Kỹ năng của luật sư tư vấn về chuyển đổi loại hình và giải thể doanh nghiệp

"Chất lượng là sự bảo đảm tốt nhất lòng trung thành của khách hàng".

- Jack Welch, Chủ tịch và CEO của General Electric (1981-2001)

Kỹ năng của luật sư tư vấn về chuyển đổi loại hình và giải thể doanh nghiệp

Việc tổ chức lại doanh nghiệp và chấm dứt doanh nghiệp là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, phải được quy định trong Điều lệ và đều phải do cơ quan cao nhất của doanh nghiệp là chủ sở hữu quyết định. Đó là, chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên và công ty hợp danh, Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, Đại hội thành viên đối với hợp tác xã.

Liên hệ

I- KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

1- Phân tích pháp lý về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

(i) Yêu cầu tư vấn:

Để tư vấn cho khách hàng lựa chọn đúng loại hình doanh nghiệp cần chuyển đổi, Luật sư cần cân nhắc các yếu tố như: Nhu cầu của khách hàng về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; mục đích, yêu cầu đặt ra đối với việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; những lợi thế mà loại hình doanh nghiệp này có thể mang lại cho khách hàng so với loại hình doanh nghiệp khác; khả năng thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đã lựa chọn (điều kiện chuyển đổi, sự hạn chế, vướng mắc của pháp luật về thủ tục chuyển đổi,...).

(ii) Các trường hợp chuyển đổi:

Có 4 trường hợp chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác, gồm: Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

2- Các yêu cầu thủ tục pháp lý triển khai việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Yêu cầu, thủ tục chung: Cũng giống như các công việc về tổ chức lại doanh nghiệp, mọi trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đều phải do cơ quan cao nhất của công ty là chủ sở hữu quyết định.

Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần: Công ty cổ phần sau khi được chuyển đổi phải đăng ký việc chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng cổ phần, phần vốn góp để chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải được thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi chuyển đổi phải đăng ký việc chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần hoặc công ty chỉ còn lại một cổ đông để trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sau khi được chuyển đổi phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên sau khi được chuyển đổi phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Việc cổ phần  doanh nghiệp nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định. Việc bán cổ phần lần đầu để cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo các phương thức đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp.

Đối tượng, điều kiện mua cổ phần và nhiều điều kiện, thủ tục khác do Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thực hiện theo quy định riêng.

3- Xử lý vướng mắc, hậu quả pháp lý của việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp

(i) Quyền, trách nhiệm của công ty chuyển đổi:

Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi.

(ii) Quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hoá:

Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, thì công ty sau khi được cổ phần hoá không phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định bổ sung sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền quyết toán, bàn giao cho công ty cổ phần. Nếu sau khi bàn giao sang công ty cổ phần mới phát sinh khoản truy thu hoặc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp trong thời gian là doanh nghiệp nhà nước thì được xem xét trách nhiệm cá nhân, tập thể để thực hiện việc bồi hoàn, nộp phạt, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

II- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

1- Điều kiện giải thể doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không bảo đảm việc thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, thì không được phép chấm dứt hoạt động theo hình thức giải thể doanh nghiệp, mà phải thực hiện theo thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Một vướng mắc thường gặp là, doanh nghiệp dự kiến sẽ thanh toán hết nợ, nên tiến hành thủ tục giải thể, nhưng sau khi tiên hành thanh lý, phân chia tài sản, thì mới thấy không đủ khả năng thanh toán hết nợ. Để tránh tình trạng phải chuyển từ thủ tục giải thể sang phá sản, trong trường hợp này cũng như trong các trường hợp khác, Luật sư có thể tư vấn cho doanh nghiệp giải thể trong trường hợp không thanh toán đủ nợ, với điều kiện các chủ nợ có văn bản chấp nhận cho doanh nghiệp giải thể.

2- Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp

(i) Quyết định giải thể doanh nghiệp:

Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý  đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan kèm theo quyết định giải thể.

Thông báo phải có tên, địa chi của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

(ii) Hồ sơ giải thể doanh nghiệp:

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm các văn bản sau: Thông báo về giải thể doanh nghiệp; báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có); con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (đối với các trường hợp đã được cơ quan công an cấp giấy chứng nhận mẫu dấu); Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(iii) Thanh lý tài sản:

Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng

(iv)Thanh toán nợ và phân chia tài sản:

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau: Nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; nợ thuế; các khoản nợ khác.

Riêng đối với các khoản nợ của doanh nghiệp đang bị cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu hoặc được bảo đảm bằng các biện pháp cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh, đặt cọc, ký quỹ, ký cược hợp pháp thì sẽ được ưu tiên thanh toán trước các khoản nợ nói trên theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần giá trị tài sản còn lại sẽ được chia cho các chủ sở hữu doanh nghiệp theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

(v) Kết thúc việc giải thể:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp mà không nhận được ý  phản đối của bên có liên quan bằng văn bản thì việc giải thể được ghi nhận trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

(vi) Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện:

Việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có thể được diễn ra trong quá trình đang hoạt động của doanh nghiệp và là điều bắt buộc khi giải thể doanh nghiệp. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(vii) Các hoạt động bị cấm:

Các hoạt động sau đây bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể: Cất giấu, tẩu tán tài sản; từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp; ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp; cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản; chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; huy động vốn dưới mọi hình thức.

(viii) Trách nhiệm pháp lý:

Cá nhân có hành vi vi phạm đối với các hoạt động bị cấm kề từ khi có quyết định giải thể, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kỷ doanh nghiệp phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Cá nhân người quản lý công ty có liên quan phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục trong trường hợp giải thể doanh nghiệp do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đông thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, thì phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.

Trường hợp chi nhánh bị giải thể nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động, thì doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý giải thể doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp - Học viện Tư Pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư tư vấn về chuyển đổi loại hình và giải thể doanh nghiệp

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.40931 sec| 1136.75 kb