phiên tòa hình sự, đó là tranh luận giữa Luật sư bào chữa với Kiếm sát víên nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo mà Luật sư nhận bảo vệ.

Về đối tượng, nội dung tranh luận: Có thể thấy những đối tượng, nội dung có thể dẫn đến tranh luận trong cuộc sống rất đa dạng còn trong nghề luật, đối tượng, nội dung cuộc tranh luận thường liên quan đến các vấn đề pháp lý cụ thể.

Ví dụ: Trong phiên tòa hình sự, khi muốn chứng minh bị cáo, khách hàng mình nhận bảo vệ không có tội, Luật sư sẽ chuẩn bị và đưa ra các quan điểm, căn cứ pháp lý chứng minh quan điểm buộc tội của cơ quan cổng tố đối với bị cáo là không cơ cơ sở pháp lý.

Về phạm vi tranh luận: khác với tranh luận thông thường trong cuộc sống có thể phát sinh bất cứ khi nào, về các vấn đề đa dạng thì tranh luận trong nghề luật thường có phạm ví hẹp hơn, có kế hoạch, thời gian cụ thể và đòi hỏi phải có sự chuẩn bị trước khi tranh luận.

Ví dụ: Trước phiên tòa, Luật sư, Kiểm sát víên đều đã nhận được giấy triệu tập, thông báo của Tòa án về thời gian mở phiên tòa. Để tham gia phiên tòa, chuẩn bị cho phần tranh luận bảo vệ quan điểm của mình, Luật sư, Kiểm sát víên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, các quy định của pháp luật liên quan đến vẩn đề mình sẽ tranh luận.

Tranh luận trong cuộc sống thường chỉ là sự cọ xát bằng ngôn từ giữa những người tham gia tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình, phán bác quan điểm của đối phương, thuyết phục đối phương nghe theo quan điểm của mình. Tuy nhiên, mục đích tranh luận trong nghề luật không hoàn toàn như vậy, đặc biệt là đối với hoạt động tranh luận tại phiên tòa. Tại phiên tòa, các Luật sư có thể tranh luận với nhau, tranh luận với đại diện Víện kiểm sát. Tuy nhiên, việc tranh luận sẽ được điều khiển bởi chủ tọa phiên tòa và mục đích của tranh luận là thuyết phục Hội đồng xét xử nghe theo quan điểm của người tranh luận để đưa ra quyết định có lợi cho phía người tranh luận.

Thực tiễn cho thấy, đối tượng tham gia tranh luận trong nghề luật thường là những người làm việc trong lĩnh vực pháp luật như Luật sư, Kiểm sát víên, chuyên víên pháp lý... Họ là những người được đào tạo, có trình độ nhận thức xã hội, có trình độ chuyên môn, có kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp. Khi tranh luận, Luật sư, Kiểm sát víên, chuyên víên pháp lý... cần vận dụng có hiệu quá, phát huy thế mạnh của kỹ năng lập luận trong tranh luận. Lập luận và tranh luận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Lập luận chặt chẽ tạo nền móng, đồng thời vạch phương hưởng cho tranh luận hiệu quá. Kiểm sát víên, Luật sư, chuyên víên pháp lý... bắt đầu từ điểm tựa vững chăc - thiêt lập hệ thống các luận điểm - luận cử - luận chứng vững chắc.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.

3- Tranh luận trong Nghề Luật đạt hiệu quả - những lưu ý

Để hoạt động tranh luận thực sự hiệu quả, người tham gia tranh luận cần:

Đặt mình vào vị trí đối phương và hướng trọng tâm vào vấn đề tranh luận: Đây là yêu cầu có tính cổ điển của tranh luận và càng quan trọng hơn đối với hoạt động tranh luận trong nghề luật. Khi chúng ta hiểu được đối phương và hiểu được những quan điểm của người khác, hiểu được thế mạnh, điểm yếu của đối phương sẽ giúp Kiểm sát víên, Luật sư, chuyên víên pháp lý có định hướng đúng và hành động đúng. Đặt mình vào vị trí của đối phương để kiểm tra lại chính mình, đê có cái nhìn thâu đáo hon về vấn đề tranh luận, qua lắng nghe và thấu hiêu quan điểm của họ, từ đó nhìn nhận vấn đề bằng quan điểm dưới “ánh sảng mới” để đưa ra hành động phù hợp, xác định luận điểm, luận cứ, luận chứng của mình đã đầy đủ, sắc bén chưa.

Biết dẫn dắt đối phương đồng ý với một trong các quan điểm của Kiểm sát víên, Luật sư, chuyên víên pháp lý. Cho dù khó khăn đến đâu và chỉ là luận điểm nhỏ, Kiếm sát víên, Luật sư, chuyên víên pháp lý hãy cố gắng tìm ra một quan điểm chung với đối phương. Đây là một kỹ năng nhỏ nhưng cực kỳ hiệu quá. Mục tiêu của nó là làm cho đối phương lắng nghe chúng ta và bắt đầu thay đổi quan điểm về vấn đề tranh luận và về chúng ta. Bằng cách đồng ý với đối phương, với những sự thật hiển nhiên, các chứng cứ trực tiếp, gốc, Kiểm sát víên, Luật sư, chuyên víên pháp lý sẽ đem lại cho đối phương cảm giác rằng cả bạn và họ đều có thể có những suy nghĩ giống nhau. Từ đó đặt nền táng của lập luận sẽ đạt hiệu quá thuyết phục đối phương.

Phải có một quan điểm rõ ràng và nhất quán. Luôn có tư duy phán biện với lập trường vững vàng, tuy nhiên cẩn thận với các từ có tính tuyệt đối và hãy biết dừng lại đúng lúc; sắp xếp đưa ra các luận điểm, luận cứ và luận chứng để chứng minh trong tranh luận phù hợp; thêm và bớt những ý tứ và ngôn từ cho phù hợp trong mỗi vấn đề pháp lý, vụ án mình tham gia giải quyết; không dùng ngôn ngữ cay cú, đã kích nhau; việc sử dụng ngôn ngữ cũng như cầu từ đại, khó hiểu, lặp đi lặp lại hoặc việc tranh luận trực tiếp cố tình kéo dài thời gian gây ức chế cho những người tham gia tố tụng có thể khiến mục đích không đạt được; thái độ và ngôn ngữ trong khi tranh luận cần phù hợp đạo đức và ứng xử nghề nghiệp.

Tôn trọng các bên khi tranh luận: Tranh luận là sự cọ xát bằng ngôn từ để cùng giải quyết một vấn đề mà các bên tham gia còn đang có quan điểm khác nhau. Do đó, khi tranh luận, các bên tham gia đều có quyền đưa ra quan điểm của mình và chứng minh quan điểm đó là đúng đắn, phủ nhận quan điểm của đối phương. Khi đưa ra quan điểm, chúng ta thường có tâm lý cho rằng quan điểm của mình mới là đúng đắn và nhiều khi khó chấp nhận khi đối phương đưa ra những lập luận bác bỏ quan điểm của mình. Điều này nhiều khi gây ra tâm lý bức xúc với đối phương tham gia tranh luận. Trong các cuộc tranh luận liên quan đến vấn đề pháp luật, tại những nơi như nghị trường, phiên tòa... người tham gia tranh luận thường là những người có trình độ hiểu biết, kiến thức chuyên môn, sự từng trải trong cuộc sống..., do đó, một nguyên tắc quan trọng là cần biết cách kìm nén cảm xúc, tốn trọng các bên khi tham gia tranh luận.

Bình tĩnh, làm chủ cảm xúc khi tranh luận: Trong khi tranh luận, chúng ta phải sử dụng nhiều kỹ năng như nghe, nói, tư duy, phân tích... điều này đòi hỏi người tham gia tranh luận phải kiểm soát được cảm xúc, bình tĩnh, tự tin khi tranh luận. Một cuộc tranh luận không giống như khi nói chuyện bình thường, các bên đều cố gắng đưa ra quan điểm chứng minh mình đúng. Do đó, tranh luận thường làm nóng lên bầu không khí đối thoại. Một số cuộc tranh luận căng thẳng còn có thể làm nảy sinh các cảm xúc khó kìm nén và các cảm xúc này dễ dàng bị bộc lộ. Trong một số tình huống, khi gặp các bậc thầy lão luyện trong tranh luận, có trường hợp họ cố tình khiến đối phương mất bình tình, bộc lộ các cảm xúc nóng nảy, tiêu cực khi tranh luận. Do đó, kiểm soát được cảm xúc, giữ thái độ bình tĩnh, tự tin là một nguyên tắc quan trọng khi tham gia tranh luận.

Rèn luyện kỹ năng tranh luận: Rèn luyện kỹ năng tranh luận và học tập kinh nghiệm của các nhà hùng biện, như: phát triển sự tự tin và lòng dũng cảm; sự tự tin có được nhờ sự chuẩn bị; cải thiện trí nhớ; cách lập luận cũng quan trọng như nội dung trong tranh luận; thực hành thường xuyên.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm trong Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng lập luận, kỹ năng tranh luận trong Nghề Luật

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.15048 sec| 1141.734 kb