Kỹ năng trao đổi nội dung vụ việc với khách hàng

18/03/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Vì sao Luật sư cần có kỹ năng trao đổi với khách hàng? Luật sư cần lưu ý điều gì khi yêu cầu khách hàng trình bày về nội dung sự việc?

Kỹ năng trao đổi với khách hàng là hoạt động để luật sư nắm bắt được yêu cầu của thân chủ và làm rõ một số thông tin, tình tiết ban đầu về vụ án hình sự. Dù thân chủ là đối tượng được nghi ngờ hoạt động tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, là bị can hay bị hại trong một vụ án hình sự, là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án ..., mục đích của luật sư trong hoạt động trao đổi với thân chủ là tìm hiểu, nắm bắt chính xác toàn bộ nội dung của công việc liên quan tới thân chủ.

1- Kỹ năng trao đổi với khách hàng

Trao đổi với khách hàng là hoạt động để luật sư nắm bắt được yêu cầu của thân chủ và làm rõ một số thông tin, tình tiết ban đầu về vụ án hình sự. Dù thân chủ là đối tượng được nghi ngờ hoạt động tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, là bị can hay bị hại trong một vụ án hình sự, là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án..., mục đích của luật sư trong hoạt động trao đổi với thân chủ là tìm hiểu, nắm bắt chính xác toàn bộ nội dung của công việc liên quan tới thân chủ và hiểu được tâm trí, mong muốn của khách hàng đối với vụ án đang được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đồng thời, qua quá trình trao đổi với khách hàng, luật sư có thế giúp đã khách hàng về mặt pháp lý và thống nhất cách thức làm việc với khách hàng để đạt được kết quả cao nhất.

Luật sư nên có kỹ năng trao đối với khách hàng qua hình thức tiếp xúc trực tiến để có thể thu thập thông tin từ khách hàng nhiều nhất và xử lý các tình huống phát sinh có thể xảy ra trong quá trình trao đổi với khách hàng Đối với những khách hàng vãng lai, do chưa có bất kì thông tin gì nên luật sư không biết vấn để nào trong những vấn để khách hàng trình bày là chủ yếu. Đây là lúc luật sư cần vận dụng kinh nghiệm của mình để phán đoán loại việc khách hàng yêu cầu, từ đó đưa ra những câu hỏi dẫn dắt sự trình bày của khách hàng ngắn gọn, xúc tích và đúng trọng tâm. Đối với khách hàng quen, do đã biết nội dung công việc và yêu cẩu của khách hàng, vì vậy luật sư cần hệ thống hóa lại, đưa ra cho khách hàng một số lựa chọn về cách giải quyết vụ việc với những trường hợp có nhiều phương án giải quyết. Tất nhiên, những phương án đưa ra này chỉ giúp cho khách hàng lựa chọn phương án giải quyết trong phạm vi yêu cầu giúp đỡ của khách hàng. Trên căn cứ đó, luật sư sẽ đưa ra một bản chào dịch vụ để khách hàng xem xét. Luật sư cần ghi chép lại những nội dung quan trọng, đánh dấu các vẫn để cần tìm hiểu làm rõ. Luật sư thông báo cho khách hàng nghĩa vụ bảo mật thông tin đến vụ việc của mình đồng thời xác định các bước làm việc tiếp theo. Việc thống nhất phương thức liên lạc thuận tiện nhất cho cả hai bên là vô cùng quan trọng sau khi đã có một buổi hẹn tiếp theo để hai bên thống nhất mức phí tư vấn, ký hợp đồng dịch vụ và luật sư sẽ có những bước tư vấn tiếp theo.(đọc thêm: dịch vụ ly hôn)

2- Luật sư yêu cầu khách hàng trình bày về nội dung sự việc

Khi trao đổi với khách hàng, luật sư cần có những kỹ năng trao đổi khéo léo, tế nhị để khách hàng có thể trình bày được những vấn đề quan trọng liên quan đến vụ án. Luật sự cần biết đặt câu hỏi để thân chủ trình bày một cách mạch lạc và rõ ràng. Ví dụ: sự việc đó xảy ra vào thời gian nào? Diễn biến ra sao? Có ai biết không? Nguyên nhân nào dẫn đến sự việc đó?. Khi thân chủ trình bày, luật sư phải chú ý lắng nghe, ghi chép lại những nội dung cần thiết để nắm bắt một cách sơ bộ nhất, khái quát nhất những thông tin từ thân chủ hoặc của người thân của họ cung cấp. Luật sư cần lưu ý rằng thông tin sau:

Từ chính thân chủ bảo đảm độ chính xác cao hơn vì họ là người trực tiếp liên quan đến vụ việc phạm tội, thông tin từ người thân của ho có thể có độ chính xác thấp hơn vì họ cũng chỉ được nghe kể lại mà không tận mắt chứng kiến sự việc. Trong quá trình trao đổi, nếu thấy còn nhiều điểm mẫu thuẫn, khó hiểu hoặc chưa rõ, luật sự cần hỏi kỹ thêm. Thân chủ có tâm lý chung là vẫn chưa hoàn toàn đặt hết niềm tin vào luật sư, do dó họ còn giấu diếm, bản thân họ còn dao động, hoang mang không biết phải làm gì, đặc biệt nếu thân chủ là bị hại trong những vụ án trộm cắp tài sản tại nhà nghỉ hoặc bị đe dọa tung ảnh nóng tống tiền trong những vụ án cưỡng đoạt tài sản... luật sư cần động viên, an ủi và cho họ thấy mình là chỗ dựa an toàn cho họ về góc độ pháp lý để họ tin tưởng mà trình bày hết sự việc. Chỉ khi sự việc được phản ánh đầy đủ thì luật sư mới có định hướng dúng và tư vấn chính xác cho thần chủ của mình. Trên thực tế, khi khách hàng trình bày nội dung sự việc với luật sư thì họ có thể nói không đúng trọng tâm hoặc trình bày lan man. Do đó, luật sư cần lưu ý định hướng cho khách hàng trình bày đúng nội dung vụ việc, tránh để tình trạng khách hàng kể lể dài dòng. Tuy nhiên, sự can thiệp của luật sư phải đúng lúc, với cách thức, lời lẽ phù hợp để khách hàng không bị hụt hằng vì họ là người luôn có xu hướng được bày tỏ và mong được chia sẻ. Đồng thời, luật sư cũng cần phải tỉnh táo để không bị khách hàng lôi cuốn vào việc trình bày không có phương hướng.

Không chỉ dựa vào những lời trình bày của thân chủ, để bảo đảm việc nghiên cứu vụ án được khách quan, toàn diện, luật sư cần yêu cầu thần cung cấp tất cả những tài liệu, chứng cứ mà thân chủ có được. Tuy nhiên, có vụ việc thân chủ có tài liệu để cung cấp (như đối tượng là bị can chắc chắn phải có một số tài liệu liên quan đến vụ án, như: quyết định khởi tố bị can; lệnh bắt tạm giam; kết luận điều tra; cáo trạng...) song có nhiều vụ việc thân chủ không có chút tài liệu gì trong vụ án (người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố...) buộc luật sư phải kiếm tìm thông tin từ nhiều kênh khác để có được thông tin cơ bản nhất về vụ việc liên quan đến thân chủ. Bằng nhiều con đường và nhiều cách thức hợp pháp khác nhau, luật sư cần tìm hiểu thêm thông tin về vụ án với nhiều góc độ để có cái nhìn toàn diện về vụ việc, có thể qua báo chí, qua thông tin của những người biết việc mà luật sư nắm được.(xem thêm: luật sư tư vấn ly hôn)

Đối với trường hợp khách hàng là người thân của người bị buộc tội, luật sư phải làm rõ tư cách của khách hàng, mối quan hệ của họ với người chủ bị buộc tội. Khi yêu cầu họ trình bày về nội dung sự việc, luật sư phải làm rõ nguồn gốc thông tin mà ho có được, họ biết được nội dung sự việc de chính người bị buộc toi kể lại hay biết qua một người khác... Điểu này rất quan trọng bởi đây sẽ là một trong những căn cứ để luật sử đánh giá nôi dung vụ việc của khách hàng.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng trao đổi nội dung vụ việc với khách hàng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.70855 sec| 954.258 kb