Luật sư trong khởi tố, điều tra, truy tố tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người

"Tri thưc đi lệch khỏi công lý có thể gọi là sự xảo quyệt hơn là trí tuệ"

- Marcus Tullius cicero

Luật sư trong khởi tố, điều tra, truy tố tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, với tư cách là người bào chữa cho người bị buộc tội và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự, Luật sư được tham gia vào quá trình giải quyết vụ án. Để hoạt động bào chữa và bảo vệ đúng quy định và đạt hiệu quả, Luật sư cần nắm vững các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, trong đó có các quy định về quyền và nghĩa vụ của Luật sư cũng như quyền và nghĩa vụ của người được bào chữa hoặc bảo vệ; Đồng thời phải có kỹ năng phù hợp với đặc điểm của vụ án hình sự nói chung, các vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khòe, nhân phẩm, danh dự con người nói riêng.

Liên hệ

1- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ VỤ ÁN:

- Với tư cách là Luật sư bào chữa

+ Trước khi vụ án được khởi tố, nếu Luật sư có được những chứng cứ, tài liệu do Luật sư thu thập hay do khách hàng cung cấp thể hiện chưa đủ cơ sở để khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì phải cung cấp ngay cho cơ quan có thẩm quyền để các cơ quan này xem xét. Thực thể cho thấy có nhiều trường hợp do các nguyên nhân như bị áp lực với dư luận xã hội hoặc của phía bị hại hay do nóng vội... mà cơ quan tố tụng đã vội vàng khởi tố vụ án, khởi tố bị can mặc dù chỉ mới có lời tố cáo của bị hại, thiểu những chứng cứ vật chất chứng minh hành vi phạm tội như chưa có kết quả giám định pháp y, chưa thu giữ được vật chứng hoặc không có lời khai của người làm chứng...;

+ Khi đã có quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can thì Luật sư phải kiểm tra về căn cứ, thẩm quyền và trình tự khởi tố. Đặc biệt, cần hết sức chú ý kiểm tra các nguồn chứng cứ được sử dụng làm cơ sở cho căn cứ khởi tố vụ án có tính chất đặc thù của nhóm tội, như: Kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; Kết luận giám định pháp y; Các lời khai của bị hại, của người làm chứng... Luật sư không chì kiểm tra các thuộc tính (tính xác thực, tính liên quan và tính hợp pháp) của các nguồn chứng cứ này mà còn phải đối chiếu với các quy định của bộ luật hình sự để xem xét có hay không căn cứ để khởi tổ vụ án, khởi tố bị can. Ví dụ: quy định về tỷ lệ % tổn hại sức khỏe trong các tội xâm phạm sức khỏe; hay quy định về độ tuổi của nạn nhân trong một sổ tội phạm...;
Đối với những vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại đương nhiên Luật sư phải kiểm tra có hay không yêu cầu khởi tố theo đúng quy định của bộ luật tố tụng hình sự;

+ Luật sư cũng cần phải đánh giá các chứng cứ và đối chiếu với các quy định của BLHS để xác định tội danh mà cơ quan tổ tụng áp dụng ghi trong các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đủng hay chưa, trong đó đặc biệt lưu ý đến những trường hợp hay có sự nhầm lẫn như đã nêu ở phần 1 của Chương này;

+ Trên cơ sở sự kiểm tra, đánh giá các nguồn chứng cử do cơ quan tố tụng thu thập và trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu do chính Luật sư thu thập hoặc do khách hàng cung cấp, đòi chiêu với quy định của BLHS và BLTTHS, Luật sư cần có những đề xuất, kiến nghị kịp thời với cơ quan tố tụng để bào chữa cho người bị buộc tội ngay giai đoạn này. Chẳng hạn: Đề xuất triệu tập và lấy lời khai của người làm chúng; Đề xuất trưng cầu giám định; Kiên nghị không khởi tổ hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố; Kiến nghị thay đổi quyết định khởi tố; Kiến nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn được áp dụng ...

- Với tư cách là Luật sư bảo vệ

+ Luật sư cần cung cấp các nguồn chứng cứ, tài liệu do Luật sư thu thập được hoặc do khách hành cung cấp cho cơ quan tố tụng xem xét làm căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can;

+ Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, Luật sư giúp bị hại làm đơn yêu cầu khởi tố kèm theo các chứng cứ, tài liệu làm căn cứ;

+ Trong trường hợp vụ án và bị can đã được khởi tố thì Luật sư cần phải kiểm tra, đánh giá các nguồn chứng cứ và đối chiếu với quy định của bộ luật  hình sự và bộ luật tố tụng hình sự để xác định các quyết định khởi tố đã đúng quy định hay chưa và có đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại hay không. Ví dụ: Có đủ cơ sở bị can thực hiện hành vi giết người nhưng chỉ khởi tố về tội cố ý gây thương tích; Có nhiều người cùng thực hiện hành vi phạm tội, cùng gây thiệt hại cho bị hại nhưng chỉ có một người bị khởi tổ

+ Trong trường hợp cơ quan tố tụng không khởi tổ vụ án thì Luật sư cần phải xem xét căn cứ mà cơ quan tố tụng đã áp dụng để không khởi tố vụ án quy định tại Điều 157 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Ngoài những căn cứ chung đối với mọi vụ án thì cần đặc biệt lưu ý đến căn cứ “Không có sự việc phạm tội” và “Hành vi không cấu thành tội phạm”. Thực tiễn tố tụng cho thấy đây là các căn cứ được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng để không khởi tố vụ án có nhiều sai sót, đặc biệt là trong các vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá các nguồn chứng cứ và đối chiếu với quy định của bộ luật hình sự và bộ luật tố tụng hình sự, Luật sư cần có những đề xuất và kiến nghị kịp thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, như: Đề xuất trưng cầu giám định; Kiến nghị áp dụng các biện pháp điều tra, các biện pháp ngăn chặn cần thiết; Khiếu nại đối với quyết định không khởi tố vụ án 

2- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOAN ĐIỀU TRA VỤ ÁN 

Giai đoạn điều tra vụ án có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của giai đoạn này là thu thập chứng cứ để làm cơ sở (phương tiện) chứng minh các tình tiết của vụ án, do chủ thể chính của giai đoạn này là cơ quan điều tra thực hiện, đồng thời có sự tham gia của một số chủ thể tố tụng khác, trong đó có Luật sư.
bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 với xu hướng bảo đảm thực thi hơn nữa quyền con người và bảo đảm dân chủ trong tố tụng hình sự nên đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng so với bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, trong đó có những quy định liên quan đến giai đoạn điều tra. Một số nhưng sửa đổi, bổ sung quan trọng là về thủ tục đăng ký bào chữa (Điều 78 bộ luật tố tụng hình sự); về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa; về việc tham gia vào các hoạt động điều tra của người bào chữa và của những người tham gia tố tụng khác ... Những quy định sửa đổi, bổ sung của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã tạo thuận lợi rất lớn cho Luật sư khi tham gia vụ án để bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự.

Kỹ năng thu thập chứng cứ

Quy định quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa là một trong những điểm mới và rất tiến bộ của BLTTHS năm 2015. Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa được quy định tại Điều 81, Điều 88 và trong một số điều luật khác của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Quyền được thu thập chứng cứ là một trong những quyền rất quan trọng của quyền bào chữa, tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho Luật sư khi thực hiện các hoạt động bào chữa cho người bị buộc tội. Luật sư cần phải nắm vững các quy định của bộ luật tố tụng hình sự để tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ một cách hợp pháp và đạt hiệu quả, đặc biệt phải có kỹ năng thu thập phù hợp với tính đặc thù của từng tội phạm hoặc từng loại tội phạm cụ thể.

Ngoài những vấn để có tính chất chung như trong các vụ án hình sự, khi thu thập chứng cứ trong các vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Luật sư cần lưu ý:

- Cần bám sát các dấu hiệu đặc thù quy định trong cấu thành của các tội phạm để xác định nguồn chứng cứ cần thu thập nhăm bào chữa cho người bị buộc tội theo hướng không có tội hoặc chuyển sang tội danh nhẹ hơn, khung hình phạt nhẹ hơn.

Cụ thể:

+ Trong một số tội có quy định dấu hiệu độ tuổi của bị hại là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt, như “dưới 16 tuổi”, “từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi”, “dưới 13 tuổi”... Luật sư cần xem xét nguồn chứng cứ do cơ quan tố tụng thu thập có thể hiện rõ ràng dấu hiệu này hay không; Trường hợp chưa có hoặc có nhưng chưa rõ ràng hay có sự mâu thuẫn thì Luật sư cần phải tiến hành thu thập nguồn chứng cứ liên quan đến dấu hiệu này.

Ví dụ:
Nguyễn Văn T (22 tuổi) có hành vi giao cấu với em Lê Thị V, bị gia đình V bắt quả tang. Mặc dù T và V yêu nhau và tự nguyện quan hệ tình dục nhưng gia đình em V vần làm đơn tố cáo tới cơ quan điều tra của Công an huyện BA vì cho rằng TA đã có hành vi giao cấu với người dưới 16 tuổi, kèm theo đơn tố cáo có giấy khai sinh bản gốc của em V. Sau khi xem xét giấy khai sinh và xúc định tính đến thời điểm bị Tgỉao cấu, em V mới có 15 tuổi 7 tháng 16 ngày nên CQĐT của Công an huyện M đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn T về tội giao cấu với người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, sau khi được mẹ của T nhờ làm người bào chữa cho T, khi tiếp xúc với mẹ của T và một số người phụ nữ cùng xóm, Luật sư được những người này cho biết: ngày tháng năm sinh của em V được ghi trong giấy khai sinh là không đúng. Mẹ của T cho biết bà còn có một người con tên là G (là em kế của T) sinh cùng ngày với em V, cùng sinh ở Trạm y tế xã N; Tương tự, một phụ nữ cùng xóm cùng cho biết bà cùng có một người con sinh cùng ngày với em G và V. Theo đó, em V đã trên 16 tuổi vì theo giấy khai sinh của em V thì ngày tháng là đủng, những năm sinh thì sai, cụ thể là năm sinh của V đã bị ghi giảm 01 năm.Trong trường hợp này, Luật sư cần xác định là phải thu thập chửng cứ để chứng minh tuổi thật của em V. Do mới chỉ là thông tin mẹ của T và người hàng xóm cung cấp nên Luật sư cần phài tìm nguồn chứng cứ có giá trị pháp lý để chứng minh, trong đó có nguồn chứng cứ vô cùng quan trọng là giấy chứng sinh của em V do Trạm y tế xã N cấp. Nếu có đủ cơ sở chứng minh V đã đủ 16 tuổi thì có thể bào chữa cho T theo hướng không có tội.

+ Như đã nêu, hậu quả của nhóm tội phạm này có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe... và trên thực tế việc chứng minh gặp nhiều khó khăn và dễ xảy ra sai sót. Một số tội phạm có dấu hiệu định tội rất đặc trưng nên cũng cần hết sức phải chú ý. Luật sư cần nghiên cứu kỳ các nguồn chứng cứ đã được CQĐT thu thập để xác định có hay không sự mâu thuẫn hoặc sai sót để từ đó có hướng thu thập chứng cứ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự

Ví dụ:
Trần Văn Ch bị CQĐT Công an huyện T khởi tổ về tội giết người. Bước đầu  cơ quan điều tra xác định: Trong khi cùng nhau tát ao để bắt cá (chì có Ch và K), do có mâu thuần nên K đã dùng một đoạn cây dài 0,7m, đường kính 0,3 cm đập một nhát vào đầu K khiến K từ vong tại chỗ; Kết luận giám định pháp y cho thay K bị vờ hộp sọ, chết do dập não. CQĐTđã tiến hành khám nghiệm hiện trường vả thu giữ đoạn gậy có dính máu của K. Tuy nhiên, với tư cách là người bào chữa cho Ch Luật sư đã được Ch cho biết: Khi đang cài nhau thì chính K là người đã dùng một con dao dài, có chuôi bằng gỗ mà K luôn mang theo người lao đến chém Ch trước, nhưng do tay của K đang dinh bùn trơn tuột làm con dao văng xuống ao, mũi dao chi sợt qua căng tay của Ch gáy chảy máu; Ch đã nhặt đoạn gậy cây ngay ở đó đánh K, đúng lúc K bị mất đã chúi đầu xuống nên nhát đập đã trúng vào đâu của K. Ch cùng đã khai tình tiết này với cơ quan điều tra nhưng không được cơ quan điều tra ghi nhận và điều tra.Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự (Phần đào tạo tự chọn)

Rõ ràng đây là một thông tin quan trọng vì nếu đúng như vậy thì Ch dùng đoạn cây đánh K là ở trong tình thế phòng vệ chinh đáng do K đã dùng dao chém Ch trước; Điều đỏ cùng có nghĩa Ch không phạm tội giết người mà cỏ thể Ch không cỏ tội hoặc phạm tội giết người do vượt quả giới hạn của phòng vệ chinh đáng phụ thuộc vào việc hành vi chổng trà và hậu quả gảy ra cải chết của K có vượt quá giới hạn cán thiết để chấm dứt sự tấn công của K hay không. Đe có cơ sở xác định tình tiết này, Luật sư cần phải tìm cách thu giữ con dao của K cùng như các nguồn chứng cứ để chứng minh K hay mang con dao này theo bên người; Đồng thời phải cỏ biện pháp phù hợp để xác định thương tích trên căng tay của Ch.

-       Đối với những trường hợp phạm tội có sự phân biệt khó khăn và dễ nhầm lẫn với trường hợp phạm tội khác như đã nêu ở phần 1 của Chương này, Luật sư cần hết sức chú ý xem xét các chứng cứ CQĐT đã thu thập thể hiện ý thức chủ quan của người bị buộc tội, từ đó xác định sự cần thiết phải thu thập thêm các chứng cứ khác. Việc chứng minh ý thức chủ quan của một con người là hết sức khó khăn, phải dựa trên cơ sở nhiều chứng cứ khác nhau, trong đó có cả những chứng cứ trực tiếp và gián tiếp; Việc bỏ qua những chứng cứ gián tiếp hoặc đôi khi là những tình tiết nhỏ nhặt có thể khiến cho việc xác định ý thức chủ quan không chính xác, dẫn đến việc xác định tội danh sai.

-       Cần hết sức lưu ý là tuy bộ luật tố tụng hình sự đã quy định quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa nhưng đó là một quyền bị giới hạn vì không phải biện pháp thu thập chứng cứ nào quy định trong bộ luật tố tụng hình sự cũng cho phép người bào chữa sử dụng (xem Điều 88 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015); Đồng thời, thực tiễn cho thấy có nhiều lý do mà ngay cả những biện pháp mà người bào chữa được sử dụng nhưng khi thực hiện gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, bên cạnh những trường hợp Luật sư có thể tự mình chủ động thu thập thì trong những trường hợp gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện được Luật sư phải đề nghị cơ quan tố tụng thu thập theo quy định tại khoản 3 Điều 81 của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Chẳng hạn, như trong các tình huống nêu trên, Luật sư có thể đề nghị Trạm y tế xã M cung cấp giấy chứng sinh của em Lê Thị V, nêu Trạm y tế vì lý do nào đó không chịu cung cấp thì Luật sư cần để nghị với cơ quan điều tra có biện pháp thu thập; Tất nhiên, kèm theo đề nghị phải có lời trình bày của mẹ bị can T và người phụ nữ cùng xóm về việc giấy khai sinh của em V có ghi nhầm năm sinh của em; Hay Luật sư cần để nghị cơ quan điều tra tiến hành hỏi Chỉ để làm rõ thêm lời khai của Cha, tiến hành thu giữ con dao mà K đã sử dụng để chém Ch...

 Kỹ năng tham gia một số các hoạt động điều tra

Nhằm đảm bảo cho các hoạt động điều tra được tiến hành đúng với quy định của pháp luật, ngăn ngừa xảy ra vi phạm nên bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định các hoạt động điều tra do cơ quan điều tra tiến hành phải có sự kiểm ưa, giám sát của Viện kiểm sát và có sự tham gia của một số người, trong đó có người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Quy định này cũng là để nhằm thực hiện dân chủ trong tố tụng hình sự và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội cũng như của những người tham gia tố tụng. Trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì quyền được tham gia các hoạt động điều tra của Luật sư với tư cách là người bào chữa quy định tại Điều 73 và của luật sư với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự quy định tại Điều 84.

- Tham gia hoạt động hỏi cung bị can

Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được xác định có tính nguy hiểm cao cho xã hội nên phần lớn trong các vụ án bị can thường bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam. Vì vậy, tham gia hoạt động hỏi cung bị can là một trong những hoạt động quan trọng và phô biên của Luật sư trong các vụ án này.
Luật sư cần có một số lưu ý sau:

+ Trước khi tham gia buổi hỏi cung, Luật sư cần nắm các thông tin của vụ án, đặc biệt những vấn đề, tình tiết còn chưa được cơ quan điều tra chứng minh hoặc cỏ những mâu thuẫn, từ đó xác định những vấn đề, tình tiết cần phải làm rõ. Luật sư cũng cân tìm hiểu các đặc điểm nhân thân và trạng thái tâm lý của bị can để việc tiếp xúc và hồi bị can được tập trung và đạt hiệu quả;

+ Khi Điều tra viên hỏi bị can, Luật sư cần phải tập trung theo dõi, đối chiếu những nội dung hỏi và trả lời giữa Điều tra viên và bị can với những nội dung, tình tiết của vụ án mà Luật sư đã biết để từ đó xác định những nội dung, tình tiết mới hay có sự mâu thuẫn, xác định những vấn đề, tình tiết cần phải hỏi bị can;

+ Khi được hỏi bị can, Luật sư cần hỏi thăm sức khỏe của bị can, tình hình giam giữ, động viên bị can, giải thích pháp luật cho bị can nếu thấy cần thiết. Tùy theo từng vụ án cụ thể, tùy từng trường hợp phạm tội cụ thể mà Luật sư xác định những nội dung cần hỏi bị can. Tuy nhiên, trong các vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người Luật sư cần tập trung hỏi bị can để làm rõ các vấn đề như: Bị cắn cỏ hay không thực hiện hành vi phạm tội; Nếu có thì thực hiện như thế nào (diễn biến, thời gian, địa điểm thực hiện; công cụ, phương tiện thực hiện...); Ý thức chủ quan khi thực hiện hành vi; Động cơ, nguyên nhân phạm tội; Mối quan hệ giữa bị can và bị hại... Đặc biệt, Luật sư cần hỏi kỹ về những vấn đề, tình tiết có thể dẫn đến việc loại trừ hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can được quy định trong nhiều tội phạm thuộc nhóm tội phạm này.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự

- Kỹ năng tham gia một số hoạt động điều tra khác

Như đã nêu, một trong những sửa đổi, bổ sung của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là mở rộng quyền tham gia các hoạt động điều tra của người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự. Theo Điều 73, Điều 84 của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự được quyền “có mặt” hoặc “tham gia” các hoạt động như lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và một số hoạt động điều tra khác. Tuy nhiên, hoạt động điều tra khác là hoạt động nào lại không quy định rõ; Đồng thời, người bào chữa và người bảo vệ có vai trò gì, được làm gì khi “có mặt” hoặc “tham gia” các hoạt động cũng không được quy định cụ thể. Có thể nói đây là một hạn chế của BLTTHS năm 2015, gây khó khăn cho người bào chữa và người báo vệ khi tham gia các hoạt động điều tra.

Tuy nhiên, trên cơ sở các nguyên tắc và các quy định chung cua bộ luật tố tụng hình sự, trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của người bào chữa và người bảo vệ, khi “có mặt” hoặc khi “tham gia” một số hoạt động điều tra theo quy định, Luật sư cần lưu ý các vấn đề sau:

+     Trước khi tham gia hoạt động nào Luật sư cần phải nắm vững các quy định của bộ luật tố tụng hình sự về hoạt động đó; Đặc biệt, phải nắm vững nội dung và các tình tiết của vụ án;

+     Luật sư phải chú ý quan sát và đối chiếu với quy định của bộ luật tố tụng hình sự để xác định hoạt động điều tra có thực hiện theo đúng quy định hay không; Có phù hợp với nội dung, tình tiết của vụ án hay không.

Ví dụ:
Theo các chứng cứ đã thu thập được thì hành vi A và đồng bọn dùng dao chém, đứng gậy đánh B được thực hiện vào lúc I8h, tại một địa điểm không có đèn chiếu sáng và trời có mưa to. Do chưa xác định được chính xác hành vi của từng bị cận nên cơ quan điều tra đã tổ chức thực nghiệm điều tra. Tuy nhiên, buổi thực nghiệm được tổ chức vào lúc 17h, trời không mưa và hiện trường được chiếu sáng từ nguồn của một máy phát điện.

Trong quá trình quan sát, Luật sư phải ghi chép diễn biến của hoạt động điều tra, đặc biệt là những gì mà khi đối chiếu với quy định của bộ luật tố tụng hình sự, với nội dung và tình tiết của vụ án Luật sư thấy không phù hợp hoặc có vi phạm. Đây là cơ sở để Luật sư có những kiến nghị hoặc khiếu nại với cơ quan và người có thẩm quyền tố tụng. Như ở ví dụ nêu trên, việc tổ chức thực nghiệm điều tra không đúng về thời gian và không gian, về điều kiện thời tiết khi hành vi phạm tội được thực hiện chắc chắn sẽ khó có thể chứng minh một cách chính xác hành vi cụ thể của A cũng như đồng bọn trong việc gây thương tích cho B, ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan vụ án. Luật sư hoàn toàn có thể dựa trên cơ sở những quan sát được ghi chép lại để kiên nghị hoặc khiếu nại với cơ quan và người có thẩm quyền tố tụng về vi phạm này.

3- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ: 

Giai đoạn truy tố bắt đầu từ khi Viện kiểm sát thụ lý hồ sơ vụ án, kèm theo bản kết luận điều tra do cơ quan điều tra giao. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn này được quy định tại Điều 236 và Điều 237 của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, Viện kiểm sát trên cơ sở kết luận của cơ quan điều tra cùng các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án và trên cơ sở kết quả của hoạt động kiểm sát điều tra sẽ tiến hành một số hoạt động và xem xét, ra các quyết định tố tụng. Kết thúc giai đoạn này, Viện kiểm sát sẽ quyết định việc truy tố bằng các quyết định: Quyết định truy tố bị can (Điều 243); Chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án (Điều 244); Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung (Điều 245); Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án (Điều 246); Tạm đình chỉ vụ án (Điều 247); Đình chỉ vụ án (Điều 248).

Có thể thấy, giai đoạn truy tố là một giai đoạn tố tụng rất quan trọng. Với tư cách là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc truy tố, Viện kiểm sát sẽ nghiên cứu, xem xét, đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ và quyết định có truy tố bị can ra xét xử trước Tòa án hay không.

Một đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là hồ sơ của vụ án đã được cơ quan điều tra chuyển cho Viện kiểm sát, đã chứa đựng khá đầy đủ các chứng cứ, tài liệu do cơ quan điều tra thu thập hoặc những người tham gia tố tụng giao. Vì vậy, bên cạnh những hoạt động luôn được thực hiện trong suốt quá trình tham gia giải quyết vụ án là thu thập chứng cứ, tài liệu thì hoạt động chủ yếu của Luật sư trong giai đoạn truy tố là nghiên cứu hồ sơ vụ án. Chỉ có thể trên cơ sở nghiên cứu các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì Luật sư mới có những đề xuất phù hợp và kịp thời với Viện kiểm sát để bào chữa hoặc bảo vệ cho khách hàng của mình. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án sẽ được trình bày kỹ hơn, đầy đù hơn trong phần chuẩn bị cho việc bào chữa, bảo vệ của Luật sư khi vụ án ở giai đoạn chuẩn bị xét xử. Trong giai đoạn truy tố, Luật sư cần có một số lưu ý sau:

- Trước khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, tùy theo từng vụ án cụ thế mà Luật sư cần tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến nội dung của vụ án để việc nghiên cứu hồ sơ đạt hiệu quả.
Ví dụ :
Tìm hiểu các kiến thức về y học, sinh học ... nếu vụ án có nạn nhân bị chết, bị thương tích và có các biện pháp điều tra được áp dụng như giám định pháp y, khám nghiệm tử thi; tìm hiểu các kiến thức về vũ khí, về hóa học ... nếu phương tiện, thủ đoạn phạm tội hoặc hóa chất độc hại.

+ Luật sư cần phân chia các nguồn chứng cứ, tài liệu thành từng nhóm để nghiên cứu, như: Nhóm các biên bản ghi lời khai, biên bản hỏi cung; Nhóm các biên bản về khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể ... Việc phân nhóm các nguồn chứng cứ, tài liệu giúp cho việc nghiên cứu diễn ra được dễ dàng và nhanh chóng hơn, đặc biệt là dề phát hiện ra những sai sót hoặc mâu thuẫn hơn.

+  Việc nghiên cứu hồ sơ của Luật sư phải đạt được các kết quả sau:

+  Phải xác định được là đã có hay chưa nguồn chứng cứ, tài liệu chứng minh những vấn đề quan trọng, bắt buộc của vụ án.

Ví dụ:
Biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi trong vụ án giết người đã cỏ hậu quả là nạn nhân chết; kết luận giám định pháp y về ti lệ tẩn hại sức khỏe trong vụ án xâm hại sức khỏe; giấy tờ. tài liệu chứng minh tuổi của nạn nhân trong vụ án hiếp dâm tré em hoặc dâm ô với trẻ em. Nếu đã có nguồn chứng cứ, tài liệu thì nguồn chứng cứ, tài liệu đó có được thu thập một cách hợp pháp, đúng quy định không; Có giá trị chứng minh như thế nào đối với các tình tiết của vụ án;

+    Có gì mâu thuẫn giữa các nguồn chứng cứ, tài liệu đã thu thập được không, cần hết sức lưu ý đến vấn đề này. Thực tiễn cho thấy trong các vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, thường hay xảy ra mâu thuẫn giữa các nguồn chứng cứ, tài liệu mà cơ quan điều tra đã thu thập. Luật sư cần hết sức chú ý đối chiếu giữa lời khai của bị can, bị cáo với lời khai của bị hại, của người làm chứng; Giữa những lời khai trong những lần khác nhau của cùng một người; Giữa lời khai với kết luận giám định, kết quả khám nghiệm, thực nghiệm, đối chất; Giữa kết luận giám định, kết quả khám nghiệm với vật chứng được thu giữ ...;

+    Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Luật sư cân nhắc để đưa ra những yêu cầu hoặc kiến nghị với VKS. cần hết sức lưu ý là những yêu cầu, kiến nghị của Luật sư phải có căn cứ pháp lý và có cơ sở thực tiễn, không thuần túy chi căn cứ vào kết quả nghiên cứu hồ sơ mà phải dựa trên nhiều cơ sở khác, đặc biệt là phải dựa trên cơ sở diễn biến, kết quả các hoạt động điều tra mà cơ quan điều tra đã thực hiện và có sự tham gia, chứng kiến của Luật sư. Tất nhiên, các yêu cầu, kiến nghị của Luật sư phài mang lại lợi ích hợp pháp cho người mà Luật sư bào chữa hoặc bảo vệ.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Luật sư trong khởi tố, điều tra, truy tố tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.37423 sec| 1188.828 kb