Pháp trị: Muốn thành công ở việc gì, trước tiên phải thất bại ở việc đó

"Dục thành kỳ sự tiên bại kỳ sự" (Muốn thành công ở bất kỳ việc gì thì trước tiên phải thất bại ở việc ấy đã) - Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia

Pháp trị: Muốn thành công ở việc gì, trước tiên phải thất bại ở việc đó

Hàn Phi Tử là môt nhà tư tưởng rất xem trong công lợi, thậm chí còn có người thẳng thắn gọi tư tưởng của ông là tư tưởng của chủ nghīa công lợi.

Hàn Phi Tử nhận định một cách tính táo rằng, thắng bại, tiến thoái, luôn đối nghịch và bổ sung cho nhau. Vì thế ông chủ trương, để có thể thực hiện liền hai bước thì đôi khi người ta cân phải lùi một buớc; để có được lợi ích lớn hơn, nhiều khi phải chấp nhận bỏ ra một cái giá nhất định, đó chính là mưu trí "sự hữu cử chi nhi hữu bại, nhi hiền kỳ vô cử chi giả”.

Liên hệ

Dục thành kỳ sự tiên bại kỳ sự

Trong số phú thương nhà Tống có một người tên là Giám Chỉ Tử, có một lần ông và nguời khác tranh nhau mua một miếng ngọc trị giá trǎm lượng vàng, vì không tranh giành được nên ông giả vờ lỡ tay đánh rơi làm vỡ miếng ngọc, sau đó bồi thường một trǎm luợng vàng cho người bán. Sau khi về nhà, ông đã đem sửa, làm mờ hết những vết nứt, và nhờ miếng ngọc ấy, ông kiếm được một nghìn lượng vàng. 

Đôi khi chúng ta cần làm cho sự việc trở nên thất bại, be bét, nhưng sự thất bai be bét ấy lại tốt hơn là không làm gì, câu chuyên về miếng ngọc bội trên chính là mang ý nghĩa như thế... 

Hàn Phi Tử là môt nhà tư tưởng rất xem trong công lợi, thậm chí còn có người thẳng thắn gọi tư tưởng của ông là tư tưởng của chủ nghīa công lợi. Hàn Phi Tử hết lời khen ngợi hành động làm vỡ ngọc bội của Giám Chỉ Tử, cūng là một minh chứng cho loại tư tưởng chủ nghīa công lợi này. Nhưng dù nói thế nào, thì tư tuởng chủ nghĩa công lợi của Hàn Phi Tử nhiều khi cũng vô cùng sâu sắc. 

Ở đây ông nhận định một cách tính táo rằng, thắng bai, tiến thoái, luôn đối nghịch và bổ sung cho nhau. Vì thế ông chủ trương, để có thể thực hiện liền hai bước thì đôi khi người ta cân phải lùi một buớc; để có được lợi ích lớn hơn, nhiều khi phải chấp nhận bỏ ra một cái giá nhất định, đó chính là mưu trí "sự hữu cử chi nhi hữu bại, nhi hiền kỳ vô cử chi giả”.

Từ năm mười bốn tuổi Võ Tắc Thiên đã nổi tiếng là tài nữ, được Đường Thái tông triệu vào cung, không lâu sau được phong làm tài nhân (nữ quan trong cung). Lại vì tính tình vốn nhu mì, nên được Dương Thái tông gọi là “Mị Nương”. Lúc ấy các đại thần phụ trách thiên văn nhiều lần nhắc nhở Thái tông, nói rằng triều Đường sẽ gặp phải loạn “cung biến”, có người sẽ thay họ Lý trở thành hoàng đế triều Đường, hơn nữa có rất nhiều điểm báo chứng minh người đó họ Võ. Đường Thái tông vì nghĩ cho con cháu đời sau, đã kiểm tra lại toàn bộ những người họ Võ, và có những sắp đặt an toàn, nhưng riêng với Võ Mị Nương, vì quá yêu mến, nên trước sau vẫn không nỡ xử lý.

Đường Thái tông bị bọn đạo sĩ che mắt, nên chỉ chú tâm vào luyện đan, tuy nhất thời tinh thần phấn chấn, sức lực dồi dào, nhưng chẳng bao lâu cơ thể trở nên suy nhược, gầy gò. Còn Võ Mị Nương khi ấy đương lúc xuân xanh phơi phới, một khi Thái tông qua đời, kết cục chỉ có chết già trong thâm cung, cho nên nàng lúc nào cũng lưu tâm tìm kiếm chỗ dựa mới cho mình. Thái Tử Lý Trị thấy dung mạo Mị Nương như tiên, nên vô cùng ngưỡng mộ. Hai người vừa gặp đã tâm đầu ý hợp, thề non hẹn biển, chỉ chờ Thái tông nhắm mắt xuôi tay là có thể thực hiện mộng uyên ương.

Không ngờ được thần trí Thái tông vẫn tỉnh táo hơn người, khi biết mình sắp băng hà, vẫn muốn đảm bảo hoàng vị cho con cháu. 

Lúc lâm chung, trước mặt Thái tử, Thái tông hỏi Mị Nương: Trẫm đổ bệnh lần này đã chữa trị lâu mà chưa khỏi, bệnh tình lại ngày càng nặng, có lẽ là không qua khỏi. Thời gian nàng ở bên trẫm cũng không ít, trẫm thực không nỡ rời xa nàng. Nàng hãy nghĩ cho bản thân một chút, sau khi trẫm chết, nàng muốn thế nào?

Mị Nương là người thông minh, làm sao không nghe ra ý đồ của Thái tông, rằng bản thân nàng đã lâm vào đường cùng. Nếu thuận theo ý của lão hoàng đế, đương nhiên Mị Nương phải tuẫn táng cùng vào quan tài với ông ta. Trí não của nàng lập tức hoạt động: Lúc này chỉ cần bảo toàn mạng sống, sau này sợ gì không có cơ hội mở mày mở mặt. Tất nhiên muốn bảo toàn mạng sống cũng phải nói thế nào cho phải. Phải làm sao?

Dục thành kỳ sự tiên bại sự, vì mọi thứ trong tương lai, bây giờ phải vứt bỏ tất cả. 

Võ Tắc Thiên không có nhiều thời gian suy nghĩ, liền quỳ xuống nói: Thiếp được nhận ơn huệ của thánh thượng, vốn phải chết để báo đáp. Nhưng bệnh của thánh thượng không phải không thể khỏi, cho nên thần thiếp mới trì hoãn chưa dám chết. Nay thần thiếp chỉ nguyện xuống tóc đi tu, tới am ni cô ăn chay niệm phật, ngày ngày tụng kinh cầu chúc thánh thượng trường thọ để báo đáp ân huệ của thánh thượng.

Thái tông nghe xong liền nói: Được.

Rồi lệnh cho nàng lập tức xuất cung. “Trẫm không phải lo lắng vì nàng nữa”. Thì ra, Đường Thái tông quyết tâm giết chết Võ Mị Nương, nhưng trong lòng ít nhiều không nỡ. Giờ Võ Mị Nương cam tâm tình nguyện vứt bỏ tất cả, xuất gia làm ni cô, thì với hoàng vị của con cháu sau này,Võ Mị Nương còn sống cũng khác nào Võ Mị Nương đã chết, sẽ không có bất cứ mối nguy hiểm gì.

Võ Mị Nương bái tạ rồi đi. Thái tử Lý Trị ở bên cạnh, tuy giống như sét đánh giữa trời quang, nhưng không dám có ý kiến gì. 

Thái tông lại lẩm bẩm tự nói: Thiên hạ chẳng có ni cô nào làm hoàng thượng, trẫm có chết cũng an tâm rồi.

Lý Trị nghe được cảm thấy khó hiểu, nhưng cũng không để ý, thừa cơ trốn ra ngoài chạy thẳng đến phòng Võ Mị Nương. 

Thấy Võ Mị Nương, thái tử bèn khóc, nói: Khanh cam tâm rời xa ta sao?

Mị Nương trả lời: Lệnh vua khó trái, chỉ đành đi thôi.

Lời chưa nói xong nước mắt đã rơi lã chã, nói không thành tiếng. Thái tử bảo: Sao nàng lại đồng ý xuất gia làm ni cô?

Mị Nương sau khi trấn tĩnh, liền đem kế sách của mình nói cho Lý Trị: Nếu thiếp không chủ động nói muốn xuất gia làm ni cô thì chỉ còn một con đường chết. Thiếp muốn ở bên điện hạ mãi mãi, nên trước tiên đành rời xa điện hạ. Giữ được núi thì sợ gì không có củi đốt. Chỉ cần sau khi điện hạ đăng cơ, không quên tình cũ, không chìm đắm trong rừng phi tần mỹ nữ, thì thiếp sẽ có ngày trở lại. Chúng ta sẽ có ngày được ở bên nhau mãi mãi.

Thái tử Lý Trị bái phục tài trí của Võ Mị Nuơng, sau đó liền tháo ngọc bội Cửu long đưa cho Mị Nương làm tín vật, và thề: Nếu ta phụ khanh, ta sẽ... 

Sau khi thái tử đăng cơ, Võ Mị Nuơng quả nhiên được tiến cung lần nữa, sau này trở thành nữ hoàng đế đầu tiên danh tiếng lừng lẫy trong lịch sử Trung Hoa.

Hàn Phi Tử - Thuyết lâm hạ

Tống chi phú cổ hũu Giám Chỉ Tử giả, dữ nhân tranh mãi bách kim chi anh ngọc, nhân dương thất nhi huỷ chi, phụ kỳ bạch kim, nhi lý kỳ huỷ hà, đắc thiên dật yên. Sự hữu cử chi nhi hữu bại, nhi hiền kỳ vô cử chi giả, phụ chi thời dã.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest 

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Muốn thành công ở việc gì, trước tiên phải thất bại ở việc đó

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.44214 sec| 1103.813 kb