Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Ái đa giả, tắc pháp bất lập. Uy quả tắc hạ xâm thượng" (Người quá nhân từ thì không thể định ra pháp luật. Người thiếu uy nghiêm thì bị bề tôi lấn lướt).
Hàn Phi tử, 280 TCN - 233 TCN
Người lãnh đạo đối xử nhân từ với dân chúng, không thi hành luật pháp hà khắc cũng đã khiến bản thân người đó mất đi cái uy mà một lãnh đạo cần có. Khi một người đầu tiên phạm tội may mắn thoát khỏi lưới pháp luật, thì tự nhiên sẽ kéo theo nhiều người khác coi thường kỷ cương pháp luật, cuối cùng tạo nên mối hoạ lớn, làm đảo lộn trật tự xã hội.
Hàn Phi Tử cho rằng: “Người quá nhân từ thì không thể định ra pháp luật, người thiếu uy nghiêm thì bị bề tôi lấn lướt” trong hệ thống “đạo làm vua”, chủ yếu đặt vào đối tượng vua chúa và trọng thần những người lập nên chế độ pháp luật của cả một nước. Trong xã hội ngày nay, mưu trí này có giá trị sử dụng rộng rãi, từ tầng lớp lãnh đạo đến dân thường.
Hàn Phi Tử chủ trương xây dựng hệ thống pháp luật lý tính dựa trên các văn bản pháp luật đã được biên soạn trước đó. Lý trí và tình cảm thường mâu thuẫn với nhau trong rất nhiều trường hợp. Vì vậy, Hàn Phi Tử yêu cầu những người xử lý việc công, tuyệt đối không được trộn lẫn tình cảm và ý muốn chủ quan của mình vào đó.
Theo Hàn Phi Tử, nhà vua tỏ ra nhân từ rất dễ dẫn đến việc thuộc hạ nhởn nhơ, coi thường quyền thế và uy nghiêm của bề trên, từ đó khó thi hành lệnh cấm, làm bại hoại pháp quy. Cho nên, bề trên nhất định phải dứt bỏ “ái” đối với thuộc hạ, hành xử theo pháp luật nghiêm minh, bảo vệ quyền uy của mình, như vậy mới xác lập được một chế độ pháp luật lý tính, có hiệu quả. Đây chính là mưu luợc “khử ái lập uy” của Hàn Phi Tử, giải thích theo lời của Hàn Phi Tử là: “người quá nhân từ thì không thể định ra pháp luật, người thiếu uy nghiêm thì bị bề tôi lấn lướt”.
Nho gia giảng nhân nghĩa, phản đối hình phạt tàn khốc, còn Pháp gia giảng trọng tội, bài xích nhân từ. Chúng tôi cho rằng, hai nhà đều mới nhìn nhận một mặt của sự việc mà quên mất mặt khác, họ đều có những nhân tố hợp lý nhất định, đồng thời cũng tổn tại những hạt sạn không thể bỏ qua. Chúng ta cần lấy ưu điểm bù khuyết điểm, khu biệt quan điểm tích cực và tiêu cực trong các điều kiện khác nhau, các tình huống khác nhau.
Tử Sản là một vị tể tướng tài giỏi cúa nước Trịnh, trước lúc lâm chung, ông căn dặn Du Cát:
- Sau khi ta chết, chắc chắn anh sẽ lên nắm quyền nước Trịnh. Anh nhất định phải trị lý dân chúng bằng uy nghiêm. Bề ngoài tỏ ra nghiêm khắc giống như lửa, mọi người trông thấy mà sợ, nên rất ít người bị thiêu đốt; trái lại bề ngoài mềm dẻo nhưnước thì có không ít người thích chơi với nước, kết quả rất nhiều người bị chết chìm. Anh bắt buộc phái thi hành hình pháp nghiêm khắc, tuyệt đối không được làm cho mọi người chết chìm trong hình pháp khoan dung, độ lượng của anh.
Tử Sản mất, Du Cát khắc sâu lời tể tuớng,nhưng ông không nhẫn tâm thi hành hình pháp nghiêm khắc.
Du Cát nắm quyền không lâu, những người trẻ tuổi vốn tuân thủ kỷ cương pháp luật bỗng quay sang coi thường kỷ cương pháp luật, người này nối tiếp người kia công khai tạo phản, chẳng mấy chốc đã chiếm cứ đầm Hoàn Phù (nay thuộc huyện Mâu, tỉnh Hà Nam), và trở thành một trong những mối hoạ lớn nhất của nước Trịnh thời bây giờ.
Trong tình thế nguy cấp, Du Cát không thể không dẫn đại quân bao vây đầm Hoàn Phù. Những người trẻ tuổi vốn không coi Du Cát ra gì, nhanh chóng triển khai quân nghênh chiến. Du Cát cương quyết hạ lênh: Giết hết không tha!
Hai bên đánh nhau một ngày một đêm, máu chảy thành sông. Những kẻ phản loạn đều chết dưới lưỡi dao, dân chúng đầm Hoàn Phù nếm đủ nỗi khổ chiến trận, còn đội quân của Du Cát cũng chịu tổn thất nặng nể.
Lúc này Du Cát thở dài nói: Ta sớm làm theo lời dạy của thầy thì không phải hối hận thế này!
Quả thật, việc Du Cát đối xử nhân từ với dân chúng, không thi hành luật pháp hà khắc cũng đã khiến bản thân ông mất đi cái uy mà một người tể tướng cần có. Khi người thanh niên đầu tiên phạm tội may mắn thoát khỏi lưới pháp luật, thì tự nhiên sẽ kéo theo một lượng lớn dân chúng coi thường kỷ cương pháp luật, cuối cùng tạo nên mối hoạ lớn, làm đảo lộn trật tự xã hội.
Nếu như Du Cát sớm tỉnh ngộ, thi hành luật pháp nghiêm minh, khiến cho mọi người tránh xa những hành vi trái với pháp luật, thì ông sẽ xác lập được sự uy nghiêm cúa pháp luật, không cần đích thân ra trận, và rổi hối hận cũng không kịp.
Hàn Phi Tử đưa ra mưu trí: “người quá nhân từ thì không thể định ra pháp luật, người thiếu uy nghiêm thì bị bề tôi lấn lướt” trong hệ thống “Đạo làm Vua”, chủ yếu nhắm vào đối tượng vua chúa và trọng thần những người lập nên chế độ pháp luật của cả một nước. Đặt vào xã hội ngày nay, mưu trí này có giá trị sử dụng rộng rãi từ tầng lớp lãnh đạo đến dân thường.
Ái đa giả, tắc pháp bất lập. Uy quả tắc hạ xâm thượng (Người quá nhân từ thì không thể định ra pháp luật. Người thiếu uy nghiêm thì bị bề tôi lấn lướt).
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm