Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Người muốn đạt được công danh đều mưu cầu sự ủng hộ, giúp đỡ của dân chúng" (Chí công danh giả cầu chúng nhân chi trợ)
Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc
“Một bàn tay đơn độc, dù vỗ mạnh tới mấy cũng không thể phát ra tiếng". Cho dù thánh nhân có đức hạnh cao thượng, hành sự thanh liêm, nhưng địa vị của ngài không được xã hội công nhận, bảo vệ, thì nhà vua cũng không thể xây dựng được công danh sự nghiệp.
Hàn Phi Tử chỉ rõ cội nguồn cấu thành nên quyền thế, địa vị của nhà vua - đến từ sự giúp đỡ của dân chúng. Nhờ có thiên hạ chung sức chung lòng cùng yêu quý và ủng hộ, nên địa vị của nhà vua mới ổn định. Vì dân chúng đồng lòng nhất trí bầu chọn và phò tá, nên địa vị của nhà vua cūng mới tôn quý.
Người làm vua, nhờ có thiên hạ chung sức chung lòng cùng yêu quý và ủng hộ, nên địa vị của ngài mới ổn định; dân chúng đồng lòng nhất trí bầu chọn và phò tá, nên địa vị của ngài cūng mới tôn quý...
Tai hoạ của nhà vua nằm ở chỗ, chẳng có ai hưởng ứng ngài, bởi vậy mới nói: “Một bàn tay đơn độc, dù vỗ mạnh tới mấy cũng không thể phát ra tiếng". Cho dù thánh nhân có đức hạnh cao thượng; hành sự thanh liêm, nhưng địa vị của nhà vua không được xã hội công nhận, bảo vệ, thì cũng không thể xây dựng được công danh sự nghiệp.
Cho nên ở thời cổ đại, nguời đạt được công danh đều dựa vào sự giúp đỡ của dân chúng, người bên canh kết giao với anh ta bằng tấm lòng chân thành, người ở xa ca ngợi anh ta bằng mĩ từ tốt đẹp, người có địa vị tôn quý lại dùng quyền thế. Chính vì thế cho nên, công lao to lớn của nhà vua mới tồn tại lâu dài trong nước tựa như Thái Sơn, còn danh tiếng của ngài cũng tương tự như ánh sáng của mặt trăng mặt trời mãi mãi chiếu rọi xuống nhân gian.
Hàn Phi Tử nhấn mạnh quan điểm thế trị trong việc bảo vệ quyền thế và uy thế của nhà vua. Thần dân cần phải phục tùng quân quyền chí cao vô thượng một cách vô điều kiện. Không chỉ nhấn mạnh tác dụng to lớn của “thế”, Hàn Phi Tử còn nhìn thấu cội nguồn cấu thành nên quyền thế, địa vị của nhà vua - đến từ sự giúp đỡ của dân chúng. Quyền lực của nhà vua cũng nằm ở sự ủng hộ của lòng dân.
Từ đó, ông chỉ ra mối quan hệ phụ thuộc giữa nhà vua và thần dân, “tai hoạ của nhà vua nằm ở chỗ chẳng có ai hưởng ứng ngài”, “địa vị của ngài không được xã hội công nhận, bảo vệ, thì ngài cũng không thể xây dựng đuợc công danh sự nghiệp”. Chỉ có sự giúp sức của dân chúng mới cóthể giúp nhà vua lập nên sự nghiệp to lón, danh tiếng mãi mãi trường tồn. Đó chính là mưu lược “chí công danh giả cầu chúng nhân chi trợ”. Học thuyết thuật trị tranh thủ lòng dân này của Hàn Phi Tử có vẻ như mâu thuẫn đối lập với học thuyết thế trị dùng uy lực dọa nguời của ông, nhưng trên thực tế đây lại là một kiểu thể hiện tư tưởng biện chứng của Hàn Phi Tử.
Mọi người thường chỉ biết đến “uy nghiêm” của nhà vua, mà coi nhẹ phuơng diện tranh thủ lòng dân vô cùng quan trọng này. Mưu luợc “chí công danh giả cầu chúng nhân chi trợ” đã sớm trở thành một phần quan trọng trong hệ thống mưu lược chính trị thời cổ đại của Trung Hoa. Trong xã hội hiện nay, các nhà lãnh đạo cũng có chung nhận thức về việc tập hợp đuợc trí tuệ, lực lượng của dân chúng, cố gắng tranh thủ lòng dân.
Thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, người Đức chế tạo được mấy chục tàu ngầm, chuẩn bị đưa thứ vũ khí mới này vào sử dụng, quyết một trận sống mái với lực lượng trên biển của quân đồng minh. Những chiếc tàu ngầm này phải cần tới thao tác của mấy nghìn lính hải quân. Vì thế, hải quân Đức đã kêu gọi những thanh niên Đức lúc bấy giờ đang bị nhiễm tinh thần cuồng chiến tranh gia nhập quân đội, hy vọng họ nhiệt tình ứng chiến,đánh bại quân đồng minh. Khi ấy rất nhiều thanh niên Đức coi lính thuỷ trên tàu ngầm là một công việc mới mẻ và cao cả, giàu tính lãng mạn. Vì thế họ tích cực ghi tên tham gia đội tàu ngầm.
Để can thiệp và phá hoại công tác chiêu binh của Đức, tình báo Anh đã nhắm vào tâm lý yếu đuối non nớt của thanh niên Đức, thiết kế ra một loại truyền đơn có hình minh hoạ, rồi đem phát tán khắp nơi trên lãnh thổ Đức.
Truyền đơn chủ yếu nói rằng: Làm lính tàu ngầm vô cùng nguy hiểm, hơn nữa còn phải đánh cược mạng sống... Anh còn thông qua các đài phát thành đối nghịch tuyên truyền người Đức giả bệnh thế nào để tránh bị gọi đi lính tàu ngầm. Những hoạt động tuyên truyền này đã gây ảnh hưởng rất lớn tới thanh niên Đức, khiến họ dần dần nảy sinh tâm lý sợ hãi, lũ lượt huỷ bỏ đăng ký báo danh. Kết quả công tác chiêu mộ lính tàu ngầm của Đức kéo dài tới mấy tháng.
Ở đây, hải quân Đức đã sử dụng mưu lược “chí công danh giả cầu chúng nhân chi trợ” theo cách chính diện, còn hải quân Anh lại sử dụng “chí công danh giả cầu chúng nhân tri trợ” theo cách phản diện, đương nhiên “chúng nhân” ở đây là cùng một đối tượng, đó là thanh niên Đức.
Nhân chủ giả, thiên hạ nhất lực dĩ cộng đái chi, cố an; chúng đồng tâm dĩ cộng lập chi, cố tôn... Nhân chủ chi hoạn tại mạc chi ứng, cố viết: “Nhất thủ độc phách, tuy tật vô thanh”. Thánh nhân đức nhược Nghiêu, Thuấn, hành nhuợc Bá Di, nhi vị bất đái vu thế, tắc công bất vi, danh bất tọai. Cố cổ chi năng chí công danh giả, chúng nhân trợ chi dĩ lực, cận giả kết chi dĩ thành, viễn giả dự chi dĩ danh, tôn giả đái chi dĩ thế. Như thử, cố thái sơn chi công trường lập vu đất nước, nhi nhật nguyệt chi danh cửu trứ vu thiên địa.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm