Lưu ý quan trọng về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính
Vấn đề xử phạt vi phạm hành chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hành chính.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Thủ tục này được chia làm hai loại thủ tục không lập biên bản vi phạm hành chính và thủ tục có lập biên bản vi phạm hành chính
- Đối với thủ tục không lập biên bản, khi xem xét vụ việc, Luật sư cần chú ý các nội dung sau:
+Căn cứ để xử phạt không lập biên bản vi phạm là hành vi vi phạm được quy định hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức,
+ Thủ tục xử phạt tuy đơn giản nhưng quyết định xử phạt vẫn phải đầy đủ các nội dung ngày, tháng, năm ra quyết định xử phạt, thông tin của cá nhân hay tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm, địa điểm xảy ra vi phạm, chứng cứ và các thành tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm họ tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt
- Đối với thủ tục xử phạt có lập biên bản, khi xem xét vụ việc, Luật sư cần chú ý các nội dung:
+ Vi phạm hành chính phải được người có thẩm quyền xử phạt lớp hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, Hồ sơ gồm có biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan. Hồ sơ được đánh bút lục và lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ,
+ Trình tự, thủ tục chung khi xử phạt có lập biên bản vi phạm gồm các hoạt động lập biên bản vi phạm hành chính xác minh các tình tiết của vụ việc xác định giá trị phương tiện vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt và thẩm quyền xử phạt, giải trình; ra quyết định xử phạt. Luật sư cần xem xét, đánh giá tính hợp pháp của từng hoạt động đó. Ví dụ: thẩm quyền lập biên bản vi phạm, nội dung, hình thức của biên bản vi phạm; các biện pháp xác minh có hợp pháp không; thực hiện các thủ tục bảo đảm quyền giải trình cho người bị xử phạt như thế nào?(xem thêm: dịch vụ ly hôn)
Tính hợp pháp của nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung sau:
- Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Căn cứ pháp lý ban hành quyết định;
- Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản giải trình hay các tài liệu khác (nếu có);
- Họ tên, chức vụ người ra quyết định;
- Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
- Hành vi vi phạm hành chính, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
- Điều, khoản văn bản pháp luật áp dụng;
- Hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả;
- Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành, nơi nộp tiền phạt;
- Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt;
- Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế.
Như vậy, khi xem xét tính hợp pháp của nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Luật sư cần xem xét:
- Căn cứ pháp lý để áp dụng: Việc áp dụng các quy định của pháp luật về Xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm nguyên tắc pháp chế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính không được áp dụng quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực hoặc nội dung điều chỉnh của quy phạm pháp luật đó là nhằm vào một hành vi vi phạm khác. Trên cơ sở đánh giá tính chất của hành vi vi phạm bị xử phạt. Luật sư xác định hành vi vi phạm đó thuộc lĩnh vực quản lý nào, được quy định trong văn bản pháp luật nào để xem việc áp dụng văn bản pháp luật của cơ quan hành chính có chính xác không.(đọc về: luật sư tư vấn ly hôn)
- Căn cứ thực tế áp dụng: hành vi vi phạm hành chính được cấu thành từ các tỉnh tiết thực tế. Do vậy, Luật sư cần tìm hiểu tính chính xác, khách quan và cấu thành hành vi vi phạm hành chính của các tình tiết đó.
Hành vi vi phạm phải là hành vi được mô tả, quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về Xử lý vi phạm hành chính. Khi áp dụng các biện pháp hành chính trong nội dung quyết định phải có mục đích được pháp luật quy định, hoặc cho phép đồng thời có tính khả thi và bảo đảm các quyền cơ bản của công dân. Luật sư lưu ý yếu tố hợp pháp về nội dung của quyết định xử phạt vi phạm hành chính luôn được đặt ở vị trí quan trọng hơn các vấn đề khác.
Luật sư cần lưu ý khi xem xét tính hợp pháp của các quyết định xử phạt áp dụng các hình thức xử phạt chính là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và trục xuất; quyết định xử phạt có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.(quan tâm tới: soạn thảo đơn ly hôn)
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm