Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Thưởng tất xuất hồ công lợi, danh tất tại hồ vi thượng" (người được ban thưởng phải là có cống hiến cho đất nước, người được khen ngợi phải có đủ năng lực dốc sức cho nhà vua).
Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc
Phương pháp cai trị đất nước của vị vua anh minh là: dùng người có tài, tôn trọng người tận tụy, khen thưởng người có công. Ðối tượng được ban thưởng phải là người có cống hiến cho đất nước, đối tượng được khen ngợi phải là người có đủ nǎng lực dốc sức cho nhà vua.
Hàn Phi Tử cho rằng, thưởng cho người khác danh lợi, ban cho người khác quyền lực, chính là cây gậy chỉ huy giúp nhà vua quyết định hành động của dân chúng. Nhà vua chỉ gậy về hướng nào, dân chúng sẽ đi về hướng đó. Việc nhà vua sử dụng cây gậy của mình ra sao, khen ngợi và ban thưởng cho những người nào, sẽ quyết định sự thịnh suy, mạnh yếu của đất nước.
Phương pháp cai trị đất nước của vị vua anh minh là: dùng người có tài, tôn trọng người tận tụy, khen thưởng người có công. Ðối tượng được ban thưởng phải là người có cống hiến cho đất nước, đối tượng được khen ngợi phải là người có đủ nǎng lực dốc sức cho nhà vua.
Hàn Phi Tử cho rằng, thưởng cho người khác danh lợi, ban cho người khác quyền lực chính là cây gậy chỉ huy giúp nhà vua quyết định hành động của dân chúng. Nhà vua chỉ gậy về hướng nào, dân chúng sẽ đi về hướng đó. Vì thế, việc nhà vua sử dụng cây gậy của mình ra sao, khen ngợi và ban thưởng cho những người nào, sẽ quyết định lợi ích của nhà vua, cũng như sự thịnh suy, mạnh yếu của cả đất nước.
Ý nghīa của câu “thưởng tất vu hồ công lợi, danh bất tại hồ vi thượng" là: đối tượng được ban thưởng phải là người có cống hiến cho đất nước, đối tượng được khen ngợi phải là người có đủ nǎng lực dốc sức cho nhà vua.
“Thưởng tất vu hồ công lợi, danh bất tại hồ vi thượng" là một trong những mưu lược quan trọng của Hàn Phi Tử. Nó chứa đựng những hạn chế của chế độ phong kiến, nô dịch dân chúng, vì lợi ích tối thượng của nhà vua. Song vì hoàn thành một công trình to lớn nào đó, hoǎc vì sự hùng mạnh của đất nước thì đây lại là một phương pháp vô cùng hiệu quả nhằm thống nhất ý kiến đại chúng hay tập trung lực lượng.
Khi Nhâm Đǎng giữ chức huyện lệnh huyện Trung Mâu, ông từng trình lên Triệu Tương Tử: Huyện Trung Mâu có hai thư sinh nổi tiếng là Trung Chương và Tư Kỷ, nhân phẩm tốt, học thức uyên bác, sao ngài lại không để bạt họ?
Triệu Tương Tử nói: Ông bảo họ tới gǎp ta, ta sẽ phong cho họ làm trung đại phu.
Quản gia của Triệu Tương Tử khuyên rằng: Trung đại phu là chức quan trọng yếu của nước Triệu, nay bọn họ chưa có công lao gì cả, mà ngài đã bổ nhiệm họ đảm nhận chức vị ấy. Điều này không phù hợp với mưu lược nhất quán trong việc bổ nhiệm đại thẩn của nước Triệu. Chỉ sợ rằng, ngài mới nghe thấy danh tiếng của họ chứ chưa tận mắt chứng kiến năng lực của họ như thế nào.
Triệu Tương Tử nghe quản gia nói vậy liền nói: Ta chọn dùng Nhâm Đăng, trước là đã nghe danh về ông ấy, sau lại tận mắt quan sát ông ấy. Nay người mà Nhâm Đăng chọn dùng, lại bắt ta phải trước nghe danh họ, sau lại tận mắt quan sát đánh giá họ. Như thế chẳng phải đôi tai, đôi mắt quan sát đánh giá người của ta là phí công ư?
Nhâm Đăng đưa Trung Chương và Tư Kỷ đến gặp Triệu Tương Tử ngay trong ngày hôm đó, giúp họ nhậm chức trung đại phu và được phân đất phân nhà. Vì thế, một nửa số dân trong huyện Thanh Mâu bỏ ruộng cày, bán cả vườn tược để học tập và nghiên cứu văn hiến điển tịch.
Cǎn cứ vào tình hình quân hùng tranh bá thời bấy giờ chủ yếu dùng sức mạnh thay cho lý lẽ, Hàn Phi Tử rút ra rằng, chỉ có khuyến khích trồng trọt và tác chiến mới khiến cho dân giàu nước mạnh. Cho nên, ông quan niệm những người đáng được ban thưởng, ca ngợi trên thực tế phǎi là những người nỗ lực trồng trọt và chiến đấu.
Hàn Phi Tử còn cho rằng, lời nói, hành vi phải hoàn toàn thống nhất với quân lệnh và pháp luật. Những thứ làm trái điều này điều phải ngăn chặn, ban lệnh cấm. Những người nghiên cứu học vấn luôn tự cho mình là đúng, họ đưa ra và tuyên truyền những lý luận không thống nhất với ý chí của nhà vua và quy định của pháp luật.
Vì vậy, những kẻ ẩn mình trong núi sâu, vùi đầu vào sách vở thường là những kẻ vô dụng, thành công thì ít mà thất bại thì có thừa. Họ là một trong những trở ngại lớn nhất trong công cuộc xây dựng dân giàu nước mạnh. Nhà vua không bao giờ được coi họ là đối tượng được ban thưởng, khen ngợi. Đây cũng chính là ý nghĩa cốt lõi của mưu trí “thưởng tất xuất hồ công lợi, danh tất tại hồ vi thượng” trong tư tưởng Hàn Phi Tử.
Cách Hàn Phi Tử bài xích suy nghĩ của “người đọc sách” hiển nhiên là phiến diện. Nhưng mưu lược “thưởng tất xuất hồ công lợi, danh tất tại hồ vi thượng” ông đưa ra vẫn được áp dụng cho đến ngày nay.
Minh chủ chi đạo: Thủ vu nhiệm, hiền vu quan, thưởng vu công... Thưởng tất xuất hồ công lợi, danh tất tại hồ vi thượng.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành)
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm