Pháp trị: Nhà vua cần xem xét kỹ việc bề tôi mượn quyền thế của mình

"Sát quyền tá tại hạ“ (Nhà vua cần xem xét kỹ việc bề tôi mượn quyền thế của mình).

Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Nhà vua cần xem xét kỹ việc bề tôi mượn quyền thế của mình

Nhà vua không thể cho người khác mượn quyền thế của mình. Nhà vua mất một phần quyền thế, bề tôi sẽ biến nó thành quyền thế mạnh gấp trăm lần. Cho nên, bề tôi biết mượn quyền thế của nhà vua thì có lực lượng lớn mạnh, trong ngoài triều đình đều bị bề tôi lợi dụng, cuối cùng nhà vua sẽ bị che mắt. 

Hàn Phi Tử cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bề tôi mượn quyền thế của nhà vua là do bề tôi chủ động đi “mượn”, “trộm”, "lừa”, thậm chí là “cướp”. Quyền thế vốn hư vô, kỳ ảo, rất khó phân biệt quyền thế thật và quyền thế giả, quyền thế bề tôi mượn được, trộm được, lừa được, cướp được chỉ là giả, nhưng lại phát huy tác dụng kỳ diệu đối với bề tôi.

Liên hệ

Sát quyền tá tại hạ

Nhà vua không thể cho người khác mượn quyền thế của mình. Nhà vua mất một phần quyền thế, bề tôi sẽ biến nó thành quyền thế mạnh gấp trăm lần. Cho nên, bề tôi biết mượn quyền thế của nhà vua thì có lực lượng lớn mạnh; lực lượng lớn mạnh thì trong ngoài triều đình đều bị hắn lợi dụng; trong ngoài triều đình đều bị hắn lợi dụng thì nhà vua sẽ bị che mắt. 

“Quyền thế” là một quan điểm cốt lõi Hàn Phi Tử đặc biệt nhấn mạnh trong tư tuởng thế trị. Ông từng giải thích ý nghīa của câu nói nổi tiếng “ngư bất khả thoát vu uyên” trong sách Lão Tử như thế này: 

Nếu ví nhà vua như đầm sâu dùng chứa quyền thế, thì quyền thế như con cá mà vua tôi đều ra sức đuổi bắt. Một khi con cá vượt ra khỏi đầm sâu thì ta chẳng thể nào bắt được nó; cũng giống như khi nhà vua đã cho bề tôi mượn dùng quyền thế của mình thì vĩnh viễn không thể thu hồi quyền thế đó. 

Vì Lão Tử khó có thể nói trực tiếp “quyền thế không thể rời lòng bàn tay của mình” nên mới dùng hình ảnh con cá làm ví dụ, ngụ ý nhắc nhở nhà vua cần xem xét kỹ việc “bề tôi mượn quyền thế”. Tư tưởng Lão Tử là cội nguồn triết học trong tư tưởng chính trị của Hàn Phi Tử. Ở đây, Hàn Phi Tử mượn lời Lão Tử chứng minh quan điểm của mình. Điều này cho thấy Hàn Phi Tử rất coi trọng mưu trí nhà vua cần “xem xét kỹ việc bề tôi mượn dùng quyền thế của mình”.

Hồi Tĩnh Quách quân Điền Thú làm tướng quốc nước Tề, ông từng nói chuyện qua lại với người quen cũ trong một thời gian dài, nhờ đó người này trở nên giàu có; ông cũng tặng cho người hầu một số vải bông, về sau người hầu đó được mọi người quý trọng. Trò chuyện, tặng vải vốn chỉ là sự động viên, giúp đỡ rất nhỏ, ấy vậy mà bọn họ còn biết làm giàu dựa vào đó, huống hồ là cho quan lại mượn quyền thế? 

Thời Tấn Lịch công, lục khanh có địa vị cao, quyền thế lớn. Tư Đồng và Trường Ngư Kiểu can gián: Đại thần có địa vị cao, quyền lực lớn, tranh quyền xử lý chính sự với nhà vua, lén lút qua lại với nước ngoài, xây dựng bè phái riêng, đối với kẻ dưới thì làm loạn pháp luật nhà nuớc, còn đối với bề trên thì dùng bè đảng uy hiếp nhà vua. Bẩm bệ hạ, những chuyện như thế trước giờ chưa nguy hại đến nước nhà ư.

Nghe vậy, Tấn Lịch công hạ lệnh giết tam khanh. Tư Đồng và Trường Ngư Kiểu lại khuyên: Bệ hạ chỉ giết một bộ phận mà không diệt trừ hết bọn cùng phạm tội, thần e là những người còn sót lại sẽ ôm hận trong lòng, chờ cơ hội phuc thù. 

Tấn Lịch công gạt phắt: Trong một ngày, trẫm đã giết bỏ tam khanh rồi, nên không nhẫn tâm giết hết những người còn lại.

Trường Ngư Kiểu đáp: Bệ hạ không nhẫn tâm giết bọn họ, bọn họ sẽ nhẫn tâm làm hại bệ hạ.

Tấn Lịch công không nghe lời can gián của Trường Ngư Kiểu, y như rằng ba tháng sau mấy gia tộc kia làm loạn, giết chết Tấn Lịch công, và còn chia cắt lãnh thổ của ông.

Châu hầu làm lệnh doãn nước Sở, địa vị cao quý, nhưng chuyên quyền độc đoán. Sở vương nghi ngờ ông có dã tâm, bèn dò hỏi kẻ hầu người hạ bên cạnh mình, song bọn họ đều trả lời là “Không”, cứ như những lời này đều được thốt ra từ một cái miệng.

Ba ví dụ kể trên đều là những ví dụ thực tế Hàn Phi Tử dùng để giải thích hiểm hoạ “bề tôi mượn quyền thế của nhà vua”. 

Ví dụ thứ nhất cho thấy, vua chúa hay quan lớn cho thuộc hạ mượn một chút quyền thế (cũng có thể không phải là quyền thế mà là một thứ khác), thuộc hạ sẽ nhân cơ hội mưu đồ tư lợi.  

Ví dụ thứ hai cho thấy, một khi bề tôi vượt quyền, nếu nhà vua không khẩn trương thu hồi quyền thế hoặc loại trừ người đó thì sẽ để lại hậu quả khó lường. 

Ví dụ thứ ba, chủ yếu nhấn mạnh một khi đại thần nắm quyền của nhà vua, người trong cả nước sẽ bị hắn khống chế và cùng nhau chống lại nhà vua.

Hàn Phi Tử cho rằng, từ xưa đến nay nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bề tôi mượn quyền thế của nhà vua là do bề tôi chủ động đi “mượn”, “trộm”,“lừa”, thậm chí là “cướp”. Quyền thế vốn là thứ khá hư vô, kỳ ảo nên rất khó phân biệt quyền thế thật và quyền thế giả, quyền thế bề tôi mượn được, trộm được, lừa được, cướp được, đôi khi chỉ là của giả mà thôi, nhưng nó lại phát huy tác dụng kỳ diệu đối với bề tôi.

Bề tôi có quyền thế đó có thể làm rối loạn kỷ cương phép nước. Nhưng dù ở vào tình huống nào đi nữa, người làm vua hay người làm lãnh đạo cũng đều phải hết sức chú ý, phòng ngừa đại quyền hay quyền thế của mình rơi vào tay nguời khác.

Hàn Phi Tử - Nôi trữ thuyết hạ lục vi 

Quyền thế bất khả dĩ tá nhân, thượng thất kỳ nhất, thần dĩ vi bách. Cố thần đắc tá tắc lực đa, lực đa tắc nội ngoại vi dụng, nội ngoại vi dụng tắc nhân chủ ủng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Nhà vua cần xem xét kỹ việc bề tôi mượn quyền thế của mình

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.61778 sec| 1092.844 kb