Kỹ năng viết phần mở đầu bài viết pháp lý

26/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Luật sư cần làm gì để có kỹ năng viết phần mở đầu, phần thân bài, phần kết luận bài viết pháp lý tốt nhất

Viết phần mở đầu bài viết pháp lý, đối với các văn bản phải tuân thủ mẫu theo quy định, người viết sẽ “điển" phần mở đầu theo mẫu. Đối với các văn bản khác, trong phần này, người viết cần đảm bảo đủ các nội dung. Giới thiệu chủ đề viết; Thiết lập quan điểm hoặc ý tưởng của bài viết; Xác định tầm quan trọng của để viết

1- Kỹ năng viết phần mở đầu bài viết pháp lý

Viết phần mở đầu bài viết pháp lý, đối với các văn bản phải tuân thủ mẫu theo quy định, người viết sẽ “điển" phần mở đầu theo mẫu. Đối với các văn bản khác, trong phần này, người viết cần đảm bảo đủ các nội dung sau:

Giới thiệu chủ đề viết; Thiết lập quan điểm hoặc ý tưởng của bài viết; Xác định tầm quan trọng của để viết; Trong một số trường hợp cần thiết, bài viết nên xác định rõ đối tượng độc giả chính.(xem thêm: tranh chấp tài sản sau ly hôn)

Phương pháp tiếp cận để viết phần mở đầu khá đa dạng. Người viết có thể di tử vấn đề cụ thể đến giới thiệu khái quát trọng tâm vấn để viết; cũng có thể dẫn dắt khái quát bối cảnh sự việc xảy ra; có thể giới thiệu từ chuẩn mực pháp lý đã được xác định.

Sau đoạn mở đầu, độc giả đã có thể nắm được đến 50% của toàn bộ nội dung, sau đoạn thứ 2, khoảng 20% và dần dần thu hẹp lại tỉ lệ này cho đến khi “câu chuyện” chấm dứt.

2- Kỹ năng viết phần thân bài

Phần này tập trung vào việc xác định và giải quyết được các vấn đề mấu chốt mà chủ đề bài viết đặt ra, bao gồm: Mục tiêu cần hướng tới và cách thức để đạt được; phương án nào được lựa chọn và các luận điểm, luận cứ và luận chứng để chứng minh; các vấn đề mấu chốt nào, với thứ tự được đưa ra hợp lý và cách thức giải quyết từng vấn đề đó.

Khi viết phần thân bài, người viết thiết lập mạch diễn đạt từ đoạn này sang đoạn khác với những kỹ năng sau:

Có câu chủ đề của từng đoạn theo những ý chính đã xác định, sắp xếp hợp lý vị trí của ý đó trong tổng thể toàn bài viết; Liên tục chứng minh các ý tưởng, quan điểm đã lựa chọn trong suốt cả bài; không xao nhãng hoặc viết lệch trọng tâm chủ điểm. Cần có những câu chuyển, cụm hoặc từ ngữ liên kết ở đầu hoặc cuối đoạn để kết nối các ý với nhau. Không nên để đoạn văn chỉ có 1 hoặc 2 câu vì điều đó có thể tạo tạo cho độc giả cảm giác người viết chưa đi sâu phân tích. Không vội tóm tắt ở phần thân bài, tóm tắt là phần của đoạn kết bài. Khi viết, chủ yếu sử dụng câu, các động từ ở thể chủ động.(tìm hiểu: hợp đồng hôn nhân)

Ví dụ minh họa: "Tòa án đã quyết định... mà không nên viết "Điều ... đã được quyết định bởi Tòa án

Hiện tượng này hiện nay khá phổ biến do ảnh hưởng của cách hành văn nước ngoài. Hạn chế dùng động từ “thi, là, mà... để đoạn văn mạch lạc, rõ ràng và hiệu quả hơn, việc này cũng giúp hạn chế dùng thể bị động.

Khi sử dụng các đoạn trích dẫn, thông tin... để hỗ trợ việc trình bảy các luận cứ, luận điểm cần giới thiệu rõ ràng và giải thích các câu trích dẫn. Không nên dùng quá nhiều trích dẫn dài vì đoạn trích dẫn dài có thể ngắt quãng mạch ý của bài viết. Chúng sẽ giúp người viết không bị rơi vào tình trạng “nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.

Giúp độc giả ít để ý đến chi tiết hoặc ở các trình độ khác nhau đều hiểu được nội dung. Việc dẫn dắt bằng một tuyên bố đơn giản về kết luận của bài viết ít nhất cũng giúp cho độc giả có thể hiểu thêm về những thông tin chính của văn bản. Vấn đề đổi với rất nhiều văn bản pháp lý là “vòng vo” qua rất nhiều trang giấy trước khi đi đến kết luận cuối cùng vào thời điểm kết thúc. Điều này tương tự như khi bạn lái xe đến một địa điểm chưa biết mà không xem trước bản đồ hoặc hỏi đường. Trong khi đó, hiển nhiên là độc giả chỉ muốn đến đích càng nhanh càng tốt.

3- Kỹ năng viết phần kết luận

Phần kết luận thường chứa đựng những nội dung quan trọng nhất, xâu chuỗi một cách logic và hệ thống các ý tưởng được giải quyết trong phần thân bài, mang ý nghĩa truyền tải súc tích nhất và dễ nhớ, dễ đọng lại trong tâm trí độc giả, tác động đến suy nghĩ và hành vi của độc giả. Chính vì thế, người viết cần viết phần này với tất cả sự cẩn trọng và trau chuốt.

Kỹ năng cơ bản để viết phần kết luận là:

Ghi nhớ lại mục đích của bài viết, chủ đề bài viết và những ý tưởng, chủ điểm chứng minh trong bài viết. Đọc lại phần mở bài và phần thân bài để bao quát được hết nội dung chính của bài viết. Dẫn dắt vấn đề sau đó kết luận quan điểm, đưa ra yêu cầu, kiến nghị, đề xuất; không trình bày, phân tích, đánh giá thêm trong phần kết luận.(đọc thêm: tư vấn về luật đất đai)

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng viết phần mở đầu bài viết pháp lý

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.93767 sec| 950.43 kb