Luật sư lập kế hoạch hỏi trước khi ra phiên tòa phúc thẩm

02/05/2021
Phạm Gia Minh
Phạm Gia Minh
Lập kế hoạch tham gia xét hỏi là một trong những công việc mà luật sự cân chuẩn bị trước khi ra phiên tòa phúc thẩm. Trên thực tế, một số quan tâm đến công việc này dẫn đến tình trạng bị động, lúng túng khi được chủ tọa mời tham gia xét hỏi phiên tòa.

1- Luật sư lập kế hoạch hỏi trước khi ra phiên tòa phúc thẩm

Lập kế hoạch tham gia xét hỏi là một trong những công việc mà luật sự cân chuẩn bị trước khi ra phiên tòa phúc thẩm. Trên thực tế, luật sư không quan tâm đến công việc này dẫn đến tình trạng bị động, lúng túng khi được chủ tọa mời tham gia xét hỏi phiên tòa, không hỏi hoặc hỏi những câu không liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, đến việc bào chữa, bảo vệ cho khách hàng.

Mục đích hỏi của luật sư là làm rõ những vấn đề có liên kháng cáo, kháng nghị, đến quyền lợi của khách hàng mà luật sư nhận bào chữa, bảo vệ nên cần xác định rõ những nội dung và đối tượng cần hỏi.

Yêu cầu của kế hoạch tham gia xét hỏi là bám sát yêu cầu, căn cứ kháng cáo, kháng nghị. Tùy theo luật sư là người bào chữa hay bảo vệ cho ai mà có kế hoạch xét hỏi cho phù hợp. Tuy nhiên, kế hoạch xét hỏi phải quan đến đảm bảo:

Nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan: Luật sư không quả vì quyền lợi của khách hàng mà cố tình hỏi để dẫn dắt họ khai sai sự thật. Luật sư cũng không được hỏi để làm xấu đi tình trạng của khách hàng mà mình nhận bào chữa, bảo vệ.

Kế hoạch tham gia xét hỏi phải rõ ràng, cụ thể. Câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời, phù hợp với đối tượng, tránh hỏi câu dài, phức tạp, cầu nhiều nghĩa, không phù hợp với đối tượng hỏi. Xác định rõ số người cần hỏi; phạm vi xét hỏi với từng người. Do tính chất của phúc thẩm khác sơ thẩm nên khi chuẩn bị câu hỏi cần chú ý hỏi đúng trọng tâm, tùy thuộc vào yêu cầu kháng cáo của khách hàng, cụ thể:

+ Nếu bị cáo kháng cáo, hỏi làm rõ lý do kháng cáo, chứng cứ chứng minh việc kháng cáo là có căn cứ.

+ Nếu bị cáo kêu oan, hỏi làm rõ sự thật của vụ án.

+ Nếu bị cáo xin giảm nhẹ, hỏi làm rõ những tình tiết giảm nhẹ chưa được cấp sơ thẩm xem xét, hỏi làm rõ những tình tiết mới, chứng cứ bổ trong giai đoạn phúc thẩm.

+ Nếu cáo không kháng cáo mà bị kháng cáo, kháng nghị theo sung hướng bất lợi, hỏi tạo cơ hội cho bị cáo trình bày sự việc, đưa ra chứng cứ chứng minh rằng việc kháng cáo, kháng nghị đó là không có căn cứ.

Nếu bảo vệ cho bị hại có kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt với bị cáo hoặc tăng bồi thường với bị cáo:

+ Hỏi để làm rõ tính chất nghiêm trọng trong hành vi của bị cáo.

+ Hỏi để làm rõ thêm những tình tiết tăng nặng, tình tiết định khung mà cấp sơ thẩm chưa xem xét.

+ Hỏi để làm rõ những thiệt hại thực tế chưa được cấp sơ thẩm xem xét.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Những công việc luật sư chuẩn bị khác trước khi ra phiên tòa phúc thẩm

Đọc lại luận cứ bào chữa, bảo vệ đã chuẩn bị: Khi chuẩn bị luận cứ bào chữa, bảo vệ ở phiên tòa phúc thẩm dù cho luật sư có cẩn thận đến đâu cũng không phải đã là đầy đủ và hoàn chỉnh nhất. Vì vậy trước khi ra phiên tòa, luật sư cần phải đọc lại bản luận cứ bào chữa, bảo vệ, xem xét việc bổ sung, sửa đổi luận cứ, cách sắp xếp ý tưởng, các thuật ngữ pháp lý, các lập luận và vấn đề trọng tâm cần chứng minh.

Chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ sẽ sử dụng để chứng minh cho lập | luận trong luận cứ bào chữa, bảo vệ. Kỹ năng lập luận của luật sự là sử dụng thành công các công cụ lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng). Để luận cứ bào chữa, bảo vệ có sức thuyết phục, luật sư cần sử dụng tốt các công cụ này. Luật sư cần chuẩn bị trước những tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những lý lẽ mà mình đã đưa ra. Vì vậy, cần lựa chọn các tài liệu, chứng cử sử dụng tại tòa; sắp xếp thành tập riêng theo thứ tự trình bày của luận cứ; đánh dấu vào những đoạn sẽ sử dụng để khi trình bày cần minh họa đoạn nào sẽ có ngay.

Chuẩn bị văn bản pháp luật cần viện dẫn trong luận cứ. Tùy theo luận cứ bào chữa, bảo vệ của luật sư, liên quan đến văn bản pháp luật nào luật sự cũng cần chuẩn bị trước. Sắp xếp thành những tập riêng, đánh dấu vào đoạn cần viện dẫn trong luận cứ để khi cần thiết có thể tìm kiếm dễ dàng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Luật sư lập kế hoạch hỏi trước khi ra phiên tòa phúc thẩm được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Luật sư lập kế hoạch hỏi trước khi ra phiên tòa phúc thẩm có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Luật sư lập kế hoạch hỏi trước khi ra phiên tòa phúc thẩm

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.26084 sec| 955.039 kb