Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư trong lĩnh vực hình sự

"Nhân dân phải đấu tranh để bảo vệ pháp luật như bảo vệ chốn nương thân của mình"

- Hêraclit

Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư trong lĩnh vực hình sự

Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư là quá trình Luật sư vận dụng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm nghề nghiệp tiến hành công việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn cho khách hàng lựa chọn hành vi ứng xử đúng pháp luật nhằm giúp khách hàng thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ một cách hiệu quả nhất. Theo đó, tại khoản 1 Điều 28 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 có quy định như sau: “Tư vấn pháp luật là việc Luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ”.

Liên hệ

I- ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HÌNH SỰ

Việc giúp khách hàng có đường lối xử lý vụ việc tối ưu nhất, đòi hỏi Luật sư phải đáp ứng hai tiêu chí cơ bản sau: Một là, Luật sư tư vấn pháp luật phải có kiến thức vững vàng về lĩnh vực mà mình nhận tư vấn. Nếu kiến thức của Luật sư không sâu, việc tư vấn sẽ không được đầy đủ, đôi khi tư vấn thiếu chính xác có thể dẫn đến hậu quả gây bất lợi cho khách hàng. Luật sư cần cân trọng trong bất cứ phương án tư vấn nào đưa ra cho khách hàng, cũng như cần tiên lượng trước được tất cả các tình huống, hậu quả, hệ quả có thể xảy ra khi khách hàng áp dụng phương án tư vấn của Luật sư. Hai là, Luật sư làm công việc tư vấn pháp luật phải giữ được đạo đức nghề nghiệp, lương tâm của người làm nghề, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng với trách nhiệm cao nhất, bất kể tư vấn có thù lao hay tư vấn miễn phí.

Không thể phủ nhận được những giá trị, lợi ích cao đẹp mà hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư đã và đang mang lại cho khách hàng nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung. Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, giải đáp pháp luật của Luật sư, khách hàng cũng hiểu biết sâu hơn về các quy định của pháp luật, họ cảm thấy an toàn và được an toàn khi đến với Luật sư tư vấn. Luật sư thực sự là chuyên gia nhận “cơn đau đầu” của người khác trở thành “cơn đau đầu” của mình, Luật sư sử dụng kiến thức pháp luật, kinh nghiệm nghề nghiệp của mình để làm dịu đi và hóa giải "cơn đau đầu” đó thành công. Hiệu quả công việc tư vấn và sự hài lòng của khách hàng là những yêu tô luôn thường trực đặt gánh nặng áp lực lên vai Luật sư, đòi hỏi Luật sư phải làm việc thực sự nghiêm túc, tận tâm và có trách nhiệm với công việc đảm nhận, không phụ lòng tin khách hàng của mình trong mọi trường hợp. Luật sư cần phải tiên liệu trước mọi rủi ro, tìm cách tốt nhất để hạn chế ở mức thấp nhất nhưng rủi ro mà mình đã tiên liệu về nó.

Bất cứ khách hàng nào trước khi tìm đến Luật sư tư vấn trong lĩnh vực hình sự cũng đều có nhiều tâm trạng bất an. Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì lo lắng, mong muốn Luật sư giúp đỡ để giảm thiểu tối đa về trách nhiệm hình sự, mức hình phạt, cũng như bồi thường thiệt hại ở mức thấp nhất. Họ bối rối và đặt một loạt các câu hỏi cho Luật sư như: “Tôi có nền làm điều đó không? Liệu làm như thế có kết quả gì không? Liệu làm như vậy có thêm tội nào khác không? Theo Luật sư thì tôi phải làm gì?... ”. Trái lại với tâm trạng hoang mang, lo lắng, sợ hãi của bị can, bị cáo thì bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan lại ở nhiều tâm trạng khác nhau. Một chút lo lắng bị trả thù, ngại ngần tiếp xúc với Luật sư hoặc khi tiếp xúc lại không thể nói ra sự việc xảy ra đối với mình trong những trường hợp mà đổi tượng là nạn nhân của vụ án hiếp dâm hay bạo lực tình dục trong gia đình, hoặc người bị hại nếu nói rõ sự thật lại ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của mình (như những vụ án trộm cắp tài sản, đối tượng bị mất tài sản có hành vi mua dám và bị lấy tài sản, hoặc những vụ án mà đối tượng đang có quan hệ bất chính thì bị cướp tài sản...), họ luôn đòi hỏi Luật sư “phải giúp tôi lấy lại tài sản đã mất và giữ bí mật cả nhân giúp tôi... ”. Luật sư phải đưa ra được chính kiến của mình bằng việc cung cấp cho họ những lời khuyên chân thành nhất, đúng đắn nhất, không phải vì muốn ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý mà đều “gật đầu” trước cả những yêu cầu không chính đáng, nhưng đòi hỏi không thể chấp nhận được của khách hàng.

Tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hình sự không phải là hoạt động tuyên truyền pháp luật thuần túy. Tuy nhiên, thông qua hoạt động tư vấn pháp luật Luật sư cũng góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật, qua đó nâng cao được nhận thức và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của công dân, tổ chức, doanh nghiệp trong xã hội. Đồng thời, thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, Luật sư cũng phát hiện ra những điểm bất cập chưa phù hợp của pháp luật, những điểm còn mâu thuẫn, chồng lấn trong quy định của pháp luật, trên cơ sở đó kiến nghị với các cơ quan chức năng có thâm quyền để sửa đổi, bổ sung những bất cập, mâu thuẫn đó nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật hình sự, Luật sư còn nắm bắt được thực trạng của việc vi phạm pháp luật và tình hình tội phạm ở các địa phương, năm bắt được xu hướng gia tăng tội phạm, nhận diện được loại tội phạm mới nào đang hình thành trong xã hội. Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật hình sự, Luật sư còn nắm bắt được các đặc điểm tâm lý của tội phạm cũng như tâm tư, nguyện vọng của các đương sự khác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Tóm lại, hoạt động tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hình sự của Luật sư là quá trình Luật sư vận dụng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm nghề nghiệp tiến hành công việc giải thích, giải đáp quy định của luật nội dung (Bộ luật hình sự) về tội phạm, hình phạt, các biện pháp tư pháp, thời hiệu thi hành án, xóa án tích..., quy định của luật hình thức (Bộ luật tố tụng hình sự) về chứng minh, chứng cứ, biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trình tự, thủ tục, căn cứ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự... từ đó hướng dẫn, đưa ra ý kiến cho khách hàng lựa chọn hành vi ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý giúp khách hàng thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm: Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.

II- NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HÌNH SỰ

[1] Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Tuân thủ pháp luật là một trong những nguyên tắc hàng đầu mà Luật sư phải thực hiện nghiêm túc trong quá trình Luật sư hoạt động tư vấn pháp luật về hình sự. Tại Điều 5 Luật Luật sư năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định một trong những nguyên tắc hành nghề Luật sư là “tuân thủ Hiến pháp và pháp luật”. “Pháp luật” bao gồm tất cả các quy định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới hình thức Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định, Thòng tư... Ngoài ra, tại điểm a khoản 2 Điều 21 Luật Luật sư năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) còn quy định Luật sư có nghĩa vụ: “Tuân theo các nguyên tắc hành nghề Luật sư quy định tại Điều 5 của Luật này”.

Việc Luật sư thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong quá trình hành nghề Luật sư nói chung và trong hoạt động tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hình sự nói riêng là một trong những yếu tố tạo lập được niềm tin của khách hàng, xây dựng lên uy tín, thương hiệu của Luật sư với khách hàng bền vững và lâu dài.

Nghề Luật sư cũng cung cấp các dịch vụ cho khách hàng như nhiều ngành nghề khác, cùng tuân theo quy luật “cung - cầu ” của nền kinh tế thị trường, cũng phải thấm nhuần tôn chỉ “khách hàng là thượng đế", tuy nhiên dịch vụ của Luật sư lại là loại dịch vụ đặc biệt, đó là “dịch vụ pháp lý” Luật sư phải tôn trọng sự lựa chọn Luật sư của khách hàng, chỉ tiếp nhận vụ việc trong khả năng chuyên môn, điều kiện, năng lực, kinh nghiệm của mình và thực hiện vụ việc đó trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng. Không phải vì “khách hàng là thượng đế’’ mà Luật sư phải làm theo mọi yêu cầu của khách hàng. Luật sư có quyền từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý nếu yêu cầu của khách hàng là yêu cầu vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc việc thực hiện yêu cầu đó có thể dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc trái với quy tắc đạo đức nghề nghiệp Luật sư. Luật sư có quyền từ chối không ký kết hợp đồng tư vấn cho khách hàng khi việc tư vấn dẫn đến việc Luật sư hoặc khách hàng phải vi phạm pháp luật; hoặc khách hàng yêu câu tiến hành một vụ kiện chống lại khách hàng cũ; hoặc không phải vì lợi ích cá nhân mà Luật sư khuyên khách hàng phải khai báo gian dối, thậm chí không phải là người chủ xướng những hành động xấu, vi phạm pháp luật hoặc gian dôi, Luật sư cùng không được ủng hộ những hành vi như vậy.

Nguyên tắc tuân thủ pháp luật của Luật sư còn thể hiện ở việc Luật sư không được hành nghề và cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng ở những lĩnh vực mà mình không đủ năng lực chuyên môn. Luật sư không đủ năng lực chuyên môn trong lĩnh vực hình sự thì không nên nhận cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hình sự vì đây là lĩnh vực phức tạp. Ket qua tư vấn pháp luật không đúng, thậm chí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sinh mệnh chính trị, danh dự, nhân phẩm của khách hàng, có thể gây các bất lợi khác cho khách hàng, thậm chí gây mất uy tín cho chính Luật sư đó. Luật sư phải có lòng tự trọng nghề nghiệp, không được tư vấn cho khách hàng hoặc giúp đỡ khách hàng thực hiện những hành vi mà Luật sư biết là phạm pháp hoặc gian trá. Tuy nhiên, Luật sư có thể thảo luận về hậu quả pháp lý của hành vi mà khách hàng định thực hiện và có thể tư vấn hoặc giúp đỡ khách hàng xác định hiệu lực pháp lý, phạm vi, phương thức hoặc luật áp dụng. Nếu Luật sư biết rằng khách hàng chờ đợi ờ Luật sư một sự giúp đỡ để làm một việc bất hợp pháp, Luật sư phải giải thích rõ cho khách hàng giới hạn đạo đức mà nghề Luật sư cho phép để khách hàng hiểu về lý do Luật sư từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý đổi với yêu cầu bất hợp pháp đó.

Như vậy, tuân thủ pháp luật là một trong những nguyên tắc đặt ra hàng đầu đổi với Luật sư khi thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hình sự. Việc Luật sư tự giác, gương cầu tuân thủ pháp luật góp phần báo đáp pháp luật được thực hiện nghiêm minh, đồng thời góp phần bảo đảm một nền pháp lý trong sạch, công bằng.

Nguyên tắc tuân thủ pháp luật của Luật sư trong hoạt động tư vấn pháp luật khi giải quyết vụ án hình sự còn được thể hiện ở việc Luật sư không được xúi giục, kích động khách hàng khiếu nại, tố cáo sai sự thật, không xúi giục khách hàng tạo ra chứng cứ giả mạo, trái pháp luật; Luật sư không được đòi hỏi tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho khách hàng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

[2] Nguyên tắc bảo vệ lợi ích của khách hàng

Luật sư có trách nhiệm bảo vệ tốt nhất lợi ích cho khách hàng trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Luật sư thực hiện công việc theo nhưng yêu cầu của khách hàng đã trao đòi trước khi ký kết hợp đồng tư vấn pháp luật. Những yêu cầu đó có thể là: Phương pháp xử lý công việc; Cách thức triển khai và tiến hành giải quyết vụ, việc mà khách hàng yêu cầu; Giải quyết mọi tình huống phát sinh mà trước đó cả Luật sư và khách hàng không lường trước được; Trao đổi thông tin qua lại giữa Luật sư và khách hàng để nắm được nội dung vụ việc đã được giai quyết đến đâu và có định hưởng giải quyết tiếp theo như thế nào.

Để bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất của khách hàng, Luật sư phải tuyệt đối giữ bí mật cho khách hàng về mối quan hệ công việc với Luật sư cũng như các thông tin có liên quan đến vụ án, vụ việc Luật sư đang đảm nhận tư vấn pháp luật cho khách hàng kể cả khi đã kết thúc vụ án, vụ việc. Luật sư đảm nhận tư vấn pháp luật cũng có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên của mình (nếu có) cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin của khách hàng. Đặc biệt, những bí mật riêng tư của khách hàng sẽ càng được bảo đảm tốt hơn cho họ khi mà lợi ích của người đến trước và đến sau có xung đột, mâu thuẫn nhau, trong trường hợp này Luật sư kiên quyết không nhận lời tư vấn cho người đến sau kể cả trường hợp người đến sau là khách hàng thường xuyên, khách hàng cũ của Luật sư đó. Việc kiên quyết từ chối không nhận lời người đến sau khi lợi ích của các khách hàng đối lập còn thể hiện được “cái tâm” của Luật sư và đạo đức nghề nghiệp cũng không cho phép họ làm như vậy.

Mặc dù Luật sư có nghĩa vụ phải giữ gìn tuyệt đối mọi thông tin bí mật của khách hàng để bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng như đã phân tích trên đây, song vẫn có trường hợp ngoại lệ, đó là: trong quá trình thực hiện công việc tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hình sự cho người bị buộc tội, Luật sư biết rõ khách hàng của mình đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện tội phạm quy định tại Chương XIII Bộ luật hình sự năm 2015 hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, không thuộc phạm vi tội phạm mà Luật sư đang bào chữa cho khách hàng. Theo quy định của pháp luật, Luật sư phải có nghĩa vụ tố giác tội phạm đó tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền như các công dân bình thường khác. Tuy nhiên, khi phán đoán và tiên liệu được việc khách hàng đang có ý định muốn làm sai lệch sự thật, Luật sư cần có biện pháp khuyên can khách hàng của mình, thuyết phục họ từ bỏ ý định đó, bởi lẽ với tư tưởng không tốt đó sẽ có thể dẫn đến việc họ có hành vi phạm tội, biến họ từ người bị hại trong vụ án đang giải quyết trở thành bị can trong vụ án khác. Trong trường hợp Luật sư đã khuyên can mà khách hàng không nghe theo, vẫn tiếp tục thực hiện hành vi sai trái, nếu rơi vào các quy định nêu trên buộc Luật sư phải tố giác hành vi phạm tội đó của khách hàng.

Nguyên tắc bảo vệ lợi ích của khách hàng còn thể hiện ở trách nhiệm nghề nghiệp của Luật sư khi không được phép từ chối vụ việc đã nhận và đang giải quyết, không được tự ý chuyển vụ án, vụ việc sang cho Luật sư đồng nghiệp khác trừ trường hợp bất khả kháng hoặc pháp luật hay Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư cho phép hoặc được khách hàng đồng ý.

[3] Nguyên tắc trung thực, khách quan

Hãy xây dựng mối quan hệ giữa Luật sư tư vấn và khách hàng trên cơ sở trung thực, hợp tác, bên vững và hai bên cùng có lợi. Theo đó, trong quá trình giao tiếp, làm việc với khách hàng, tư vấn pháp luật cho khách hàng Luật sư cần để lại cho khách hàng những ấn tượng tốt đẹp bằng tất cả trí tuệ, sự trung thực, khách quan, sự nhiệt tình trong công việc của mình, để khách hàng cảm nhận được sự tin cậy tuyệt đối với Luật sư và họ luôn luôn nghĩ rằng Luật sư sẽ làm những gì tốt nhất (có thể) cho khách hàng của mình.

Nguyên tắc trung thực khi thực hiện tư vấn pháp luật về hình sự cho khách hàng của Luật sư phải luôn giữ vững xuyên suốt trong quá trình giải quyết yêu cầu của khách hàng, trung thực từ những thông tin giới thiệu về lĩnh vực hoạt động, sở trường chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của Luật sư đến trung thực, rõ ràng trong cách tính thù lao, chi phí trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý. Trung thực thể hiện ở sự tư vấn chính xác cách thức, phương án giải quyết vụ án, vụ việc; giải thích chính xác, đầy đủ các quy định của pháp luật đã và đang áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án, vụ, việc cho khách hàng của mình.

Nguyên tắc khách quan khi Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật về hình sự cho khách hàng thể hiện ở việc: nhận xét, nhận định, đánh giá, tư vấn về chuyên môn trong lĩnh vực hình sự phải dựa trên quy định của pháp luật và thực tiễn hành nghề, không được dựa vào suy nghĩ, tình cảm cá nhân, suy đoán phi logic, thiếu căn cứ pháp lý để đưa ra định hướng cho khách hàng. Nguyên tắc khách quan khi thực hiện tư vấn pháp luật về hình sự cho khách hàng của Luật sư còn thể hiện ở việc Luật sư không bị chi phối, lệ thuộc vào ý kiến, nhận định, quan điểm của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, của Luật sư khác, của đương sự khác trong vụ án, vụ việc đang đảm nhận tư vấn cho khách hàng của mình. Điều quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng là Luật sư có thể đem đến cho khách hàng lời khuyên vô tư, không thiên vị, không bị áp lực từ tác động của người khác, kể cả áp lực về vật chất hay tinh thần để làm ảnh hưởng, sai lệch nội dung tư vấn pháp luật khi giải quyết vụ án hình sự cho khách hàng.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư trong lĩnh vực hình sự

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.53034 sec| 1140.82 kb