Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Nghề luật sư gắn liền với công lý, công bằng. Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng của nghề luật sư. Thành công sẽ đến và luôn đến nếu chúng ta nhớ rõ điều này".
Luật sư Phạm Ngọc Minh, Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest
Nghề Luật đòi hỏi người hành nghề vừa phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu sâu rộng về chính trị - kinh tế - xã hội - pháp luật, thành thạo về kỹ năng làm việc, vừa phải có phẩm chất, tố chất phù hợp với nghề và tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc đạo đức - ứng xử nghề nghiệp.
Nghề Luật được phân biệt thành 02 nhóm: (1) Nghề luật thuộc hệ thống cơ quan tư pháp, thực thi quyền lực tư pháp nhà nước; người hành nghề phải được nhà nước bổ nhiệm theo những chức danh tư pháp, như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, hoặc: (2) Nghề luật ngoài hệ thống cơ quan tư pháp, có chức đanh bổ trợ tư pháp như Luật sư, Công chứng viên, Thừa phát lại.
Nghề Luật sư là một Nghề Luật, thuộc nhóm ngoài hệ thống Cơ quan Tư pháp, hành nghề theo phương thức tự do, bởi Luật sư có quyền tự do trong phương thức hành nghề, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng một cách độc lập theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Theo cách hiểu chung nhất: "Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động, trong đó con người vận dụng các tri thức, kỹ năng qua đào tạo, trau dồi, trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn để tạo ra những sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ có tính vật chất hay tinh thần phục vụ nhu cầu xã hội".
Tương ứng với cách hiểu này, Nghề Luật là một dạng nghề nghiệp trong xã hội. Nghề Luật bao gồm những loại hình nghề nghiệp cụ thể, liên quan đến pháp luật, có mục đích, chức năng, phạm vi, đối tượng, công cụ, phương tiện, chủ thế hoạt động nghề nghiệp cụ thể.
Nghề Luật là nghề nghiệp “đặc thù" trong xã hội. Đối tượng tác động của hoạt động Nghề Luật là con người, tổ chức và nhà nước. Sự tác động này mang tính đa chiều. Mặt tích cực là bảo vệ và bảo đảm cho quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể được thực thi đúng pháp luật, tôn trọng công lý, lẽ công bằng. Do có đặc thù gắn với “số phận" con người nên Nghề Luật ẩn chứa những nguy cơ gây tổn hại cho lợi ích vật chất, tinh thần của các chủ thể trong quan hệ pháp luật từ các quyết định tố tụng hoặc các dịch vụ pháp lý mà người hành Nghề Luật mang lại.
Chính vì thế, Nghề Luật đòi hỏi người hành nghề vừa phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu sâu rộng về chính trị - kinh tế - xã hội - pháp luật, thành thạo về kỹ năng làm việc, vừa phải có phẩm chất, tố chất phù hợp với nghề và tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc đạo đức - ứng xử nghề nghiệp. Trong Nghề Luật, có những nhóm nghề mà người hành nghề phải được nhà nước bổ nhiệm theo những chức danh tư pháp như người hành nghề Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, hoặc phải có chức đanh bổ trợ tư pháp, như người hành Nghề Luật sư, công chứng... phù hợp với vị trí của từng loại hình công việc liên quan đến pháp luật.
Pháp luật Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đều có quy định không cho phép một người kiêm nhiệm đồng thời hai chức danh tư pháp khác nhau thuộc Nghề Luật.
Xuất phát từ sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh tư pháp, Nghề Luật được phân biệt thành hai nhóm: (1) Nghề luật thuộc hệ thống Cơ quan tư pháp, thực thi quyền lực tư pháp nhà nước; (2) Nghề luật ngoài hệ thống Cơ quan tư pháp, hành nghề theo phương thức tự do. Nghề Luật sư thuộc nhóm ngoài cơ quan tư pháp và hành nghề tự do.
Nghề Luật sư trong môi trường Nhà nước pháp quyền chịu sự tác động sâu sắc của hệ thống chính trị - kinh tế - xã hội của từng quốc gia ở mỗi thời kỳ. Tại Việt Nam, xã hội biết đến sự tồn tại độc lập của Nghề Luật sư nhiều hơn từ sau năm 1945. Qua gần tám thập niên, Nghề Luật sư tại Việt Nam có sự phát triển lớn mạnh toàn diện cả về quy mô, chất lượng và vai trò đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước; góp phần tạo ra sự thay đổi tích cực của công cuộc cải cách tư pháp; tạo lập niềm tin của người dân vào công lý; thúc đẩy và tạo động lực phát triển thị trường dịch vụ pháp lý tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
Nghề Luật sư là một trong số Nghề luật mà tổ chức hành nghề và Luật sư hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng một cách độc lập và chuyên nghiệp.
Xem thêm: Địa vị pháp lý của Luật sư
Một là, mục đích nghề nghiệp. Mục đích nghề nghiệp tùy thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp riêng của từng cá nhân nhưng vẫn phải tôn trọng mục đích chung của Nghề Luật sư là bảo đảm thực thi chức năng và sứ mệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật về Luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư.
Hai là, chức năng nghề nghiệp. Chức năng nghề nghiệp Luật sư là tổng thể gắn bó của các phương diện hoạt động giúp cho việc phân biệt Nghề Luật sư với nhóm Nghề Luật khác.
Với tư cách của chủ thể cung cấp dịch vụ pháp lý, trong quan hệ giao dịch giữa cá nhân Luật sư với khách hàng thì hoạt động hướng dẫn, phản biện và trợ giúp được xác định là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
Hoạt động hướng dẫn của Luật sư đối với khách hàng về quy định pháp luật cần viện dẫn, sử dụng và tuân thủ; về trình tự, thủ tục, cách thức ứng xử đúng đắn với pháp luật, với cơ quan, tổ chức, nhà nước và các chủ thể liên quan để mang lại hiệu quả tối ưu cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân chủ thể pháp luật.
Song song với hoạt động hướng dẫn, Luật sư cung cấp cho khách hàng ý kiến tư vấn (được hiểu là kết quả của sự nghiên cứu. phân tích, phản biện độc lập của Luật sư) để có phương án tốt nhất cho khách hàng. Quá trình hướng dẫn, tư vấn này chính là vừa thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, vừa là sự trợ giúp hiệu quả, cần thiết thuộc trách nhiệm nghề nghiệp luật sư.
Vai trò hướng dẫn của Nghề Luật sư giúp cách hiểu và hành xử của người dân tuân thủ đúng quy định, trình tự, thủ tục pháp lý khi tiếp cận công lý và hệ thống pháp luật quốc gia, để bảo đảm mọi người dân trong xã hội được thụ hưởng quyền con người, quyền công dân trong điều kiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với hai chức năng hướng dẫn và phân biệt, chức năng trợ giúp về pháp lý là sự chia sẻ từ nghề nghiệp và những người làm Nghề Luật sư đối với phần trách nghiệm của nhà nước phải bảo vệ an toàn, an ninh cho người dân trong vận hành và thực thi quyền lực nhà nước ở các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Với tư cách là một nghề độc lập trong xã hội, chức năng hướng dẫn, phản biện và trợ giúp của Nghề Luật sư có những tương đồng nhất định với chức năng xã hội của Luật sư. Đối với nghề nghiệp, các chức năng này được phản ánh, thể hiện và chứng minh vai trò, hiệu quả hoạt động thực tiễn mà giới Luật sư đóng góp cho xã hội. Giá trị thực sự của Nghề Luật sư một phần chính là ở năng lực phản biện để xây dựng, phát triển hệ thống pháp luật quốc gia thông qua việc cung cấp các góc tiếp cận đa chiều cho những cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động ban hành, thực thi, tuân thủ pháp luật.
Ba là, đối tượng nghề nghiệp Luật sư. Nghề Luật sư hướng tới cá nhân, tổ chức, kể cả nhà nước để đáp ứng nhu cầu bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật.
Bốn là, công cụ hành Nghề Luật sư. Công cụ chính của Nghề Luật sư là hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam; công lý; lẽ công bằng; hệ thống quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Ngoài pháp luật và những nguồn điều chỉnh đặc thù của hoạt động tư pháp , hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của luật sư còn cần đến công cụ lý trí là “tư duy pháp lý”, công cụ chuyên môn đặc thù của Nghề luật nói chung và Nghề Luật sư nói riêng.
Liên quan đến hoạt động Nghề Luật sư, tư duy pháp lý vừa có đặc thù của tư duy nghề nghiệp chuyên nghiệp về pháp luật, vừa là kết quả của hoạt động tư duy đinh cao trong xử lý, giải quyết các công việc thuộc phạm vi, lĩnh vực nghề nghiệp của Luật sư, tuân thủ đầy đủ những quy luật cơ bản của nhận thức luận và tư duy logic hình thức, như quy luật đồng nhất, quy luật không mâu thuẫn, quy luật triệt tiêu và quy luật lý do đầy đủ.
Năm là, chủ thể hoạt động của Nghề Luật sư. Ở Việt Nam, Luật sư được quan niệm là một dạng chức danh bổ trợ tư pháp dành cho những người dù tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề; các tổ chức hành nghị cần đáp ứng dù điều kiện thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về tổ chức hành nghề Luật sư tại Việt Nam, quy chế riêng của tổ chức xã hội nghề nghiệp LS và quy chế tổ chức, hoạt động của từng tổ chức hành nghề.
Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest
Một là, lĩnh vực và phạm vi của hoạt động nghề nghiệp Luật sư. Đáp ứng nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, phạm vi, loại hình dịch vụ pháp lý Luật sư tại Việt Nam hiện nay được mở rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội - pháp luật và với các đối tượng khách hàng đa dạng, phong phú. Dịch vụ pháp lý Luật sư là dịch vụ đặc thù so với các loại hình hàng hóa dịch vụ khác. “Hàng hóa" (hay còn gọi là sản phẩm dịch vụ) trong hoạt động giao dịch cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư là “chất xám’’ - kết quả hoạt động tư duy trí tuệ về pháp lý của Luật sư cung cấp cho khách hàng. Đó là các phương án tư vấn/bảo vệ/trợ giúp pháp lý từ Luật sư đối với khách hàng theo thỏa thuận hợp đồng hoặc cam kết trợ giúp pháp lý của Luật sư.
Tính chất đặc thù này được quy ước bởi tính chất dịch vụ; tư cách pháp lý của Luật sư với khách hàng trong quan hệ giao dịch dân sự - thương mại theo sự điều chỉnh của pháp luật về Luật sư và pháp luật liên quan; chức năng xã hội và sứ mệnh nghề nghiệp Luật sư. Nghề Luật sư tích hợp song hành hai phương diện hoạt động nghề nghiệp: (1) Quan hệ pháp luật dân sự - thương mại giữa bên cung cấp dịch vụ pháp lý và bên sử dụng dịch vụ pháp lý; (2) Chức năng xã hội và sứ mệnh nghề nghiệp trong cung cấp dịch vụ pháp lý. Một mặt, Nghề Luật sư phải tuân theo sự điều tiết của quy luật thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, sứ mệnh nghề nghiệp ràng buộc người hành nghề Luật sư có sự hỗ trợ pháp lý cho cá nhân, có chức, pháp nhân khi những chủ thế đó có vấn đề liên quan đến pháp luật. Hiện nay, tại Việt Nam, hoạt động nghề nghiệp luật sư diễn ra ở các phương diện hoạt động cơ bản sau: (1) hoạt động tranh tụng, (2) hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ khác.
Hai là, vị trí độc lập của Nghề Luật sư. Độc lập là một thuộc tính và đặc trưng cơ bản của Nghề Luật sư, tồn tại trong thể chế pháp lý nghề nghiệp với ý nghĩa vừa là yêu cầu, vừa là nguyên tắc định hình bản chất Nghề Luật sư và được cụ thể hóa ở sứ mệnh bảo vệ sự độc lập tư pháp. Lý do Nghề Luật sư cần có sự độc lập xuất phát từ bản chất, đặc trưng của các nhóm nghề luật. Mọi sự việc xảy ra trong xã hội thông qua sự điều chỉnh trực tiếp của ý chí nhà nước đều được "khái quát hóa” trong điều luật, đạo luật về việc giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp, vụ việc phát sinh trong các quan hệ xã hội phải dựa trên những khuôn khổ pháp lý có tính khái quát cao này. Khi xây dựng, ban hành luật, các chủ thể có thẩm quyền đã phân tích các dữ kiện để tổng hợp lại trong điều luật hay bộ luật. chủ thể áp dụng, sử dụng và thi hành pháp luật phải trên cơ sở những điều luật đã được khái quát hóa đó để nhận diện, phân tích trở lại, nhằm bảo đảm có thế áp dụng dụng cho từng trường hợp. Vì vậy, trong "không gian pháp lý" hữu hạn của pháp luật, sự độc lập là điều kiện căn bản để người hành nghề Luật sư có thể tự do tư duy, tự do sáng tạo, tự do đưa ra quyết định trong việc lựa chọn những phương án phù hợp và tốt nhất theo yêu cầu của khách hàng. Việc không bị lệ thuộc, không bị áp lực, bị chi phối, bị dẫn dắt bởi tác động vật chất, tinh thần từ bên ngoài là điều kiện căn bản để người hành nghề Luật sư “giải mã" thành công tình tiết, sự kiện, nội dung của mọi tình huống, sự việc đã xảy ra trong thực tiễn mà đã được thể chế hóa trong quá trình làm luật.
Ba là, tính chuyên nghiệp của Nghề Luật sư. Thuộc tính chuyên nghiệp của Nghề Luật sư là sự kết hợp đồng thời của hai cơ chế truyền thống và phi truyền thống. Từ góc nhìn truyền thống thì Nghề Luật sư là nghề độc lập, đặc thù trong xã hội nên người hành nghề và tổ chức hành nghề phải đáp ứng đúng, đủ và đạt yêu cầu chặt chê các quy định pháp luật. Cụ thể, người muốn được hành nghề phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện, nguyên tắc và yêu cầu về năng lực, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ cùng các kỹ năng làm việc phù hợp. Còn các tổ chức hành nghề phải tuân thủ các quy định của pháp luật Luật sư và pháp luật liên quan khi tham gia hoạt động ở thị trường dịch vụ pháp lý. Pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền cung cấp dịch vụ pháp lý có thù lao và ràng buộc trách nhiệm pháp lý của Luật sư về chất lượng dịch vụ cung cấp cho thị trường và người sử dụng dịch vụ. Đây là một trong số cơ sở về sự chuyên nghiệp của Nghề Luật sư.
Xem thêm: Luật sư cộng sự tại Công ty Luật TNHH Everest
(Nguồn tham khảo: Giáo trình Luật sư và Đạo đức Nghề Luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác)
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm