Pháp trị: Nhà vua ẩn giấu tình cảm, che đậy suy nghĩ của mình

"Yểm kỳ tình, nặc kỳ đoan" (Nhà vua ẩn giấu tình cảm của mình, che đậy suy nghĩ của mình)

Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Nhà vua ẩn giấu tình cảm, che đậy suy nghĩ của mình

Hàn Phi Tử cho rằng, giữa nhà vua và bề tôi không tồn tại một thứ tình cảm giống như tình cha con. Sở dĩ quần thần chịu phục tùng mệnh lệnh của nhà vua là vì nhà vua nắm giữ số phận của họ. Cho nên, các bề tôi thường dùng thủ đoạn quan sát sắc mặt của nhà vua, giở trò lừa gạt để lấy lòng nhà vua, nhằm bảo toàn tính mạng của cả nhà, hoặc giành được quyền cao chức trọng.

Hàn Phi Tử đưa ra mưu trí nhà vua “ẩn giấu tình cảm, che đậy suy nghĩ của mình” (Yểm kỳ tình, nặc kỳ đoan) để cử chỉ lời nói của quần thần không bị ảnh hưởng bởi những yêu ghét của nhà vua, đồng thời nhà vua cũng có thể nhìn rõ bộ mặt thật của các bề tôi.

Liên hệ

Yểm kỳ tình, nặc kỳ đoan

Nnà vua có hai nỗi lo là: Bổ dụng người hiền tài thì bề tôi sẽ chi phối nhà vua dựa vào tài cán của họ, tuỳ tiện cất nhắc quan lại thì sẽ làm hỏng việc nước. Bởi vậy, nhà vua yêu người hiền tài thì bề tôi sẽ tô điểm hành động của mình để hợp với mong muốn của nhà vua, làm vậy, tình cảm vua tôi không hiển lộ; mà tình cảm của vua tôi không hiển lộ thì nhà vua cũng không thể biết được sự thật giả tốt xấu của bề tôi.

Bề tôi chưa chắc yêu quý nhà vua, vì coi trọng lợi lộc nên họ mới bồi đắp lòng trung quân ái quốc. Nay, nhà vua không ẩn giấu tình cảm của mình, không che đậy suy nghī của mình, để cho bè tôi xâm hại quyền thế của ngài thì bề tôi rất dễ trở thành người như Tử Chi, Điền Thường.

Hàn Phi Tử cho rằng, giữa nhà vua và bề tôi không tồn tại một thứ tình cảm giống như tình cha con. Sở dĩ quần thần chịu phục tùng mệnh lệnh của nhà vua là vì nhà vua nắm giữ số phận của họ. Cho nên các bề tôi thường dùng thủ đoạn quan sát sắc mặt của nhà vua, giở trò lừa gạt để lấy lòng nhà vua, nhằm bảo toàn tính mạng của cả nhà hoặc giành được quyềên cao chức trọng.

Hàn Phi Tử đưa ra mưu trí nhà vua “ẩn giấu tình cảm của mình, che đậy suy nghĩ của mình”để cử chỉ lời nói của quần thần không bị ảnh hưởng bởi những yêu ghét của nhà vua, đồng thời nhà vua cũng có thể nhìn rõ bộ mặt thật của các bề tôi.

Năm 1662, Hoàng đế Thuận Trị nhà Thanh qua đời, truyền ngôi báu cho người con trai thứ ba là Huyền Diệp. Huyền Diệp chính là Hoàng đế Khang Hy nổi tiếng nhất triều Thanh, ông lên ngôi khi chưa đầy 08 tuổi. Sử sách chép rằng: Hoàng đế Khang Hy “khôi ngô tuấn tú, thần thái rạng rỡ, hai mắt sáng ngời, lời nói chân thành, xử lý mọi việc đúng đắn, ý chí lớn lao”.

Các bậc tiên vương đã để lại cho Khang Hy một đất nước trù phú, một người trẻ tuổi như ông lên nắm quyền chỉ cần ngôi không hưởng lộc cũng được rồi, ông làm sao có thể mở rộng lãnh thổ, gây dựng giang sơn lớn mạnh hơn thời trước? Thế nhưng Khang Hy không muốn ngồi không hưởng lộc, ông muốn nắm giang sơn về tay mình, tầm nhìn của Khang Hy vượt xa con mắt của một đứa trẻ: thanh trừ đại thần phụ chính có quyền thế nhất trong triều đình là Ngao Bái.

Ngao Bái là một trong bốn vị đại thần phụ chính nhận di chiếu của Hoàng đế Thuận Trị trước khi mất, từng thề trước linh cữu của hoàng đế Thuận Trị rằng sẽ: “trung thành với ấu chúa, nguyện cùng sống chết, phò tá việc nước”. Nào ngờ lòng dạ con người ta chẳng như lời nói, hắn đầy dã tâm, vô cùng ngang ngược. Hắn kết bè kết đảng, tiêu diệt những kẻ làm trái ý mình, sau khi đẩy 03 vị đại thân phu chính khác vào chỗ chết, một mình hắn nắm “đại quyền phụ chính”.

Ngao Bái nghĩ, Hoàng đế Khang Hy nhỏ tuổi không biết gì, nên thường quát mắng đại thần trước mặt Khang Hy, thậm chí còn tranh luận không ngừng với ấu chúa cho đến khi ấu chúa phải nhường bước. Về kinh tế, hắn tham ô nhận hối lộ, chiếm đoạt của dân, không kiêng nể gì ai; về chính trị, hắn mượn cớ duy trì chế độ cũ, gạt bỏ tất cả những cái cách thời Thuận Trị.

Nǎm 1667, Huyền Diệp đủ 14 tuổi, theo quy định, ông có thể tự mình điều hành chính trị. Nhưng Ngao Bái chẳng những không giảm bớt quyền thế, mà ngược lại còn tăng thêm sự lợi hại, thường viện cớ không lên triều, toàn bộ chính sự đều phải nghị bàn ở nhà riêng của hắn trước, sau đó mới được thực thi, Bất kể việc lớn việc nhỏ, chưa thông qua Ngao Bái thì tuyệt đối không được tự ý dâng tấu lên nhà vua. Tập đoàn Ngao Bái có thế lực lớn mạnh, nhiều vây cánh, ngay cả trong cung cũng có tai mắt của hắn.

Bên cạnh đó, bản thân Ngao Bái cũng có sức khoẻ vô song, võ nghệ cao cường. Sẽ có một ngày, lực lượng này nổi dậy cũng đủ lật đổ hoàn toàn triều đình nhà Thanh.

Sự tồn tại của Ngao Bái đã uy hiếp quyền uy của hoàng đế. Chính vì vậy, Khang Hy rất nóng lòng muốn thanh trừ Ngao Bái. Khang Hy tuổi nhỏ chí lớn, trong lòng đã sớm có chủ định, không biểu lộ vui mừng nóng giận ra ngoài sắc mặt, lúc nào cũng ra vẻ bỏ qua những việc làm sai trái của Ngao Bái.

Khang Hy còn đặc biệt hạ chỉ gia phong cho Ngao Bái làm thái sư, công thần bậc nhất; gia phong Nạp Mục Phúc, con trai của hắn làm thái tử thiếu sư, công thần bậc hai, cho hai cha con hắn quyền cao chức trọng.

Tháng 09 năm 1668, niên hiệu Khang Hy năm thứ bảy, có đại thần can gián: Chưa loại trừ được con sâu trong triều đình thì thật là đáng buồn cho kế sách trị nước.

Ông còn dẫn dụng câu nói: “trị loạn thiên hạ liên quan đến tể tướng” của danh nho Trình Di, ám chỉ nhân vật mấu chốt làm ảnh hưởng đến xã tắc chính là Ngao Bái.

Khang Hy cũng cùng suy nghĩ như các vị đại thần, bản thân ông cũng sớm nghĩ đến điều này. Nhưng vì thời cơ loại bỏ Ngao Bái chưa tới, nên bề ngoài ông vẫn phải giữ im lặng, giả bộ trách mắng vị đại thần đó là “mạo muội dâng lời sàm tấu, nói sai sự thật”, và nói phải trừng trị vị đại thần ấy.

Còn có một lần Ngao Bái giả bệnh ở nhà nghỉ ngơi, trước khi Khang Hy vào thǎm Ngao Bái, đám ngự tiền thị vệ phát hiện ra thần sắc Ngao Bái khác thường, bèn chạy lên đi phía trước, và nhìn thấy chỗ ngồi của Ngao Bái để lộ một con dao gǎm.

Ngao Bái lúng túng chưa biết xử trí thế nào, đúng lúc này, Khang Hy lại bình tīnh coi như không có chuyện gì xảy ra, ông xua tay nói: Dao không rời người là tục lệ xưa của người Mãn, không có gì là lạ.

Đến khi thời cơ chín muồi, quyết định loại trừ hậu hoạ, lựa chọn của Khang Hy vẫn là không biến sắc, đánh bất ngờ. Ðể đối phó Ngao Bái, Khang Hy chiêu mộ một nhóm thanh niên cường tráng, nhanh nhẹn, trung thành đáng tin lấy tên là đội đấu vật để vào cung.

Ngao Bái nghĩ rằng, Khang Hy không hề để phòng mình, tai mắt của hắn ở trong cung tâu rằng chúng thường thấy Khang Hy lăn lộn với đám thanh niên, nên chỉ cho rằng Khang Hy là Hoàng đế ham chơi. Trên thực tế, đó là kế sách của Khang Hy, truớc hết phải dùng đội đấu vật đối phó với Ngao Bái.

Ngày 16 tháng 05 năm 1669 tức là niên hiệu Khang Hy nǎm thứ tám, Hoàng đế Khang Hy dùng đội đám thanh niên trẻ tuổi quật đổ Ngao Bái mà không động đến binh đao, trong cung yên tĩnh, sau đó tiêu diệt thế lực hùng hậu của Ngao Bái.

Tất nhiên, nếu Khang Hy tuyên bố trừ khử Ngao Bái ngay từ đầu, thì nhìn vào lực lượng của hai bên mà nói, đây không phải là chuyện chưa biết ai thắng ai thua, mà quan trọng là Ngao Bái hưởng số của cải Thuận Trị để lại như thế nào. Khang Hy vận dụng mưu trí “nhà vua ẩn giấu tình cảm cúa mình, che đậy suy nghĩ của mình” trong tình huống này là hoàn toàn khác nhau.

Hàn Phi Tử - Nội bính

Nhân chủ hữu nhị hoạn: Nhậm hiền, tắc thần tướng thừa vu hiền dĩ kiếp kỳ quân; vọng cử, tắc sự trở bất thắng. Cố nhân chủ hiếu hiền, tắc quần thần sức hành dĩ yếu quân dục, tắc thị quân thần chi tình bất hiệu; quần thần chi tình bất hiệu, tắc nhân chủ vô dĩ dị thân hỹ... Nhân thần chi thần phi tất năng ái kỳ quân dã, vi trọng lợi chi cố dã. Kim nhân chủ bất yểm kỳ tình, bất nặc kỳ đoan, nhi sử nhân thần hữu duyên xâm kỳ chủ, tác từ quân vi tử chi, điền thường bất nan hỹ. Cố viết: “Khử hiếu khử ố, quân thần kiến tố". Quần thần kiến tố, tắc đại quân bất tế hỹ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest 

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Nhà vua ẩn giấu tình cảm, che đậy suy nghĩ của mình

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.89809 sec| 1104.656 kb