Pháp trị: Mệnh lệnh của nhà vua là cao nhất, pháp luật không thể chu toàn

"Ngôn vô nhị quý, pháp bất lưỡng thích" (Không ai có lời nói có thể sánh ngang với mệnh lệnh của nhà vua, pháp luật không thể chu toàn cả công lẫn tư).

Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Mệnh lệnh của nhà vua là cao nhất, pháp luật không thể chu toàn

Hàn Phi Tử cho rằng, về ngôn luận, mệnh lệnh của vua là quan trọng nhất. Về chính sự, pháp luật của nhà nước là chuẩn tắc, cần tuân theo nhất. Ngoài lệnh vua ra, không có bất cứ phát biểu nào được tôn trọng tương đương thế.

Phép nước cũng không thể cùng lúc chiều lòng được cả công lẫn tư. Cho nên, lời nói và việc làm, nếu không tuân theo phép nước thì nhất định sẽ bị ngăn cấm.

“Ngôn vô nhị quý, pháp bất lưỡng thích”, ân lệnh là pháp lệnh cao hơn tất cả, thể hiện rõ nét nhất đặc trưng của nền chính trị chuyên chế và pháp luật là chuẩn tắc xử lý chuyên chính sự.

Liên hệ

Ngôn vô nhị quý, pháp bất lưỡng thích

Một đất nước có minh quân cai trị, về ngôn luận thì mệnh  lệnh của vua là quan trọng nhất; về chính sự thì pháp luật của nhà nước là chuẩn tắc cần tuân theo nhất. Ngoài lệnh vua ra, không có bất cứ phát biểu nào được tôn trọng tương đương thế; phép nước cũng không thể cùng lúc chiều lòng được cả công lẫn tư. Cho nên lời nói và việc làm, nếu không tuân theo phép nước thì nhất định phải bị ngăn cấm.

Hàn Phi Tử coi quân lệnh là pháp lệnh cao hơn tất cả, thể hiện rõ nét nhất đặc trưng của nền chính trị chuyên chế, còn pháp luật là chuẩn tắc xử lý chuyên chính sự. Ở đây, Hàn Phi Tử đưa ra quan điểm “ngôn vô nhị quý, pháp bất lưỡng thích”, vốn là để thảo luận nguyên nhân khiến trǎm nhà đua nhau tranh biện.  

Ông cho rằng, đất nước có minh quân, phải tiến hành kiểm soát chặt chẽ tư tưởng ngôn luận, tất cả những cử chỉ hành vi không tuân theo pháp lệnh sẽ bị cấm đoán, nói lời không đúng sẽ bị phạt nặng, cho nên kẻ ngốc thì không dám nói, người thông minh cũng chỉ phát biểu những lời phù hợp với pháp lệnh, như thế sẽ không xảy ra tranh biện. Còn trong thời loạn, nhà vua không để ý tới pháp lệnh, chỉ thích lời nói của học giả, nên các loại học thuyết mới bắt đầu nổi lên.

Hàn Phi Tử quan niệm tình trạng trăm nhà đua nhau tranh biện nảy sinh trong thời loạn có lẽ cũng có sự hợp lý nhất định. Bởi vì tình hình chính trị sẽ do tư tưởng học thuật quyết định, cục diện “chư tử tranh minh” phản ánh tình hình chính trị lúc đó không có sự thống nhất về tư tưởng.

Cuối thời Chiến Quốc, lực lượng của giai cấp địa chủ lớn mạnh, một chính quyền phong kiến của chủ nghīa chuyên chế tập quyền trung ương lập tức được xây dựng. Tương ứng với nó, Pháp gia - đại biểu cho lợi ích của giai cấp địa chủ, yêu cầu chấm dứt cục diện “bách gia tranh minh”, dùng tư tưởng của giai cấp địa chủ để thống nhất tư tưởng trong cả nước.

Hàn Phi Tử đưa ra luận điểm “ngôn hành bất quỹ vu pháp lệnh giả tất cấm”, cho rằng tất cả lời nói và hành động đều phải lấy pháp lệnh làm chuẩn. Quan niệm củng cố pháp chế này đã thúc đẩy quá trình xây dựng kiến thiết chế độ pháp luật, cũng là một tư tưởng mưu lược vô cùng hiệu quả.

Có một vị đại soái tên Phúc Hoàng sống ở nước Tần là người theo phái Mặc gia. Con trai ông giết người.

Tần Huệ vương nói với Phúc Hoàng: Tiên sinh tuổi tác đã cao, lại không có người con nào khác, ta đã lệnh cho quan tư pháp không giết hắn rồi. Chuyện này, mong tiên sinh nghe theo ta.

Phúc Hoàng đáp: Pháp luật Mặc gia quy định kẻ giết người phải chịu tội chết, làm bị thương người thì phải chịu phạt. Làm như thế để nghiêm cấm thần dân giết người và làm bị thương người khác. Nghiêm cấm giết người, làm bị thương người là đạo lý trong thiên hạ. Tuy đại vương ban ân huệ cho thần, lệnh cho quan tư pháp không xử tử con trai thần, nhưng thần không thể không chấp hành pháp luật của Mặc gia.

Phúc Hoàng không đồng ý với đề nghị của Huệ vương, cuối cùng đã giết chết con trai mình. Phúc Hoàng tuân theo đạo lý trong thiên hạ, cũng coi như là một ví dụ thực tiễn của mưu lược “ngôn vô nhị quý, pháp bất lưỡng thích”.

Hàn Phi Tử - Vấn biện

Minh chủ chi quốc, lệnh giả, ngôn tối quý giả dã, pháp giả, sự tối thích giả dã. Ngôn vô nhị quý, pháp bất lưỡng thích. Cố ngôn hành nhi bất chấp vu pháp lệnh giả tất cấm.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest 

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Mệnh lệnh của nhà vua là cao nhất, pháp luật không thể chu toàn

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.64271 sec| 1089.141 kb