Pháp trị: Lúc tiến cử người ngoài, không tránh né kẻ thù của mình

"Ngoại tử bất tỵ cừu, nội cử bất tỵ tử" (Lúc tiến cử người ngoài, không tránh né kẻ thù của mình, lúc tiến cử người trong nhà, không tránh né con trai của mình).

Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Lúc tiến cử người ngoài, không tránh né kẻ thù của mình

Quần thần tiến cử nhân tài cho nhà vua, giữa các bề tôi không tồn tại những mối quan hệ mật thiết, như vậy thì nhà vua có thể minh xét. Lúc tiến cử người ngoài, ngay cả kẻ thù của mình cũng không tránh né, lúc tiến cử người trong nhà, ngay cả con trai của mình cũng không tránh né.

Hàn Phi Tử nhấn mạnh, triều đình cần khởi xướng phong trào tiến cử nhân tài cho nhà vua trong các bậc quần thần, không để cho những ân oán riêng tư hay tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến việc công.

Nếu như giữa các bề tôi không hề có bất cứ mối quan hệ riêng tư nào, làm việc gì cũng đều công tâm, thì họ sē không kết thành bè đảng, cấu kết với nhau lừa dối nhà vua, còn nhà vua cũng có thể điều tra rõ ràng mọi việc.

Liên hệ

Ngoại tử bất tỵ cừu, nội cử bất tỵ tử

Hàn Phi Tử nhấn mạnh triều đình cần khởi xướng phong trào tiến cử nhân tài cho nhà vua trong các bậc quần thần, không để cho những ân oán riêng tư hay tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến việc công. “Lúc tiến cử người ngoài, không tránh né kẻ thù của mình, lúc tiến cử người trong nhà, không tránh né con trai của mình”. Nếu như giữa các bề tôi không hề có bất cứ mối quan hệ riêng tư nào, làm việc gì cũng đều công tâm, thì họ sē không kết thành bè đảng, cấu kết với nhau lừa dối nhà vua, còn nhà vua cũng có thể điều tra rõ ràng mọi việc.

Cho dù Hàn Phi Tử đưa ra mưu lược này xuất phát từ việc bảo vệ quyền lực thống trị của nhà vua, nhưng quan niệm tiến cử nhân tài một cách công tâm, “cử hiền bất tỵ cừu, cử hiền bất tỵ thân” của ông quả thật là một phương pháp vô cùng hữu hiệu trong việc bảo vệ lợi ích đất nước, đảm bảo một nền chính trị có kỷ cương công bằng, sáng suốt, đúng đắn.

Huyện Trung Mâu không có huyện lệnh. Tấn Bình công hỏi Triệu Vũ: Trung Mâu cũng được coi là chân và tay của nước ta, lại giống như “xương bả vai” của huyện Hàm Đan. Ta muốn tìm một huyện lệnh tốt có thể cai quản được huyện Trung Mâu, nên phái người nào đi được?

Triệu Vũ nói: Hình Bá Tử rất thích hợp.

Bình công ngạc nhiên hỏi: Hắn chẳng phải là kẻ thù của ngài sao?

Triệu Vũ mới trả lời: Thần không bao giờ đưa thù oán cá nhân vào triều đình của đại vương.

Bình công lại hỏi: Quan nội phủ trong cung, phái ai đi thì hợp?

Triệu Vũ nói: Con trai thần.

 Thế nên mới có người bình phẩm về Triệu Vũ rằng: Khi tiến cử người ngoài không hề tránh né kẻ thù của mình, khi tiến cử người trong gia tộc cũng không loại bỏ con trai mình.

Triệu Vũ tiến cử tổng cộng bốn mươi sáu người. Tới khi Triệu Vũ chết, những người tới viếng đều ngồi trên chiếu khách, giống như chẳng có chút ân tình cá nhân nào.

Tấn Bình công hỏi Kỳ Hoàng Dương: Nam Dương thiếu môt chức huyện lệnh, khanh xem ai có thể đảm nhận được chức vụ này?

Kỳ Hoàng Dương đáp: Giải Hồ có khả nǎng.

Bình Công lại hỏi: Giải Hồ là kẻ thù của khanh kia mà?

Kỳ Hoàng Dương nói: Đại vương hỏi rằng ai có thể đảm nhiệm chức vụ đó, chứ không hỏi rằng ai là kẻ thù của thần.

Bình công nghe xong liền khen: Tốt.

Về sau Tấn Bình công trọng dụng Giải Hô. Người trong nước biết chuyện đều hết lời khen ngợi.

Một thời gian sau, Bình công lại hỏi Kỳ Hoàng Dương: Ðất nước đang thiếu một chức quân uý, khanh xem ai có khả năng đảm nhận?

Kỳ Hoàng Dương đáp: Kỳ Ngọ có thể đảm nhận chức vụ này.

Bình công liền hỏi: Kỳ Ngọ chẳng phải là con trai khanh ư?

Kỳ Hoàng Dương nói: Đại vương hỏi thần là ai có khả nǎng đảm nhiệm chức vụ này chứ không hỏi ai là con của thần.

Bình Công khen một câu “Được”, rồi trong dung Kỳ Ngọ.

Người người trong nước nghe được chuyện này đều nói là phải. Chuyện đến tai Khổng Tử, ngài cũng nói rằng: Những lời Kỳ Hoàng Dương nói thật hay. Tiến cử người ngoài không bỏ qua kẻ thù, tiến cử người trong nhà cũng không tránh chọn con trai.

Kỳ Hoàng Dương và Triệu Vũ đều được khen là những bậc chí công vô tư. Ở nước ngoài cũng không thiếu những nhân vật không vì tình cảm ruột thịt hay thù oán cá nhân mà làm ảnh hưởng đến việc tiến cử hiền tài.

Hàn Phi Tử - Ngoại trữ thuyết tả hạ

Quân thần công cử, hạ bất tương hoà, tắc nhân chủ minh… Ngoại tử bất tỵ cừu, nội cử bất tỵ tử.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Lúc tiến cử người ngoài, không tránh né kẻ thù của mình

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.64218 sec| 1093.219 kb