Mặt tiêu cực của truyền thông đối với cá nhân con người

11/03/2021
Phạm Nhật Thăng
Thực tế đã chứng minh không ít trường hợp mang tính tiêu cực của truyền thông bị lạm dụng vì những mục đích phi pháp, tư lợi, đặc biệt là khi một số nhà báo thiêu đạo đức nghề nghiệp đã lợi dụng để gây ra những “phi vụ đen”, trong đó có cả những nhà báo từng giữ những cương vị quan trọng và nay, lại xuất hiện thêm các nhà báo “rởm”, mượn danh báo chí để trục lợi...

1- Mặt tiêu cực của truyền thông đối với cá nhân con người

Thực tế đã chứng minh không ít trường hợp mang tính tiêu cực của truyền thông bị lạm dụng vì những mục đích phi pháp, tư lợi, đặc biệt là khi một số nhà báo thiếu đạo đức nghề nghiệp đã lợi dụng để gây ra những “phi vụ đen”, trong đó có cả những nhà báo từng giữ những cương vị quan trọng và nay, lại xuất hiện thêm các nhà báo “rởm”, mượn danh báo chí để trục lợi.

Khi thông tin truyền thông mang tính tiêu cực, thì tác động của nó cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực cho các đối tượng công chúng trong xã hội. Thực tế đã chứng minh không ít trường hợp truyền thông bị lạm dụng vì những mục đích phi pháp, tư lợi, đặc biệt là khi một số nhà báo thiêu đạo đức nghề nghiệp đã lợi dụng để gây ra những “phi vụ đen”, trong đó có cả những nhà báo từng giữ những cương vị quan trọng và nay, lại xuất hiện thêm các nhà báo “rởm”, mượn danh báo chí để trục lợi...

Cả hai đối tượng nhà báo trên đều giống nhau ở chỗ: Mục đích tác nghiệp không vì cung cấp thông tin, vì công chúng, mà vì những ý đồ cá nhân, xấu xa, tiêu cực'... Khi đó, truyền thông tạo ra những làn sóng dư luận tiêu cực lan rộng với tốc độ rất nhanh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công chúng, nhất là những đối tượng thanh thiếu niên, những đối tượng có trình độ nhận thức còn thấp, chưa có khả năng chắt lọc thông tin nên dễ bị lôi kéo và có những hành vi tiêu cực cho bản thân và cho cộng đồng xã hội.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

2- Ảnh hưởng của truyền thông 

Khi nghiên cứu về mặt tiêu cực của truyền thông, chúng ta có thể thấy những ảnh hưởng của truyền thông trên các yếu tố sau:

Về mặt nhận thức: Truyền thông tạo ra nhiều loại thông tin dưới nhiều giác độ khác nhau. Đó là những lăng kính “chủ quan của người phát ra thông tin và của các thiết chế truyền thông. Về mặt lý luận, truyền thông có khả năng tạo ra các đợt sóng thông tin nhiễu loạn nhận thức của con người. Ví dụ như: Nhận thức về khả năng khử độc thực phẩm của máy Ozone; coi trọng sức mạnh đồng tiền... đã được truyền thông nêu ra trong những thời gian trước đây. 

Về mặt thông tin: Khi truyền thống thông tin sai sự thật, với bản chất của mình, thông tin truyền thông đó lại có sức lan tỏa nhanh. Những thông tin đúng, thông tin không đúng tạo thành một mạng lưới thông tin với nhiều mắt xích trái ngược, làm cho người theo dõi khó có cơ hội tiếp cận với thông tin chính xác. Đặc biệt là với những thông tin có mục đích vi phạm quyền con người, thì sự ảnh hưởng của nó đến khả năng tiếp cận thông tin của người dân là rất lớn, tạo nên sự nghi ngờ giữa các bộ phận dân cư. Điều này được minh chứng rất cụ thể ở những đợt truyền thông phục vụ các cuộc tranh cử tổng thống ở các nước hay tuyên truyền, vận động bỏ phiếu về các nội dung trái ngược nhau của các đảng phái, tổ chức trên thế giới. 

Về mặt hành vi: Khi truyền thông mang tính tiêu cực đến người dân, đồng thời nó dẫn đến những hành vi tiêu cực của người dân xuất phát từ nhận thức, thông tin sai lệch. Điều này được minh chứng bằng những hậu quả thực tế diễn ra, kể cả những bạo loạn lật đổ chính quyền ở một số quốc gia xuất phát từ những cuộc cách mạng mang màu sắc tự do truyền thông. Về mặt xã hội, nó tạo ra những bất lợi xã hội, ảnh hưởng đến sự vận hành ổn định xã hội hay việc thực thi các chính sách quyền con người, quyền công dân của Nhà nước. Đây được xem như hậu quả tất yếu hay là “mục tiêu" của truyền thông tiêu cực.

Có trường hợp báo chí, truyền thông đưa thông tin sai sự thật được đăng tải, trích dân râm rộ, tạo thành làn sóng dự luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyên lợi của người bị hại, song các thông tin đinh chính, thông tin xử lý sai phạm hay giải pháp bảo vệ, khôi phục quyền lợi người bị hại lại bị xem nhẹ, không có cơ hội tạo thành “làn sóng" thông tin như thông tin sai sự thật ban đầu. Tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí năm 1989 cho thấy, một số cơ quan báo chí, truyền thông không thực hiện đúng tôn chi, mục đích mà chạy theo lợi nhuận với những thông tin giật gần, câu khách, chạy theo thị hiểu tâm thường của một bộ phận công chúng; thông tin thiếu chính xác, sai sự thật, làm tôn hại đến lợi ích đất nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và cá nhân; có trường hợp sai định hướng chính trị, tư tưởng; làm lộ bí mật quốc gia, vĩ phạm pháp luật"...

Đặc biệt, một số báo, đài còn lợi dụng chức năng truyền thông của mình để trở thành "hung thủ" cho những hành vi vi phạm quyền con người nghiêm trọng, điều này có thể thấy thông qua các ví dụ vi phạm về quyền bí mật đời tư của các ca sỹ, quyền hình ảnh của người nổi tiếng, các báo, đài đã đưa ra các tít bài, tít phóng sự “giật gân" với những nội dung chưa được kiểm duyệt kỹ trước khi đến với công chúng hoặc thậm chí có trường hợp đưa ra những bình luận, quan điểm chủ quan để đánh giá vấn đề nên đã gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho xã hội nói chung và cho vấn đề nhân quyền...

Trong giai đoạn bùng nô thông tin, với sự hỗ trợ của internet, các thông tin xâm phạm quyên con người có thể được phát tán với tốc độ không giới hạn, thì đây là một trong những vẫn đề cần phải có chính sách kịp thời để loại trừ, khắc phục các thông tin này (như sử dụng các biện pháp về thông tin, truyền thông bên cạnh các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật). Có trường hợp, thông tin không chính thức (chưa được kiểm duyệt) lại được sử dụng để vi phạm quyền con người.

Theo nhận định của TS. Nguyễn Sĩ Dũng về tác động tiêu cực của truyền thông đối với người dân cho thấy, “Nhiều người rất "đen": họ vừa có vẫn đề với các cơ quan bảo vệ pháp luật, vừa có vấn để với báo chí. Bạn đã bao giờ bị “đánh hội đồng" chưa? Nếu chưa, rất may cho bạn. Nếu rồi, chắc bạn sẽ thấu hiểu cho tình cảnh của những người này. “Hai chọi một, không chột cũng què", trong một cuộc chiến không cân bằng như vậy (không cân bằng thì khó công bằng), tình thế của những người nói trên là hoàn toàn tuyệt vọng. Hiện nay, tại nhiều phiên tòa, không biết vô tình hay cố ý, một số tờ báo đã vào cuộc giống hệt như bên buộc tội trong quá trình tranh tụng. “Sự kết hợp" quyền lực thông tin với quyền lực từ pháp này có vẻ đáng lo, hơn là đáng mừng".

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest 

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Mặt tiêu cực của truyền thông đối với cá nhân con người được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Mặt tiêu cực của truyền thông đối với cá nhân con người có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Mặt tiêu cực của truyền thông đối với cá nhân con người

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Bình luận
X
0.15979 sec| 819.266 kb