Kỹ năng của Luật sư khi tiếp xúc khách hàng về bạo lực gia đình

"Công lý mà tình yêu mang lại là sự đầu hàng, công lý mà luật pháp mang lại là sự trừng phạt."

- Mahatma Gandhi -

Kỹ năng của Luật sư khi tiếp xúc khách hàng về bạo lực gia đình

Luật sư cần chuẩn bị tốt các khâu khi gặp gỡ, tiếp xúc trao đổi với người bị hại hoặc người bị buộc tội, phải nắm bắt các thông tin về sự nhận thức cũng như diễn biến tâm lý của bị hại hoặc người bị buộc tội, nội dung trao đổi khuyên hai bên bình tĩnh kể lại một cách rõ ràng và nguyện vọng, yêu cầu của bị hại hay người bị buộc tội.

Xem xét về thái độ ứng xử của hai chủ thể là bị hại hoặc bị buộc tội diễn biến ra sao từ đó đưa ra lời khuyên, phương thức giải quyết có lợi nhất và điều chỉnh hành vi đúng đắn.

Liên hệ

I- GẶP GỠ, TRAO ĐỎI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ BỊ HẠI

1- Gặp gỡ, trao đổi với khách hàng là bị hại

Bị hại trong các vụ án về Bạo lực gia đình có thể là bất kể ai là thành viên trong gia đình, nhưng phổ biến nhất là phụ nữ và trẻ em. Bên cạnh những đặc điểm về nhận thức và diễn biến tâm lý phức tạp như đã trình bày thì những đặc điểm về giới tính và lứa tuổi cũng là những đặc điểm Luật sư cần lưu ý khi gặp gỡ, trao đổi với bị hại.

Để thực hiện tốt, đạt hiệu quả khi gặp gỡ, trao đổi với bị hại, ngoài những thông tin về nhân thân, về mối quan hệ với người có hành vi bạo hành, Luật sư cần phải nắm bắt các thông tin về sự nhận thức cũng như diễn biến tâm lý của bị hại. Thực tế cho thấy, khi bị bạo hành bị hại thường có những diễn biến tâm lý sau:

(i) Nhiều trường hợp bị hại chỉ mong muốn được bảo vệ trước hành vi bạo hành, nhưng lại không muốn người có hành vi bạo hành bị pháp luật trừng trị, vì vậy không sẵn sàng cung cấp thông tin,không muốn tham gia vào quá trình tố tụng, có thể thay đổi lời khai và yêu cầu ban đầu, thậm chí là phủ nhận những gì đã trình báo; Ngược lại, có bị hại có thái độ giận dữ, cương quyết yêu cầu phải xử lý theo pháp luật người có hành vi bạo hành. Để đạt được mong muốn này, họ tích cực khai báo, cung cấp chứng cứ tài liệu, sẵn sàng tham gia các hoạt động tố tụng;

(ii) Có bị hại có thái độ e dè, lưỡng lự trước việc yêu cầu hay không yêu cầu xử lý người bạo hành theo quy định của pháp luật. Có thể họ lo sợ bị tiếp tục bạo hành, bị thành viên khác của gia đình lên án hoặc cô lập. Có nạn nhân đã tố cáo hành vi bạo lực nhiều lần nhưng không được giải quyết dứt điểm nên không còn tin tưởng vào khả năng giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.

(iii) Có bị hại chỉ muốn/chấp nhận khai báo về hành vi bạo hành đã bị phát hiện hoặc đã trình báo, tố giác nhưng không muốn khai báo về cả quá trình bị bạo hành (mặc dù bị bạo hành kéo dài) hoặc không muốn khai báo về nguyên nhân bị bạo hành, đặc biệt là khi bị bạo hành về tình dục.

(iv) Sự phức tạp trong nhận thức và diễn biến tâm lý của bị hại đòi hỏi Luật sư khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng cần có thái độ, kỹ năng giao tiếp phù hợp.

2- Giao tiếp ban đầu

Luật sư cần thực hiện tốt khâu tiếp xúc ban đầu với bị hại trước khi trao đổi những vấn đề cụ thể. Trước tiên, Luật sư cần thể hiện sự quan tâm, đồng cảm, chia sẻ với hoàn cảnh của bị hại. Luật sư cần hỏi thăm về tình hình sức khỏe, trạng thái cảm xúc, tâm lý, hoàn cảnh gia đình... của bị hại. Trường hợp bị hại quá xúc động, uất ức mà không thể trình bày hoặc trình bày một cách lộn xộn, dài dòng thì Luật sư cần an ủi, chờ một khoảng thời gian để bị hại bình tĩnh, không nên ngay lập tức “cắt mạch cảm xúc” hay có những lời nói, cử chỉ làm bị hại xúc động, luống cuống hơn.

Đối với bị hại là trẻ em, Luật sư cần trao đổi với cha mẹ hoặc người thân của đứa trẻ để có sự phối hợp khi tiếp xúc, trao đổi; khi cần thiết có thể nhờ họ động viên, hỗ trợ đứa trẻ trả lời những vấn đề mà luật sư trao đổi. Luật sư cần kiên nhẫn, chịu khó lắng nghe, chấp nhận những cảm xúc của đứa trẻ và không được bộc lộ sự nôn nóng, khó chịu, thúc ép đứa trẻ khai báo. Trường hợp trẻ tỏ ra căng thẳng, không muốn trình bày, Luật sư nên bình tĩnh quan sát trẻ, nhẹ nhàng khuyến khích trẻ kể từng tình tiết của sự việc thay vì việc hỏi chung chung “cháu hãy kể toàn bộ xem nào!”. Chính sự tôn trọng và kiên nhẫn của Luật sư sẽ giúp trẻ cảm thấy an tâm, tin cậy và có thể trình bày vấn đề cùng Luật sư. Trong quá trình trao đổi, Luật sư cần duy trì sự quan tâm bằng các câu hỏi, bằng thái độ, cử chỉ thể hiện sự chia sẻ với bị hại, tuyệt đối tránh tỏ ra xao lãng hay “giật mình” yêu cầu bị hại nói lại sự việc vì Luật sư không lắng nghe.

3-  Nội dung trao đổi

Tùy theo từng trường hợp vụ việc cụ thể, Luật sư xác định những nội dung cần trao đổi. Tuy nhiên, Luật sư cần trao đổi để tìm hiểu một số nội dung cơ bản sau: Về các đặc điểm nhân thân của bị hại, như: tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, điều kiện sống và mối quan hệ với người có hành vi bạo hành...; Về hoàn cảnh gia đình bị hại, như: các thành viên trong gia đình (tuổi, nghề nghiệp...), điều kiện kinh tế, mối quan hệ giữa các thành viên...

4- Về hành vi bạo lực đối với bị hại

Đây là nội dung quan trọng nhất, chủ yếu nhất cần trao đổi. Luật sư cần phải trao đổi cụ thể, chi tiết về nhiều vấn đề, như: hành vi bạo lực cụ thể là gì, diễn biến như thế nào; gây ra hậu quả gì; xảy ra khi nào, ở đâu; xảy ra một lần hay nhiều lần; có ai là người chứng kiến... Luật sư cần hết sức lưu ý hỏi bị hại để tìm hiểu nguyên nhân của hành vi bạo hành, thái độ và phản ứng trước hành vi bạo lực của các thành viên khác trong gia đình (nếu có) và sự quan tâm, xử lý của chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương.

5- Về nguyện vọng, yêu cầu của bị hại

Như đã nêu, nạn nhân của hành vi Bạo hành gia đình, đặc biệt nạn nhân là phụ nữ và trẻ em khi bị bạo hành có nhận thức, diễn biến tâm lý và cư xử rất phức tạp, dễ bị thay đổi. Vì vậy, Luật sư cần hết sức lưu ý khi trao đổi với bị hại về nguyện vọng, yêu cầu của họ.

(i) Trường hợp nạn nhân khi bị bạo hành đã trình báo, tố giác nhưng sau đó chính nạn nhân (phần lớn là người phụ nữ khi bị chồng bạo hành) lại không muốn người có hành vi bạo hành bị pháp luật xử lý, Luật sư cần khéo léo phân tích để họ có được sự nhận thức đúng đắn, từ đó đưa ra quyết định phù hợp. Nếu hành vi bạo hành mới diễn ra lần đầu, tính chất và mức độ chưa thật sự nghiêm trọng, người bạo hành có thái độ ăn năn, hối lỗi, gia đình và chính quyền địa phương quan tâm bảo vệ bị hại thì Luật sư nên ủng hộ bị hại nếu họ có thái độ tha thứ, chấp nhận hòa giải. Tuy nhiên, nếu hành vi bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng, đã cấu thành tội phạm hoặc đã xảy ra nhiều lần trong một thời gian dài, nguyên nhân dẫn đến bạo hành là trầm trọng... thì Luật sư cần phân tích để bị hại có yêu cầu xử lý người bạo hành theo quy định của pháp luật.

(ii)Trong trường hợp bị hại quyết tâm và có yêu cầu, Luật sư có thể tư vấn và giúp họ thực hiện những công việc cân thiết để tố cáo và tham gia vào quá trình tố tụng.

Việc trao đổi, thuyết phục bị hại khi bị Bạo lực gia đình tố cáo, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật người có hành vi bạo hành, cũng chính là người thân của họ là một việc tế nhị, khó khăn, dễ bị thay đổi. Luật sư nên phối hợp với các thành viên khác của gia đình hoặc chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương gặp gỡ, trao đổi giúp bị hại có được sự nhận thức và quyết định đúng đắn.

Đề xuất các biện pháp bảo vệ cho người bị hại: những vụ án bạo lực, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em đều để lại hậu quà rất nặng nề. Bị hại không chỉ bị tổn thương về thể chất mà còn luôn sống trong sợ hãi và ám ảnh. Việc khởi tổ, điều tra đối với bị can không phải khi nào cũng chấm dứt nguy cơ bạo lực đối với bị hại mà có trường hợp còn dẫn tới nguy cơ, đe dọa lớn hơn. Thực tế, sau thời điểm khởi tố vụ án về bạo lực gia đình, bị hại có thể tiếp tục phải chịu sự bạo hành của bị can (không bị áp dụng biện pháp tạm giam) hoặc từ các thành viên khác trong gia đình (ví dụ: bố mẹ chồng...). Bởi vậy, ngay từ thời điểm tham gia tố tụng trong vụ án, Luật sư cần tìm hiểu nguy cơ hành vi bạo lực gia đình sẽ tiếp diễn để đề xuất các biện pháp bảo vệ thân chủ. Luật sư cần tìm hiểu thông tin từ khách hàng, từ những người liên quan để xác định nguy cơ tiếp diễn các hành vi bạo lực gia đình và có những đề xuất phù hợp nhằm ngăn chặn nguy cơ này như: đề xuất cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam với bị can; yêu cầu sự trợ giúp từ các cơ sở trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình theo quy định tại Mục 2 Chương III Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022

II- GẶP GỠ, TRAO ĐỔI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI

1- Tiếp xúc với người bị buộc tội

Cũng giống như bị hại, người có hành vi bạo hành có nhận thức và diễn biến tâm lý phức tạp. Thái độ và cách cư xử của mỗi một người ở thời điểm trước, trong và sau khi thực hiện hành vi bạo hành có sự khác nhau.

- Có người sau khi bạo hành có thái độ hối hận, ăn năn hối lỗi, tích cực khăc phục hậu quả;

- Có người không nhận thức được lỗi lầm vì cho rằng hành vi bạo hành là bình thường, thậm chí là đúng đắn, cần phải thực hiện; có người tiếp tục có thái độ hung hãn, đe dọa tiếp tục bạo hành hoặc có thái độ, cư xử có tính chất thù nghịch, khủng bố những người bảo vệ nạn nhân, lên án hành vi bạo hành;

- Có người hết sức hoảng sợ vì lo ngại sẽ bị pháp luật trừng trị...

Tùy thuộc từng người cụ thể, từng trường hợp cụ thể mà Luật sư có sự tiếp xúc, trao đổi phù hợp để họ nhận thức được hành vi bạo hành là sai trái và vi phạm pháp luật, cần phải có sự hối lỗi và tích cực khắc phục hậu quả. Trong trường hợp hành vi bạo hành có khả năng hoặc đã bị truy cứu Trách nhiệm hình sự thì họ phải có cư xử phù hợp, hối lỗi và tích cực hợp tác với cơ quan tố tụng.

2- Nội dung trao đổi

Tùy thuộc vào từng người cụ thể, trường hợp cụ thể Luật sư xác định những vấn đề cần trao đổi. Tuy nhiên, Luật sư cần trao đổi để làm rõ những vấn đề cơ bản sau: về các đặc điểm nhân thân, như: tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, điều kiện sống và mối quan hệ với người bị bạo hành...; về hoàn cảnh gia đình của người bị buộc tội chung sống, như: các thành viên trong gia đình (tuổi, nghề nghiệp,...), điều kiện kinh tế, mối quan hệ giữa các thành viên...;

3- Về hành vi bạo hành đã thực hiện

Cũng như khi trao đổi với bị hại, đây là nội dung chủ yếu nhất Luật sư cần trao đổi với người bị buộc tội. Cụ thể, cần trao đổi để làm rõ: hành vi bạo lực cụ thể là gì, diễn biến như thế nào; gây ra hậu quả gì; xảy ra khi nào, ở đâu; xảy ra một lần hay nhiều lần; có ai là người chứng kiến... Luật sư cần hết sức lưu ý hỏi đề tìm hiểu nguyên nhân của hành vi bạo hành. Thực tế cho thấy, khi chưa có chứng cứ rõ ràng, người có hành vi bạo hành thường không chịu thừa nhận hoặc khai báo sai sự thật, kể ca đối với Luật sư bào chữa, nhằm che giấu hoặc giảm bớt tính chất và mức độ bạo hành của hành vi, đặc biệt là về nguyên nhân dẫn đến bạo hành.

Một vấn đề cũng hết sức quan trọng là Luật sư cần phải trao đổi để làm rõ nhận thức và thái độ của người có hành vi bạo hành. Trên cơ sơ này, Luật sư có sự trao đổi và tư vấn cách cư xử phù hợp và có lợi cho họ.

4- Về nguyện vọng và cách cư xử của người bị buộc tội

Các trường hợp bạo hành diễn ra rất đa dạng, về tính chất và mức độ bạo hành; về nguyên nhân dẫn đến bạo hành; về thái độ của người bạo hành, nạn nhân và các thành viên khác trong gia đình... Có trường hợp hành vi bạo hành đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm, thậm chí được xác định thuộc trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; có trường hợp tuy cấu thành tội phạm nhưng việc khởi tố vụ án theo quy định lại phụ thuộc vào yêu cầu của người bị hại. Vì vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, đặc biệt là tùy thuộc vào mong muốn, yêu cầu của người bị buộc tội mà Luật sư có sự trao đổi, tư vấn cho họ cách cư xử phù hợp, cần thiết.

(i) Trường hợp người có hành vi bạo hành nhận thức rõ sự sai trái, có sự ăn năn, có nguyện vọng được người bị bạo hành và gia đình tha thứ, đồng thời hành vi bạo hành không gây hậu quả nghiêm trọng, Luật sư cần trao đổi và tư vấn cho họ tích cực khắc phục hậu quả, có những hành động thể hiện sự hối hận ăn năn. Luật sư có thể tư vấn giúp họ để có được sự tha thứ từ phía người bị bạo hành và gia đình, hòa giải với nhau hoặc thuyết phục bị hại không gửi đơn hoặc rút đơn yêu cầu khởi tố, xử lý theo quy định của pháp luật;

(ii) Trường hợp hành vi đã cấu thành tội phạm, đã bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố, điều tra thì Luật sư cần trao đổi và tư vấn cho người bị buộc tội để họ có thái độ, cư xử phù hợp, có lợi. Ngoài việc cần phải có thái độ hối hận, ăn năn và thành khẩn khai báo, tích cực khắc phục hậu quả thì Luật sư cần thuyết phục người bị buộc tội vẫn phải có cư xử đúng mực với người bị bạo hành, kể cả khi việc tố cáo và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật là do chính người bị bạo hành thực hiện. Thái độ và sự tha thứ của người bị bạo hành trong mọi trường hợp đều có ý nghĩa giảm nhẹ lỗi lầm cũng như trách nhiệm của người có hành vi bạo hành.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của Luật sư khi tiếp xúc khách hàng về bạo lực gia đình

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.07822 sec| 1138.109 kb