Nghiên cứu hồ sơ trong giai đoạn xét xử phúc thẩm

30/04/2021

 

Nghiên cứu hồ sơ là công việc hết sức quan trọng với luật sư. Do tính chất đặc thù của giai đoạn xét xử phúc thẩm nên việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự ở giai đoạn phúc thẩm là để xác định đã có đủ tài liệu, chứng cứ nhằm đi đến kết luận có căn cứ để chấp nhận kháng cáo, kháng nghị không. Để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng, luật sự cần phải có phương pháp nghiên cứu hồ sơ hợp lý.

 

 

hồ sơ phúc thẩm Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Nghiên cứu hồ sơ trong giai đoạn xét xử phúc thẩm

 

 

Nghiên cứu hồ sơ là công việc hết sức quan trọng với luật sư . Do tính chất đặc thù của giai đoạn xét xử phúc thẩm nên việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự ở giai đoạn phúc thẩm là để xác định đã có đủ tài liệu , chứng cứ nhằm đi đến kết luận có căn cứ để chấp nhận kháng cáo , kháng nghị không. Để bảo vệ tốt nhất quyền , lợi ích hợp pháp cho khách hàng , luật sự cần phải có phương pháp nghiên cứu hồ sơ hợp lý .

 

 

Nếu chưa tham gia ở giai đoạn sơ thẩm, luật sư phải kiểm tra giống như khi nghiên cứu hồ sơ ở giai đoạn sơ thẩm, nghĩa là luật sư vẫn phải: Kiểm tra hồ sơ về tố tụng xem có dấu hiệu vi phạm tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hay không. Về nội dung, việc nghiên cứu vẫn phải chú ý những vấn đề mấu chốt của vụ án như tội danh , thu thập và đánh giá chứng cứ, căn cứ áp dụng pháp luật, về hình phạt. Khi nghiên cứu, luật sư vẫn phải bám sát yêu cầu, nội dung của kháng cáo, kháng nghị.

 

 

Nếu đã tham gia ở giai đoạn sơ thẩm, luật sư cần nắm rõ thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đã được quy định tại khoản 1 Điều 346 BLTTHS năm 2015: “Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án”

 

 

Dù đã tham gia tố tụng trước đó hay chỉ tham gia từ giai đoạn phúc thẩm, khi nghiên cứu hồ sơ, luật sư đều cần quan tâm đến kháng cáo, kháng nghị trong vụ án. Trong đó, về hình thức: xem kháng cáo, kháng nghị có đúng hạn luật định được quy định tại Điều 333, Điều 337 BLTTHS không. Kháng cáo có thuộc phạm vi kháng cáo theo C hay không . Nếu kháng cáo quá hạn thì có lý do hợp lệ được quy định Quyển theo Điều 336 BLTTHS năm 2015 hay không. Việc xem xét kháng Điều 335 BLTTHS năm 2015 hay không. Kháng nghị có đúng thẩm nghị có đúng thẩm quyền hay không là vấn đề hết sức quan trọng. Thực tế , có kháng nghị về nội dung là đúng nhưng người kỳ kháng nghị lại không đúng thẩm quyền.

 

 

Về nội dung: Nghiên cứu kỹ nội dung kháng cáo, kháng nghị, chứng cứ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu kháng cáo, kháng nghị. Nghiên cứu nội dung của bản án sơ thẩm như tính hợp pháp của bản án sơ thẩm cả về tố tụng và nội dung. Nghiên cứu biên bản phiên tòa, biên bản nghị án, đối chiếu, so sánh với bản án để xác định các nhận định, quyết định trong bản án có phù hợp, đúng luật hay không. Từ nghiên cứu đó, luật sư phát hiện sai sót của Tòa án cấp sơ thẩm như vi phạm tố tụng (việc xử vắng mặt người tham gia tố tụng, số lượng, thành phần HĐXX ... ); việc áp dụng pháp luật ( định tội danh, áp dụng điều luật, đánh giá chứng cứ, xem xét những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, giải quyết phần bồi thường dân sự, xử lý về vật chứng ... ) .

 

 

Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật

 

 

Trong vụ án hình sự dù ở bất cứ giai đoạn tố tụng nào thì vấn đề chứng cứ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chứng cử giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện tội phạm, tìm ra người phạm tội để đề ra những biện pháp xử lý cho phù hợp với pháp luật. Đối với luật sư, ở giai đoạn xét xử phúc thẩm, chứng cứ giúp cho luật sư bào chữa, bảo vệ cho khách hàng, từ đó khẳng định rằng việc kháng cáo, kháng nghị có căn cứ hay không?

 

 

Điều 353 BLTTHS năm 2015 quy định về bổ sung, xem xét chứng cứ, tài liệu, đồ vật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm như sau:

 

 

- Trước khi xét xử hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, VKS có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Tòa án bổ sung chứng cứ mới, người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại và các đương sung đều phải sự khác có quyền bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật .

 

 

- Chứng cứ mới, chứng cứ cũ, tài liệu, đồ vật mới bổ . được xem xét tại phiên tòa phúc thẩm.

 

 

Vì vậy, luật sư dù là người bào chữa cho bị cáo hay bảo vệ cho bị hại, đương sự khác trong vụ án hình sự ở giai đoạn xét xử phúc thẩm cũng phải giúp khách hàng thu thập thêm các chứng cứ, tài liệu, đồ vật có lợi cho khách hàng .

 

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Nghiên cứu hồ sơ trong giai đoạn xét xử phúc thẩm

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.48762 sec| 942.023 kb