Các nguyên tắc cơ bản của ngành Luật Đất đai

22/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Mai
Luật sư Nguyễn Thị Mai
Khi đề cập tới các nguyên tắc tức là nói đến phương hướng chỉ đạo, là nền tảng pháp lí xuyên suốt trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật. Hệ thống pháp luật và hệ thống các ngành luật được chỉ đạo bởi các nguyên tắc có tính định hướng chung cơ bản, mỗi ngành luật đến lượt mình lại có các nguyên tắc chỉ đạo và thậm chí trong từng vấn đề cụ thể thì phương hướng, đường lối được khái quát hoá bằng các nguyên tắc áp dụng rất quan trọng. Trong ngành luật đất đai, áp dụng 5 nguyên tắc cơ bản trong quá trình chỉ đạo và dịnh hướng chung.

1- Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sử hữu

Từ Hiển pháp năm 1980 cho đến nay, chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam có sự thay đổi căn bản, từ chỗ còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau, chúng ta đã tiến hành quốc hữu hoá đất đai và xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Như vậy, ở Việt Nam có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và chủ sử dựng trong quan hệ đất đai. Thực ra, ở đây có mối quan hệ khăng khít giữa Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu đất đai với người sử dụng vốn đất của Nhà nước. Một số nước như: Anh, Thụy Điển cũng có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai, song sự tách bạch này không thuần khiết, vì về nguyên tắc, đất đai thuộc sở hữu của Nữ hoàng (Anh) hoặc Vua (Thụy Điển) trên toàn lãnh thổ. Tuy nhiên, một bộ phận lợn đất đai vẫn thuộc sở hữu tư nhân. Cơ chế thực hiện quyền sử dụng đất của họ xác lập trên cơ sở các hợp đồng thuê. Ở Việt Nam, tuy đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, vì vậy Nhà nước có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể đổi với người sử dụng đất. Đất đai ở Việt Nam trước hết là tài nguyên quốc gia, sống không vì thế mà Nhà nước không chủ trương xác định giá đất làm cơ sở cho việc lưu chuyển quyền sử dụng đất trong đời sống xã hội

2- Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật

Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 54 Hiến pháp năm 2013 và tại Chương 2 của Luật đất đai năm 2013 thổ hiện chức năng của Nhà nước XHCN là người quản lý mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội, trong đó có quản lý đất đai. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai, là người xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch sử dụng đất và phê duyệt các chương trình quốc gia về sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên. Một điều rất hiển nhiên là dù nguồn tài nguyên có phong phú, đa dạng đến đâu thì nó vẫn không phải là vô tận mà là đại lượng hữu hạn. Trong khi đó, như cầu của xã hội trong việc sử dụng đất đai không có xu hướng giảm mà ngày càng tăng lên. Nhà nước không thể cho phép các nhu cầu đó phát triển một cách tự phát mà có kế hoạch, điều tiết nó phù hợp với quá trình phát triển kinh tế-xã hội, Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là cơ sở khoa học của quá trình xây dựng các chiến lược về khai thác, sử dụng đất, là tiền đề cho việc thực hiện đúng đắn các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Mặt khác, quy hoạch không thể đi sau như thực tế ở nước ta mà phải đi trước một bước, Có như vậy, từ chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước đến quá trình khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên đất đai mới hài hòa, thống nhất giữa quan hệ cung cầu và vai trò điều tiết của Nhà nước.

Luật đất đai năm 2013 với 17 điều luật cụ thể về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai đã chính thức luật hoá các quy định trước đây ở tầm Nghị định của Chính phủ là cơ sở để thực hiện chiến lược tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của đất nước từ nay đến năm 2020. Đồng thời với các quy định mới sẽ có sự phân công, phân nhiệm một cách rõ ràng, cụ thể thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan chuyên môn trong quản lý nhà nước về đất đai từ trung ương đến địa phương, góp phần cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.

3- Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp

Việt Nam là nước có bình quân đầu người về đất nông nghiệp thuộc loại thấp trên thế giới. Trong khi bình quân chung của thế giới là 4000m2/người thì ở Việt Nam chỉ khoảng 1000 m2/người. Là một nước còn chậm phát triển với hơn 70% dân số còn tập trung ở khu vực nông thôn, đất đai là điều kiện sống còn của một bộ phận lớn dân cư. Vì vậy, để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội thì vấn đề bảo vệ và phát triển quv đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Từ trước tới nay, các quy định của pháp luật đất đai và các chính sách về nông nghiệp luôn dành sự ưu tiên đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đc bảo vệ và mở rộng vốn đất nông nghiệp cần phải xuất phát từ hai phương diện. Thứ nhất, cần coi trọng việc thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên diện tích hiện có; thứ hai, tích cục khai hoang mở rộng ruộng đồng từ vốn đất chưa sử dụng có khả năng nông nghiệp.

Pháp luật đất đai thể hiện nguyên tắc này như sau:

- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối có đất để sản xuất.

- Đối với tổ chức, bộ gia đình và cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp trong hạn mức sử dụng đất thì không phải trả tiền sử dụng đất, nếu sử dụng vào mục đích khác phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và trả tiền sử dụng đất

- Việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác hoặc từ loại đất không thu tiền sang loại đất có thu tiền phải đúng quy hoạch và kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Luật đất đai năm 2013 quy định tại Điều 57 phân loại thành trường hợp chuyển mục đích phải xin phép và trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép nhàm xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất. Khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác, người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.

- Nhà nước có quy định cụ thể về đất chuyên trồng lúa nước, điều kiện nhận chuyển nhượng đất trong lúa nước và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển mục đích từ loại đất này sang sử dụng vào mục đích khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân khai hoang, phục hóa lấn biển, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

- Nghiêm cấm việc mở rộng một cách tuỳ tiện các khu dân cư từ đất nông nghiệp, hạn chế việc lập vườn từ đất trồng lúa.

Với các quy định nêu trên, bên cạnh việc hạn chế tới mức tôi đa mọi hành vi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích khác thì việc khuyến khích mở rộng thêm từ vốn đất chưa sử dụng vào mục đích nông nghiệp là rất quan trọng.

4-  Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý tiết kiệm

Việt Nam tuy vốn đất không lớn, song nhìn vào cơ cấu sử dụng đất hiện nay, khi mà đất chưa sử dụng còn chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên thì có thể nhận xét rằng, chúng ta còn rất lãng phí trong việc khai thác, sử dựng tiềm năng đất đai. Vì vậy, với quá trình phát triển của đất nước, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần đi trước một bước tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách hợp lý và tiết kiệm,

Hiện nay, ở nhiều tỉnh phía Nam có diện tích trồng lúa nước không mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong khi đó nếu sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản mang lại lợi nhuận lớn cho người sản xuất nông nghiệp và cho nhu cầu xuất khẩu thì vấn đề đặt ra là phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng của từng vùng mà khai thác đất đai có hiệu quả. Từ thực tế đó, cần hiểu việc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm trên tinh thần tận dụng mọi diện tích sẵn có dùng đúng vào mục đích quy định theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

5- Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai

Đất đai tự nhiên dưới bàn tay lao động và sáng tạo của con người sẽ tạo ra những sản phẩm quan trọng trong đời sống và mảnh đất đó thực sự có giá trị. Neu so sánh với một mảnh đất không có lao động kết tính của con người thì mảnh đất đó là hoang hoá không có giá trị. Tuy nhiên, đất đai có đời sống sinh học riêng của nó. Nếu con người tác động với thái độ làm chủ, vừa biết khai thác, vừa cải tạo nó thì đất đai luôn mang lại hiệu quả kết tinh trong sản phẩm lao động của con người. Ngược lại, nếu con người bạc đãi thiên nhiên, tác động vào nó với một cách thiếu ý thức thì kết quả mang lại cho chúng ta nhiều tiêu cực. Vì vậy, việc giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên đất nhắc nhở con người biết khai thác nhưng cũng thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai vì mục tiêu trước mắt và lợi ích lâu dài.

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Thị Mai, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Đất đai - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Các nguyên tắc cơ bản của ngành Luật Đất đai

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.24480 sec| 967.289 kb