Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Chấp bính dĩ xử thế, hình ðức chế thần hạ" (Nhà vua nắm quyền bính để xử thế, dùng hình phạt và đức hạnh chế phục bề tôi)
Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc
Quản trị đất nước phải dựa vào tình người. Tình cảm của con người có yêu thích có chán ghét, nên có thể sử dụng ban thưởng và hình phạt. Có thể sử dụng ban thưởng và hình phạt thì cũng có thể xây dựng lệnh cấm. Nhà vua nắm quyền bính để xử thế, cho nên mệnh lệnh truyền xuống được chấp hành nghiêm chỉnh, lệnh cấm ban ra ngăn chặn được tà ác.
Hàn Phi Tử nhấn mạnh, quản trị cần dựa vào thực lực. Nhà vua muốn khống chế bề tôi, ngồi yên trên ngai vàng thì buộc phải nắm giữ đầy đủ quyền lực của mình. Trong rất nhiều quyền lực, Hàn Phi Tử đặc biệt nhấn mạnh đến quyền thưởng phạt, tức là hai khía cạnh "hình” và “đức”.
Phàm là trị lý thiên ha, bắt buộc phải dựa vào tình người. Tình cảm của con người có yêu thích có chán ghét, nên có thể sử dụng ban thưởng và hình phạt; có thể sử dụng ban thưởng và hình phạt thì cũng có thể xây dựng lệnh cấm, từ đó cách trị nước cũng hoàn bị. Nhà vua nắm quyền bính để xử thế, cho nên mệnh lệnh ngài truyền xuống được chấp hành nghiêm chỉnh, lệnh cấm ngài ban ra ngăn chặn được tà ác.
Hàn Phi Tử nhấn mạnh “bá đạo”, tất cả đều cần dựa vào thực lực. Nhà vua muốn khống chế bề tôi, ngồi yên trên ngai vàng thì buộc phải nắm giữ đầy đủ quyền lực của mình. Trong rất nhiều quyền lực, Hàn Phi Tử đặc biệt nhấn mạnh đến quyền thưởng phạt, tức là hai khía cạnh "hình” và “đức”, mưu trí nhà vua “nắm quyền bính để xử thế, dùng hình phạt và đức hạnh chế phục bề tôi” mang đậm đặc điểm tư tưởng của Hàn Phi Tử.
Kết quả của việc “tạo quan hệ, đi cửa sau” thường là làm trái kỷ cương pháp luật, tham ô hủ bại. Singapore nổi tiếng là một quốc gia có bộ máy quan chức thanh liêm trên thế giới. Nhưng có thể mọi người vẫn chưa quên, trước khi Lý Quang Diệu cầm quyền, giới quan chức Singapore cũng từng có những hiện tượng tạo quan hệ, đi cửa sau, tham ô... hết sức nghiêm trọng làm toàn dân căm phẫn.
Vào những năm 50 của thế kỷ 20, vì Lý Quang Diệu giương cao khẩu hiệu “đánh đổ tham ô” vốn đã khắc sâu trong tâm trí dân chúng, nên ông nghiễm nhiên được nhân dân ủng hộ lên nǎm chính quyền.
Ở một đất nước tham ô hủ bại nặng nề như thế, Lý Quang Diệu chọn cách nào để đạt được thành công như mọi người trông đợi? Lý Quang Diệu sử dụng rất nhiều phương pháp cụ thể, song chung quy lại phương pháp cốt lõi là vừa nắm “hình” vừa dùng “đức” xác định tiêu chuẩn đúng sai, thưởng phạt nghiêm minh, có công ắt có thưởng, có tội ắt có phạt, thực tế là áp dụng mưu trí “nhà vua nắm quyền bính để xử thế, dùng hình phạt và đức hạnh chế phục bề tôi” của Hàn Phi Tử.
Năm 1952, sau khi bước lên vũ đài chính trị, Lý Quang Diệu lập tức ban hành một chế độ lấy thưởng phạt làm nòng cốt, khiến cho nhân viên chính phủ buộc phải lựa chọn hoặc được trọng thưởng vì không tham ô hoặc bị phạt nặng vì tham ô.
Trước tiên, chính phủ Singapore ban hành chế độ đãi ngộ khác nhau giữa các cấp lãnh đạo khiến cho độ chênh lệch đãi ngộ giữa cán bộ cấp cao và cán bộ cấp cơ sở lên tới hơn chín lần. Còn “chủ nghĩa thành tích” nghiêm minh lại khiến cho việc thăng chức của cán bộ viên chức hoàn toàn không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài như xuất thân, gia cảnh, lý lịch, mối quan hệ,.. mà hoàn toàn dựa vào “thành tích” cao thấp của mỗi cá nhân. Người có “thành tích” cao không ngừng phấn đấu sẽ được hưởng lương cao; ngược lại, người mãi dừng lại ở cấp cơ sở sẽ có thu nhập thấp. Đó là cách thưởng phạt phân minh.
Cùng với đó là chế độ công quỹ, quy định mỗi cán bộ viên chức đều phải trích 16,5% tiền lương của mình vào công quỹ, bỏ vào ngân hàng trong nước thu lãi, và chính phủ sẽ cấp 20,5% tiền lương cho vào công quỹ, tổng cộng mỗi tháng cán bộ viên chức có 37% tiền lương cho vào công quỹ, hưởng lãi suất ngân hàng. Nếu cán bộ viên chức luôn phấn đấu công tác, làm hết chức trách thì sau khi nghỉ hưu ở tuổi năm mươi lăm, anh ta sẽ được lĩnh toàn bộ số tiền công quỹ hậu hĩnh, đó là trọng thưởng; còn nếu có người muốn bỏ dở giữa chừng thì sẽ bị khấu trừ phần công quỹ chính phủ cung cấp. Nếu có người phạm tội tham nhũng thì ngay cả công quỹ do bản thân anh ta đóng góp cũng bị tịch thu sung công, đó là phạt nặng.
Chính phủ Singapore còn quy định: Cuối mỗi nǎm, cán bộ viên chức đểu phải kê khai toàn bộ tài sản của mình và người thân trong gia đình, bao gồm cổ phiếu, nhà đất, sổ tiết kiệm ngân hàng... Thứ trưởng thường vụ của mỗi bộ phụ trách việc xét duyệt những bản kê khai này. Nếu có người nhận quà biếu, ông ta phải lập tức giao nộp vật phẩm cho người chuyên trách xử lý; nhưng nếu người nhận quà biếu muốn giữ lại vật phẩm thì sẽ mua lại theo giá cả thị trường sau khi người chuyên trách thẩm định giá trị.
Đồng thời, chính phủ còn lập Cục điều tra tham nhũng, trực thuộc quyền quản lý của thủ tướng, phụ trách việc kiểm tra đánh giá phẩm chất nghề nghiệp của mười lǎm vạn cán bộ viên chức, các vụ án gian lận được giao cho các cơ quan tư nhân điều tra. Nǎm 1970, trong một vụ thanh trừ nạn tham nhũng, mấy nhân vật cấp bộ trưởng, thứ trưởng đều bị tống vào tù, ngay cả người thân tín của Lý Quang Diệu cũng không thể thoát tội vì phạm tội tham nhũng...
Lý Quang Diệu vận dụng mưu trí “nhà vua nắm quyền bính để xử thế, dùng hình phạt và đức hạnh chế phục bề tôi” khiến cho các cấp dưới của ông phải giữ đúng bổn phận vì ham lợi, kiềm chế bản thân vì sợ tội, từ đó quét sạch luồng gió tham ô nhận hối lộ, nhũng nhiễu dân chúng, và mở ra một luồng gió mới là quan chức liêm khiết được cả thế giới ca ngợi.
Phàm trị thiên ha, tất nhân nhân tình. Nhân tình giả, hữu hiếu ố, cố thưởng phạt khả dụng; thưởng phạt khả dụng, tắc cấm lệnh khả lập nhi trị đạo cụ hỹ. Quân chấp bính dī xử thế, cố lệnh hành cấm chỉ.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm