Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Thị thế nhi bất thị tín" (Nhà vua cần trông cậy vào quyền thế chứ không thể trông cậy vào sự thành thực của bề tôi).
Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc
Nhà vua nắm vững thuật thống trị, xem trọng chữ tín nhưng ban thưởng theo pháp luật, khiến thần dân ra sức phát huy tài năng của mình. Nhà vua phải trừng phạt người từng mắc tội theo pháp luật, từ đó ngăn chặn người khác làm càn, làm bậy. Dù bề tôi có hành vi bát nháo, cūng có chỗ có thể lợi dụng.
Hàn Phi Tử quan niệm, nhà vua nắm thuật thống trị, không phải là nương dựa vào sự thành thực của bề tôi mà là nương dựa vào quyền uy. Vì chế độ pháp luật hoàn thiện có thể trừng trị hành vi phạm tội, nên khi bổ nhiệm quan lại nhà vua không nhất thiết phải xem xét chuyện anh ta có thành thực hay không.
Nhà vua cần trông cậy vào quyền thế chứ không thể trông cậy vào sự thành thực của bề tôi, cho nên Ðông Quách Nha kiến nghị Tề Hoàn công không thể trao toàn bộ đại quyền cho Quản Trọng; nhà vua cũng cần dự vào quyền thuật chứ không thể dựa vào sự thành thực của bề tôi, cho nên Hồn Hiên phản đối Tấn Văn công ỷ lai Cơ Trinh. Bởi vậy, nhà vua nắm vững thuật thống trị, xem trọng chữ tín nhưng ban thưởng theo pháp luật, khiến thần dân ra sức phát huy tài năng của mình; nhất định trừng phạt người từng mắc tội theo pháp luật, từ đó ngăn chặn mọi người làm càn làm bậy. Dù bề tôi có hành vi bát nháo thì cūng có chỗ có thể lợi dụng.
Hàn Phi Tử quan niệm, nhà vua nắm thuật thống trị, không phải là nương dựa vào sự thành thực của bề tôi mà là nương dựa vào quyền uy. Vì chế độ pháp luật hoàn thiện có thể trừng trị hành vi phạm tội, nên khi bổ nhiệm quan lại nhà vua không nhất thiết phải xem xét chuyện anh ta có thành thực hay không. Nhà vua nào sợ hành vi lộn xộn của anh ta, chỉ có chỗ dùng được là được.
Ðoạn trên không chỉ thể hiện tính triệt để trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử, mà còn phản ánh chủ nghĩa công lợi của ông. Mưu trí này của Hàn Phi Tử hoàn toàn bài xích ý nghĩa và giá trị của việc nhà vua tin vào sự thành thực của bề tôi, rõ ràng là phiến diện, nhưng ông nhấn mạnh tính quan trọng của việc người lãnh đạo lợi dụng quyền thế, uy tín, cũng vừa nghiêm nghị vừa sâu sắc. Khi vận dụng mưu trí này vào xã hội ngày nay, chúng ta cần loại bỏ những nội dung phiến diện, đồng thời xiển phát kỹ năng lợi dụng quyền uy để lãnh đạo thuộc hạ của Hàn Phi Tử.
Tề Hoàn công muốn gọi Quản Trọng là Trọng phụ, ông hỏi ý kiến quần thần: Ta định gọi Quản Di Ngô là Trọng phụ. Ai tán thành thì đứng sang bên trái cửa lớn, ai không tán thành thì đứng sang bên phải.
Đông Quách Nha đứng ở giữa cửa lớn. Tề Hoàn công không hiểu, hỏi: Sao mình khanh lại đứng giữa cửa lớn thế kia?
Đông Quách Nha đáp: Ðại vương cho rằng trí tuệ của Quản Trọng có thể trù hoạch đại sự thống trị thiên hạ không?
Tề Hoàn công nói: Có thể.
Ðông Quách Nha lại hỏi tiếp: Đại vương cho rằng ông ấy có dám quả quyết làm nên nghiệp lớn không?
Tề Hoàn công nói: Dám.
Đông Quách Nha nói tiếp: Nếu ông ấy có thể trù hoạch đại sự thống trị thiên hạ, và ông ấy dám quả quyết làm nên nghiệp lớn, dựa vào tài năng của mình, Quản Trọng lợi dụng quyền thế đại vương trao cho ông ấy để trị lý nước Tề, thử hỏi đại vương không sợ nguy hiểm sao?
Tề Hoàn công khen Đông Quách Nha: Nói hay lắm.
Vì vậy, Tề Hoàn công lệnh cho Thấp Bằng trị lý nội chính, Quản Trọng trị lý ngoại giao, dùng cách này để hai người hạn chế quyền lực của nhau.
Do Tề Hoàn công phong Quản Trọng làm tướng, thi hành chính sách nước giàu binh mạnh khiến cho nước Tề trở nên hùng mạnh, sớm hoàn thành nghiệp bá nên Hoàn công muốn tôn Quản Trọng làm “Trọng phụ”, giao toàn bộ quyền lực nước nhà cho ông. Làm vậy là trái với tư tưởng “nhà vua cần trông cậy vào quyền thế chứ không thể trông cậy vào sự thành thực của bề tôi”. Tuy nhiên, đại thần của Tề Hoàn công là Đông Quách Nha lại có tâm kế, nhằm phá bỏ tính nguy hại trong ý định của Hoàn công, đồng thời cảnh tỉnh Hoàn công. Kết quả Hoàn công đã không giao toàn bộ quyền lực cho Quản Trọng, nếu không, lịch sử sẽ viết lại một chương mới, còn có rất nhiều ví dụ như thế này.
Vương Nho là một vị quan có tài thời Khang Hi nhà Thanh. Ông làm tri huyện huyện Đông Minh, chiêu tập dân lưu vong, khai khẩn đất hoang, cai trị địa phương đâu ra đấy.
Hồi ông mới đến huyện Đông Minh nhậm chức, nơi đây đang có một đám đạo tặc quấy nhiễu người dân. Trong đám đạo tặc này có hai tên đầu sỏ, một tên là Giả Ngũ Vân, còn một tên là Lương Tiến, chúng đều là những kẻ phạm tội nhiều lần nhưng vẫn không chịu thay đổi. Chúng cậy mình có chút võ nghệ, tập hợp một bọn trộm cướp, lưu manh, du thủ du thực đi phá nhà cướp của, chiếm đoạt tài sản của người dân rồi phân chia cho nhau.
Giả Ngũ Vân và Lương Tiến có uy tín rất cao trong đám đạo tặc, chúng là thủ lĩnh và cũng là nhân vật nòng cốt. Dưới sự chỉ huy của hai tên này, hành tung của đám đạo tặc xuất quỷ nhập thần, thủ đoạn gây án xảo trá, chả thế mà Đông Minh đã thay đến mấy vị tri huyên rồi mà vẫn chưa thể trừng trị bọn chúng, người dân phải chịu muôn vàn khổ sở.
Sau khi đến nhậm chức, Vương Nho biết nạn đạo tặc hoành hành là vấn để nan giải nhất của huyện Ðông Minh, nên ông quyết tâm chế phục đám đạo tặc này trước tiên để trừ hại cho dân. Tục ngữ có câu: “Muốn bắt trộm thì phải bắt kẻ cầm đầu trước”. Vương Nho biết đám đạo tặc chịu sự thao túng của Giả Ngũ Vân và Lương Tiến, chỉ cần tóm được hai tên này là có thể giải quyết xong đám đạo tặc. Vì vậy, ông phái viên sai dịch làm việc đắc lực đi thám thính hành tung của Giả Ngũ Vân và Lương Tiến, nắm được quy luật hoạt động của chúng, sau đó chọn thời cơ, đột kích tóm gọn hai tên tội phạm đầu sỏ này về quy án.
Sau khi bắt được Giả Ngũ Vân và Lương Tiến, người dân không ngừng vỗ tay tung hô, xin tri huyện trừng trị bọn chúng thật nặng. Song Vương Nho biết, mặc dù ông đã bắt được hai tên Giả Ngũ Vân và Lương Tiến về quy án, nhưng một đám lâu la lớn của chúng vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, làm hại dân chúng.
Cho nên ông không vội định tội Giả Ngũ Vân và Lương Tiến, ông sai người giải chúng tới, nói: Chỉ cần các ngươi thật lòng hối cải, nhất định quan phủ sẽ cho các ngươi cơ hội lấy công chuộc tội.
Lời tri huyện nói làm hai tên này vô cùng cảm động, chúng quỳ mọp xuống đất, không ngừng dập đầu tạ ơn, hứa từ nay về sau sẽ không làm chuyện xấu nữa, xin tri huyện cho một cơ hội được lấy công chuộc tội.
Lúc này, Vương Nho nghiêm mặt, nói nghiêm túc: Hai ngươi đã nhận tội, muốn làm lại cuộc đời, vậy ta sẽ cho các người một cơ hội. Giả Ngũ Vân có thể làm luyện tổng, còn Lương Tiến có thể làm bảo trưởng, chuyên phụ trách việc truy bắt đạo tặc trong dân, nếu các người dám làm trái mệnh lệnh, giở trò dối trá, thì ta sẽ tính cả tội cũ và tội mới, quyết không nương tay!
Giả Ngũ Vân và Lương Tiến gật đầu đồng ý, nhận mệnh lệnh. Quả nhiên hai tên này không phụ sự kỳ vọng của Vương Nho, dốc toàn sức truy bắt đạo tặc. Những kẻ trước kia vốn là đồng bọn của Giả Ngũ Vân và Lương Tiến, nay thấy hai người này cải tà quy chính, bèn lũ lượt kéo nhau rửa tay gác kiếm đến quan phủ đầu thú. Chẳng bao lâu, huyện Đông Minh không còn một bóng trộm cướp.
Vương Nho dùng kế lấy độc trị độc để cai trị huyện Đông Minh. Lấy độc trị độc là một danh từ thuộc lĩnh vực y học, chỉ phương pháp chữa bệnh dùng thuốc độc chữa bệnh, suy rộng ra là lấy người xấu chế phục người xấu, dùng cách làm xấu xa đối phó với cách làm xấu xa. Trong một số điều kiện nhất định, việc vận dụng phương pháp này đem lại hiệu quả rất cao. Nhất là trong việc đấu tranh loại trừ bǎng nhóm tội phạm, những người điều tra phá án cao minh thường chọn cách chế phục một vài thành viên trong băng nhóm tội phạm, lợi dụng bọn chúng hàng phục các phần tử phạm tội khác.
Vương Nho lấy đạo tặc sửa chính đạo tặc là một ví dụ vận dụng thành công kế sách này. Nhưng nếu suy nghĩ sâu hơn, chúng ta thấy để có thể khống chế hoàn toàn “độc tố” của đối phương và ứng biến linh loạt, chúng ta cần vận dụng mưu kế “thị thế nhi bất thị tín”. Điểm dựa của Vương Nho chính là uy thế của ông. Thủ lĩnh của đám đạo tặc cũng vì khuất phục trước quyền uy của ông, nên mới cải tà quy chính, dùng “độc” của mình tiêu trừ “độc” của cả bọn đạo tặc. Nếu như Vương Nho không dựa vào “quyền thế” mà dựa vào “thành tín”, thì e là ông không thể nào tiêu diệt đám đạo tặc này.
Thị thế nhi bất thị tín, cổ Đông Quách Nha nghị Quản Trọng. Thị thuật nhi bất thị tín, cố Hồn Hiên phi Văn Công. Cố hữu thuật chi chủ, tín thưởng dĩ tẫn năng, tất phạt dĩ cấm tà, tuy hữu bác hàng, tắc đắc sở lợi.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm