Logistic và những vấn đề pháp lý cơ bản cho doanh nghiệp

25/08/2024
Phạm Huyền My
Phạm Huyền My
Với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, có thể nói ngành dịch vụ Logistic đã trở thành một trong những tâm điểm của sự phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ khi đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu trong kinh doanh và phát triển của mỗi quốc gia. Vậy nên việc hiểu rõ những vấn đề pháp lý cơ bản là rất quan trọng đối với doanh nghiệp nhằm cập nhật nhanh nhất cũng như tiến bộ trong quá trình phát triển tại thời đại công nghệ hoá, hiện đại hoá ngày nay [c] Điểm cần lưu ý Pháp luật đối với logistics cho doanh nghiệp bao gồm một loạt các quy định và điều khoản nhằm điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực logistics, từ vận chuyển, lưu kho, đến phân phối hàng hóa. Các doanh nghiệp logistics phải tuân thủ các luật về hải quan, vận tải đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không. Ngoài ra, còn có các quy định về an toàn hàng hóa, bảo vệ môi trường, và các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển. Doanh nghiệp cần chú ý đến các thỏa thuận quốc tế như Incoterms, cũng như các quy định về thuế và thương mại quốc tế. Sự tuân thủ pháp luật không chỉ giúp doanh nghiệp tránh các rủi ro pháp lý mà còn tăng cường uy tín và hiệu quả hoạt động. 4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest [a] Bài viết Tổng quan về bản phân tích pháp lý tiếng anh được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. [b] Bài viết Tổng quan về bản phân tích pháp lý tiếng anh có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết. [c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

1- Khái niệm về logistic và dịch vụ logistic

Trong tiếng Hy Lạp cổ từ “logistikos” có nghĩa là “kỹ năng tính toán”, về sau đó thì từ này được hiểu là “hậu cần” theo như định nghĩa trong từ điển Oxford tiếng Anh. 

Cho đến nay “logistics” được hiểu là “quản lý và kiểm soát dịch chuyển hàng hóa, thông tin cùng các dịch vụ khác liên quan đến sản phẩm và con người.” Như vậy “logistics” là dịch vụ kết nối thông tin, vận tải kiểm kê hàng hóa, v.v…

2- Vai trò với nền kinh tế

[a] Lợi nhuận khổng lồ

Ngành logistics mang lại một nguồn thu khổng lồ khi đóng góp đến 10% GDP cho những nước phát triển như Mỹ, Trung và đến 30% cho những nước đang phát triển có thể kể đến là Việt Nam,...

 

[b] Thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các quốc gia

Với nguyên lý khi chi phí cho dịch vụ logistic càng nhỏ thì lợi thế cạnh tranh lại càng lớn, và vòng đời của sản phẩm càng ngày càng được rút ngắn đi, khiến cho dịch vụ logistics trở thành một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh mãnh liệt giữa các quốc gia với nhau trong việc chuyển giao hàng hóa.

 

[c] Vai trò lưu thông, phân phối

Nhờ vào logistics, hiệu quả kinh tế cao thì 15 - 20% GDP sẽ phụ thuộc vào việc lưu thông, phân phối, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Có thể lấy ví dụ như các khu vực như Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương với chất lượng dịch vụ logistics tốt thì sẽ đem lại hiệu xuất kinh tế xã hội cao.

 

[d] Giải quyết bài toán đầu ra đầu vào cho doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, ngành logistics đóng một vai trò thiết yếu và chủ chốt trong việc giải quyết các bài toán đầu vào và đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả. Với việc thực hiện logistics tốt sẽ giúp doanh nghiệp có thể thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào, tối ưu quá trình vận chuyển hàng hóa và các loại vật liệu. Đồng thời cắt giảm được các chi phí và tăng khả năng cạnh tranh hiệu quả.

 

3- Pháp luật đối với logistics cho doanh nghiệp

[a] Đa dạng pháp luật

Do ngành logistics là một ngành nghề đa dạng trải dài trên nhiều giai đoạn, công đoạn và lĩnh vực trong chuỗi cung ứng, dẫn đến việc pháp luật để điều chỉnh ngành logistics là một tổ hợp tổng thể của các quy phạm pháp luật hiện hành đan chéo và phối hợp với nhau như: Bộ luật Dân sự, Luật Giao thông đường bộ, Luật Thương mại,v.v…

Ngoài ra, việc vận hành logistics không chỉ giới hạn trong một vùng quốc gia hoặc lãnh thổ nhất định mà sẽ kết nối đa quốc gia nên nó sẽ gắn liền với luật thương mại quốc tế. Dẫn đến việc ngành logistics cũng sẽ bị điều chỉnh và ảnh hưởng không chỉ bởi luật quốc gia mà còn bởi các công ước quốc tế, hiệp định thương mại giữa các quốc gia. Có thể kể đến như: Công ước Hamburg của Liên Hợp Quốc hay các FTA giữa các quốc gia với nhau.

 

[b] Các vấn đề liên quan đến dịch vụ pháp luật của ngành logistics

Trước tiên, pháp luật hiện hành quy định về logistics không được rõ ràng về các vấn đề như quản lý, vận chuyển hàng hóa hay lưu trữ hàng hóa. Dẫn đến việc tìm hiểu để nắm rõ và áp dụng pháp luật trở nên khó khăn phức tạp, cũng như mâu thuẫn cho doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng cho logistics.

Bên cạnh đó, các thủ tục hải quan và quy định xuất nhập khẩu vẫn luôn là một khó khăn và thách thức lớn đối với các doanh nghiệp logistics. Việc này tạo nên một sự thiếu tính nhất quán trong quản lý và giám sát ngành logistics, gây thêm khó khăn trong việc hiện thực hóa các quy định

Hơn nữa, việc thiếu sự phối hợp và hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và các cơ quan hành chính pháp luật dẫn đến việc không đồng đều trong khâu xử lý và quản lý gây ra sự gia tăng trong chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp logistics, gây giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

0 bình luận, đánh giá về Logistic và những vấn đề pháp lý cơ bản cho doanh nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.21861 sec| 965.406 kb