Pháp trị: Lắng nghe từng ý kiến của bề tôi, trách phạt bề tôi

Nhất thính tắc ngu trí bất phân, trách hạ tắc nhân thần bất tham. 

Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Lắng nghe từng ý kiến của bề tôi, trách phạt bề tôi

Hàn Phi Tử nhìn nhận, “một ngày có hàng trǎm cuộc chiến tranh” giữa nhà vua và bề tôi, bề tôi lúc nào cũng muốn che mắt nhà vua để mưu đồ tư lợi. Còn nhà vua, lúc nào cũng đề phòng sự lừa lọc của bề tôi, sợ mất đại quyền, giang sơn sụp đổ. Vậy nhà vua làm sao mới có thể phân biệt được sự thông minh và ngu xuẩn, trung thành và gian tà của bề tôi? 

Hàn Phi Tử đưa ra mưu trí: “nhất thính trách hạ”. “Nhất thính” chỉ nhà vua lắng nghe từng ý kiến của bề tôi, không nghe lời một phía rồi lập tức đưa ra kết luận. “Trách hạ” thì chỉ nhà vua trách phạt bề tôi một cách nghiêm khắc, đề phòng bề tôi đổi trắng thay đen, thật giả lẫn lộn.

Liên hệ

Nhất thính trách hạ

Nhà vua lắng nghe từng ý kiến của bề tôi thì có thể phân biệt rõ người ngu xuẩn và thông minh. Nhà vua trách phạt bề tôi thì bề tôi không thể đổi trắng thay đen.

“Thật giả lẫn lộn” vốn là một câu thành ngữ quen thuộc với tất cả mọi nguời, nhưng không phải ai cũng biết rằng, Hàn Phi Tử lấy câu thành ngữ này làm ví dụ giải thích rõ mưu trí “lắng nghe từng ý kiến của bề tôi, trách phạt bề tôi”.

Hàn Phi Tử nói, Tề Tuyên vương thích nghe hợp tấu kèn vu, nên lập đội nhạc công lên đến ba trăm người, nghe cho đã, trong đó có Nam Quách. Do Nam Quách biết lấy lòng Tuyên vương nên được Tuyên vương rất yêu quý và ban thưởng hậu hĩnh. Sau này Tề Tuyên vương mất, Tề Mẫn vương nối ngôi, ông cũng thích nghe kèn vu, nhưng khác với tiên vương, ông chỉ thích nghe từng người độc tấu. Nam Quách thấy vậy liền bỏ trốn. Hàn Phi Tử còn ghi lại một ý kiến khác là:

Tề Mẫn vương nói: Bao nhiêu người cùng thổi kèn vu một lúc, ta làm sao biết được người nào thổi hay, người nào thôi dở. 

Điền Nghiêm dáp: Vậy đại vương hãy nghe từng người thổi kèn vu. 

Hiện nay câu “thật giả lẫn lộn” được dùng để chỉ người không có bản lĩnh trà trộn vào trong đám người có bản lĩnh. Nhưng ở đây, Hàn Phi Tử kể lại câu chuyện này không nhằm mục đích chỉ trích.

Nam Quách, thực chất ông muốn phê bình Tề Tuyên vương không biết cân nhắc dùng người, cụ thể là không biết sử dụng kế “nhất thính trách hạ”. Nam Quách tự cho mình biết thổi kèn nên lợi dụng địa vị của mình, trà trộn người thật sự biết thổi kèn vu và người không biết thổi kèn vu vào một đội nhạc, vì thế Tề Tuyên vương không thể phân biệt được kẻ ngu và người trí, bị người ta che mắt. 

Quân đội ba nước Hàn, Nguỵ, Tề đã tiến đến cửa Hàm Cốc, Tần Chiêu Tương hỏi Lâu Hoãn: Quân đội ba nước đã tiến sâu vào nước ta rồi! Ta định cắt vùng đất phía Đông sông Hoàng Hà để giảng hoà với họ, khanh thấy thế nào?

Lâu Hoãn đáp: Cắt vùng đất phía Đông sông Hoàng Hà là một tổn thất rất lớn, nhưng lại có công trạng vĩ đại trong việc giúp đất nước thoát khỏi hoạn nạn. Quyết sách này thuộc trách nhiệm của thúc bá, huynh đệ đại vương, sao đại vương không cho gọi Tị công tử tới hỏi?

Tương vương triệu Tị công tử vào cung hỏi chuyện này, Tị công tử trả lời: Giảng hoà cũng hối hận mà không giảng hoà cũng hối hận. Nếu bây giờ đại vương cắt vùng đất phía Đông sông Hoàng Hà để cầu hoà, sau khi quân đội ba nước rút lui, chắc chắn đại vương sẽ nói: “Sớm muộn gì quân đội ba nước cũng rời đi, tự dưng ta tặng không cho họ ba thành ấp”. Còn nếu đại vương không giảng hoà với họ, đại vương sẽ nói: “Tất cả là tại ta không dâng ba thành ấp cho họ”.Bởi vậy thần mới nói: “Đại vương giảng hoà cũng hối hận mà không giảng hoà cũng hối hận”. 

Tân Chiêu Tương vuơng nói: Nếu đã hối hận thì thà hối hận vì mất ba thành ấp còn hơn là để đất nước gặp nguy vong rồi mới hối hận. Ta quyết định giang hoà với họ.

Tần chiêu Tương vương đưa ra quyết định này sau khi lắng nghe ý kiến của nhiều bên. Như vậy, dù sau này ông có thật sự hối hận đi nữa thì ông cũng đã có sự chuẩn bị chu đáo cho sự “hối hận” ấy,không đến nỗi lúng túng khó xử.

Hàn Phi Tử - Nội trữ thuyết thượng - Thất thuật

Nhất thính tắc ngu trí bất phân, trách hạ tắc nhân thần bất tham. 

Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Lắng nghe từng ý kiến của bề tôi, trách phạt bề tôi

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.17634 sec| 1084.844 kb