Pháp trị: Làm việc phải hợp lý, biết tính toán thiệt hơn

"Cử sự hữu đạo, kế nhập hựu kế xuất" (Làm việc phải hợp lý, biết tính toán thiệt hơn). 

Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Làm việc phải hợp lý, biết tính toán thiệt hơn

Người muốn làm một việc, nhưng không tìm hiểu nguyên nhân bắt đầu và kết quả tốt xấu, chỉ suy nghĩ đơn giản rằng muốn muợn việc này để đạt được một mong muốn nào đó của mình, chẳng những không thu được kết quả tốt, lại còn phải chịu tổn thất.

Một người nếu chỉ tính toán tới việc thu lợi mà không nghĩ đến những phí tổn phải bỏ ra, thậm chí những phí tổn bỏ ra nhiều gấp nhiều lần số lợi thu về, trên danh nghĩa là thu lợi, nhưng thực tế họ đã bị lỗ. 

Nhà vua nên thuận theo những điều kiện khách quan, loại bỏ những mong muốn chủ quan không thiết thực. Làm bất cứ việc gì cūng phải có một nguyên tắc nhất định, tính toán việc nào phải bỏ ít chi phí, mà thu nhiều lợi thì hãy làm.

Liên hệ

Cử sự hữu đạo, kế nhập hựu kế xuất

Nhà vua muốn làm môt việc, nhưng không tìm hiểu nguyên nhân bắt đầu và kết quả tốt xấu, chỉ suy nghĩ đơn giản rằng muốn muợn việc này để đạt được một mong muốn nào đó của mình. Làm vậy, chẳng những không thu được kết quả tốt, lại còn phải chịu tổn thất. Hiểu đuợc điều này, nhà vua nên thuận theo những điều kiện khách quan, loại bỏ những mong muốn chủ quan không thiết thực. 

Làm bất cứ việc gì cūng phải có một nguyên tắc nhất định, tính toán chuyện nào phải bỏ ít chi phí mà thu nhiều lợi thì hãy làm. Nhưng quân vương hồ đồ lại không như thế, họ chỉ tính toán tới việc thu lợi, mà không nghĩ đến những phí tổn phải bỏ ra. Cho dù những phí tổn bỏ ra nhiều gấp đôi số lợi thu về, thì họ cũng chẳng biết được cái hại ấy, nên trên danh nghĩa là thu lợi, nhưng thực tế lại là lỗ. 

Ðó chính là hiệu quả thu được ít, còn tổn thất lại lớn gấp mười lần. Phàm những thứ thu nhiều chi ít mới được gọi là hiệu quả. Nếu giờ chi phí bỏ ra lớn lại không phạm tội và cũng có chút thu hoạch được gọi là có công, thì các bề tôi sẽ tự động bỏ ra chi phí lớn để giành lấy hiệu quả nhỏ, hiệu quả nhỏ ấy cho dù cũng là thành tựu nhưng đối với quân vương mà nói đó lại là tổn thất.

Đôi khi vì yêu cầu đặc thù nào đó, chúng ta không tiếc bất cứ giá nào làm chuyện hại nhiều hơn lợi. Nhưng thông thường, chúng ta nên cố gắng tránh làm điều đó. Hàn Phi Tử lấy ý nhà vua quay mặt về hướng Nam bàn chuyện chính sự, viết nên thiên Nam diện để nói về một số nguyên tắc trị nước của người làm vua. 

Khi nói đến chuyện nhà vua phải để phòng việc bị “bề tôi dùng chi phí lớn để thu về thành tựu nhỏ” mê hoặc, Hàn Phi Tử nhấn mạnh tư tưởng mưu lược “làm việc phải hợp lý, biết tính toán thiệt hơn”. Hàn Phi Tử cho rằng, bất cứ việc gì đều phải có hai mặt là chi ra và thu về. Khi nhà vua muốn làm một việc nào đó, thì cần phải hiểu rõ nhân quả của việc ấy, đặc biệt là phải làm rõ cǎn nguyên của sự việc, cân nhắc chi phí bỏ ra và thành quả thu về. Nếu chi phí bỏ ra lớn hơn thành quả thu về, kết quả thu được hại nhiều hơn lợi, thì nhà vua nên huỷ bỏ không cho thực hiện kế hoạch ấy; còn nếu thành quả nhiều hơn chi phí, hiệu quả thu được có thể nhiều gấp bội, thì nhà vua không nên để ý chi li đến những tổn thất trước mắt, mà hãy để bề tôi mạnh dạn tiến hành. 

Ý nghĩa ban đầu của mưu lược “cử sự hữu đạo, kế nhập hựu kế xuất" là một loại thước đo để nhà vua đánh giá ưu nhược điểm trong cách làm việc của bề tôi; nhưng trên thực tế, muốn đánh giá trí tuệ cao thấp của một cá nhân ở trình độ cao, thì cần phải xem liệu anh ta có thể giành được kết quả cao hết mức có thể trong điều kiện giới hạn hay không? “Cử sự hữu đạo, kế nhập hựu kế xuất” bao hàm những quy luật cơ bản trong điều kiện bình thường, nhưng vì nó phù hợp đối với bậc quân vương và dân chúng thời cổ đại, nên đương nhiên cũng sẽ phù hợp đối với mọi người trong xã hội ngày nay.

Trong nuớc Trung Sơn có nước Phụng Diêu, Trí Bá muốn đánh chiếm, nhưng ngặt nỗi chưa có đường đi. Thế là, Trí Bá bèn đúc một cái chuông lớn, rồi dùng hai cỗ xe đặt song song, chở nó tới tặng nước Phụng Diêu. Vua của Phụng Diêu muốn san phẳng cao nguyên, lấp bằng thung lũng, mở đường nghênh đón chuông lớn.

Xích Chương Mạn Chi khuyên rằng: Cổ thi nói: “Duy tắc định quốc”, có nghĩa là chỉ có tuân thủ những quy tắc đã được xác lập thì đất nước mới có thể yên ổn. Nước ta dựa vào đâu mà nhận thứ đó từ Trí Bá. Con nguời Trí Bá tham lam, lại không giữ chữ tín, chắc chắn hắn muốn đánh chiếm nước ta nhưng vì không có đường đi, nên mới đúc cái chuông lớn này, dùng hai cỗ xe song song chở nó đến tặng đại vương. Nếu đại vương san phẳng cao nguyên, lấp bằng thung lũng, mở đường đón chuông lớn, thế thì chắc chắn quân đội của Trí Bá sẽ theo đó kéo vào nước ta.

Vua nước Phụng Diêu không nghe. Một thời gian sau, Xích Chương Mạn Chi lại tiếp tục can gián. 

Vua nước Phụng Diêu nói: Đại quốc muốn cùng ngươi giao hảo, mà ngươi lại cự tuyệt người ta, những lời không may mắn ấy, ngươi đừng nhắc lại nữa.

Xích Chương Mạn Chi thầm nghĩ: “Làm bề tôi mà không trung trinh ấy là tội; nhưng trung trinh mà không được tin dùng, thì có thể bỏ đi để thoát thân”. Vì thế, ông chặt đứt hai nan hoa ở bầu xe rồi đi.

Quả nhiên, Xích Chương Mạn Chi tới nước Vệ được bảy ngày thì nước Phụng Diêu bị diệt vong.

Lã Thị Xuân Thu bình luận về chuyện này như sau: “Dục chung chi tâm thắng dã”. Ý là mong muốn có được chuông lớn của vua nước Phụng Diêu quá thiết tha. Trên thực tế, tâm lý muốn có được chuông lớn không có gì là sai, nhưng quan trọng là “cử sự hữu đạo, kế nhập hựu kế xuất”, làm bất cứ chuyện gì cūng phải suy nghĩ kỹ càng xem cái giá phải trả là bao nhiêu và cái mình thu về là bao nhiều. Nếu như vua nước Phụng Diêu có thể suy nghĩ một cách nghiêm túc như vậy, có lẽ chẳng bao giờ ông ta đem đất nước và vương vị của bản thân đổi lấy một chiếc chuông.

Hàn Phi Tứ - Nam diên

Nhân chủ dục vi sự, bất thông kỳ đoan mạt, nhi sī minh kỳ dục. Hữu vi chi giả, kỳ vi bất đắc lợi, tất dĩ hại phản. Tri thử giả, nhiệm lý khứ dục. Cử sự hữu đạo, ké kỳ nhập đa, kỳ xuất thiểu giả, khả vi dã. Hoặc chủ bất nhiên, kế kỳ nhập bất kế kỳ xuất, xuất tuy bội kỳ nhập, bất tri kỳ hại, tắc thị danh đắc nhi thực vong. Như thị giả, công tiểu nhi hại đại hỹ. Phàm công giả, kỳ nhập đa, kỳ xuất thiểu, nãi khả vị công. Kim đại phí vô tội nhi thiểu đắc vi công, tắc nhân thần xuất đại phí nh thành tiểu công, tiêu công thành nhi chủ diệc hữu hại.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Làm việc phải hợp lý, biết tính toán thiệt hơn

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.52094 sec| 1093.484 kb