Nguồn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
Nội dung bài viết
1- Luật và các Bộ luật
- Hiến pháp năm 2013 là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta. Là luật cơ bản của Nhà nước, những ngưyên tắc của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp ghi nhận và củng cố những thành tựu của sự nghiệp cách mạng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giữa chế độ xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp với chế độ hôn nhân và gia đình do Luật Hôn nhân và gia đình quy định có mối liên hệ mật thiết, thống nhất. Bất cứ quy định nào của Luật Hôn nhân và gia đình cũng phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc của Hiến pháp, phải phù hợp với quy định của Hiến pháp.
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kì hợp thứ 7 thông qua ngày 19/6/2014, Chủ tịch nước kí lệnh công bố số 07/2014/L-CTN ngày 26/6/2014. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Luật này thay thế Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.Luật được xây dựng và thực hiện trong giai đoạn cả nước tiến hành sự nghiệp đổi mới, định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật quy định rõ Về nhiệm vụ, phạm vi điều chỉnh, các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam được thể hiện thông qua các chế định cụ thể. So với các văn bản Luật Hôn nhân và gia đình trước đây (Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, 2000), cấu trúc và nội dung của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nhiều điếm mới, phù hợp với sự phát triển của điều kiện kinh tế xã hội và thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình hiện nay. Luật quy định chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Luật gồm 9 chương, với 133 điều.
- Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kì hợp thứ 10 thông qua ngày 24/ly/2015, Chủ tịch nước kí lệnh công bố số 20/2015/L-CTN ngày 08/12/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Đây là văn bản pháp luật “đồ sộ” nhất trong các văn bản pháp luật của Nhà nước ta từ trước đến nay. Bộ luật Dân sự của Nhà nước ta chia làm sáu phần với 689 điều, trong đó đã quy định một số vấn đề về hôn nhân và gia đình; đặc biệt các quy định ở Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 29, Điều 39, Điều 43, Điều 212, Điều 213. Về nguyên tắc, các quy định của Bộ luật Dân sự liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình được áp dụng đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình trong trường hợp pháp luật hôn nhân và gia đình không có quy định (Điều 6 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Đặc biệt, Bộ luật Dân sự năm 2015 (Khoản2 Điều 14) và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Khoản 2 Điều 4) đã quy định rằng, Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lí do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này các quy định tại Điều 5, Điều 6 Bộ luật Dân sự năm 2015 sẽ được áp dụng. Nghĩa là, tùy theo từng trường hợp khi giải quyết các vụ, việc dân sự mà Tòa án áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng. Như vậy, trong trường hợp Tòa án áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng cũng được coi là nguồn của Luật Hôn nhân và gia đình.
- Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kì hợp thứ 5 thông qua ngày 30/6/1989, Hội đồng Nhà nước công bố ngày ly/7/1989. Luật gồm ly chương, 55 điều, quy định cơ bản Về bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đặc biệt trong chương VIII của luật này đã quy định việc “thực hiện kể hoạch hóa gia đình và bảo vệ sức khỏe phụ nữ, trẻ em’’
- Luật Giáo dục năm 2019 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kì hợp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2019. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020. Luật giáo dục năm 2019 gồm 9 chương với 115 điều; trong đó quy định Về những quy định chung (chương I); Hệ thống giáo dục quốc dân (chương II); Nhà trường, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác (chương III); Nhà giáo (chương IV); Người học (chương V); Trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục (chương VI); Đầu tư tài chính trong giáo dục (chương VII)... Luật giáo dục năm 2019 đã thể chế hóa các chủ trương, đường lối về phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng; cụ thể hóa các quy định Về giáo dục, đào tạo trong Hiến pháp. Luật quy định ưu tiên về các vấn đề thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân...
- Luật Trẻ em năm 2016 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kì hợp thứ ly thông qua ngày 05/4/2016, Luật có hiệu lực 'thi hành từ ngầỳ 01/6/2017 (Luật này thay thế Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004). Luật Trẻ em năm 2016 gồm 7 chương với 106 điều, quy định Về quyền và bồn phận của trẻ em; chăm sóc và giáo dục trẻ em; bảo vệ trẻ em; trẻ em tham gia vào các vấn đề Về trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bốn phận của trẻ em.
- Luật Bình đẳng giới năm 2006 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/ly/2006, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Luật gồm 6 chương với 44 điều quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới. Luật được xây dựng và thực hiện với các nguyên tắc cơ bản Về bình đẳng giới: Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; Nam, nữ không bị phân biệt đối xử Về giới; Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới; Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới; Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật; Thực hiện binh đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân (Điều 6).
- Luật Hộ tịch năm 2014 được Quốc hội khóa XIII, kì hợp thứ 8 thông qua ngày 20/ly/2014. Luật gồm 7 chương, 77 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Luật quy định Về nguyên tắc chung; Về đăng kí hộ tịch tại ủy ban nhân dân cấp xã; Về đăng kí hộ tịch tại ủy ban nhân dân cấp huyện; Về đăng kí hộ tịch tại cơ quan đại diện; Về cơ sở dữ liệu hộ tịch, cấp trích lục hộ tịch; trách nhiệm quản lí nhà nước Về hộ tịch, công chức nhà nước làm công tác hộ tịch. Đặc biệt các quy định liên quan đến đăng kí khai sinh, khai tử, kết hôn, đăng kí giám hộ, đăng kí nhận cha, mẹ, con; đăng kí thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch; thẩm quyền đăng kí hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện... Các quy định này có nhiều liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest
2- Các văn bản dưới luật
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch. Nghị định gồm 5 chương, 45 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Nội dung của nghị định quy định về những quy định chung; về đăng kí hộ tịch, quản lí và sử dụng hộ tịch trong giai đoạn chuyển tiếp; về đăng kí hộ tịch tại ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện.
- Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. Nghị định gồm 4 chương, 67 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2015. Nội dung của nghị định quy định chi tiết về áp dụng tập quán trong hôn nhân và gia đình; Về chế độ tài sản của vợ chồng; giải quyết các việc Về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và một số biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Các quy định của Nghị định có hiệu lực bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện và áp dụng pháp luật Về tập quán, chế độ tài sản của vợ chồng, Về giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài...
- Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định Về sinh con bằng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ Vì mục đích nhân đạo (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 98/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016). Nghị định số 10/2015/NĐ-CP gồm 8 chương, 26 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2015. Nội dung của Nghị định quy định chi tiết Về sinh con bằng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Bên cạnh quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nội dung của Nghị định có hiệu lực bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thực hiện và áp dụng các quy định Về sinh con bằng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
- Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đinh, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Nghị định gồm 8 chương, 75 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày ly/ly/2013. Nội dung của Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại Chương 3, Chương 4 (về tảo hôn; tổ chức tảo hôn; sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; vi phạm quy định Về cấm kết hôn; vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn...).
- Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Thông tư gồm 9 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2016. Thông tư hướng dẫn Về điều kiện kết hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lí; Về chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn...
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Nguồn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Nguồn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org. vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm