Pháp trị: Nhà vua khéo giữ quyền thế, loại trừ mầm mống gian manh

"Thiện trì thế giả, tảo tuyệt gian manh" (Nhà vua khéo giữ quyền thế có thể sớm loại trừ mầm mống gian manh).

Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Nhà vua khéo giữ quyền thế, loại trừ mầm mống gian manh

Xuất phát từ quan niệm bảo vệ sự thống trị của nhà vua, Hàn Phi Tử lấy Tử Hạ làm ví dụ, nhắc nhở nhà vua cần sớm phát hiện và loại trừ mầm mống gian tà, cũng như nhũng hiểm hoạ ảnh hưởng đến sự thống trị của nhà vua. Vì một khi hình thành, những thế lực gian ác, tai hoạ, lực luợng này sẽ ngày càng lớn mạnh và chắc chắn sẽ uy hiếp quyền lực, địa vị cúa nhà vua.

Từ xưa đến nay, người nắm quyền có thể giữ vững địa vị cúa mình là vì túc trí đa mưu, kip thời phát hiện và diệt trừ hiểm hoạ làm hại đến quyền lực và địa vị của mình. Ngược lại, người thất bại đa phần là do coi thường hoặc không hạ quyết tâm diệt trừ hiểm hoạ, cuối cùng đánh mất quyền lực cúa chính mình.

Liên hệ

Thiện trì thế giả, tảo tuyệt gian manh

Đạo lý tai hoạ có thể bi loai trừ nằm trong lời Từ Hạ giải thích sách Xuân thu: “Nhà vua khéo giữ quyền thế có thể sớm loại trừ mầm mống gian tà”

Cho nên Quý Khang Tử chỉ trích Khổng Tử vì chuyện Tử Lộ sử dụng quyền thế ngang hàng ông, từ đó diệt trừ duợc tai họa, huống hổ nhà vua dùng biện pháp này, có tai hoạ nào không bị trừ sạch... Hầu như những thứ gian ác đều được tích luỹ trong thời gian dài, tích luỹ nhiều thì lực lượng lớn, lực lượng lớn thì có thể giết chết nhà vua. Bởi vậy nên vị vua anh minh sẽ sớm tiêu diệt hết bọn chúng.

Xuất phát từ quan niệm bảo vệ sự thống trị của nhà vua, Hàn Phi Tử lấy Tử Hạ làm ví dụ, nhắc nhở nhà vua cần sớm phát hiện và loại trừ mầm mống gian tà, cũng như nhũng hiểm hoạ ảnh hưởng đến sự thống trị của nhà vua. 

Vì một khi hình thành, những thế lực gian ác, tai hoạ, lực luợng này sẽ ngày càng lớn mạnh và chắc chắn sẽ uy hiếp quyền lực, địa vị cúa nhà vua.

Từ xưa đến nay, người nắm quyền có thể giữ vững địa vị cúa mình là vì túc trí đa mưu, kip thời phát hiện và diệt trừ hiểm hoạ làm hại đến quyền lực và địa vị của mình. Ngược lại, người thất bại đa phần là do coi thường hoặc không hạ quyết tâm diệt trừ hiểm hoạ, cuối cùng đánh mất quyền lực cúa chính mình.

Năm 494 truớc Công nguyên, Ngô vương Phù Sai đánh bại quân nước Việt ở Phù Thúc, thừa thế tiến vào sâu nước Việt, gần như sắp tiêu diệt hoàn toàn nuớc Việt. 

Việt vương Câu Tiễn dẫn nǎm nghìn người rút vê Hội Kê, phái đại phu Văn Chúng nói với Bá Hap, Thái tể nước Ngô là nước Việt xin giảng hoà. Phù Sai định chấp thuận, thế nhưng Ngũ TửTư không đồng ý.

Ngũ Tử Tư can ngăn Ngô vương: Việc này không thể được. Thần nghe cổ nhân nói: “Càng dựng nhiều đức hạnh bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, càng diệt trừ tai hoạ triệt để bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu”. Xưa kia, Hữu Quá thị tiêu diệt Tương đế hậu duệ của Ha Vũ. Hậu Mân, phi tử của Tương đế đang mang thai rồng, trốn về Hữu Nhung, sinh Thiếu Khang, sau này Thiếu Khang làm mục chính Hữu Nhưng. Hữu Quá lại muốn giết Thiếu Khang, nên Thiếu Khang đành phải chạy đến Hữu Ngu làm đầu bếp ở đây để tránh nạn. 

Không lâu sau, Thiếu Khang lấy hai người vợ, có ruộng đất rộng hàng chục dặm và nǎm trǎm tuỳ tùng, ông thi triển ân đức, tập hợp bồi thần còn sót lại của nhà Hạ, vỗ về quan viên, rồi sai người đến chỗ Hữu Quá làm gián điệp, đánh một trận tiêu diệt hết Hữu Quá thị, khôi phục cơ nghiêp cua Hạ Vũ, thu hồi thiên hạ trước đây. 

Nay nước Ngô chẳng mạnh bằng Hữu Quá, còn Câu Tiễn lại lớn tuổi hơn Thiếu Khang, nếu đại vương chấp nhận giảng hoà, nước Việt sẽ lớn mạnh, đó chẳng phai rất nguy hiểm ư? Câu Tiễn rất hiểu người thân cận lại tích cực cứu tế dân chúng, ban thêm vật phẩm cho người cần cứu tế, gần gũi người có công lao hơn. Nước Việt và nước Ngô nằm trên cùng một dải đất, nhưng thù địch đời đời kiếp kiếp. Bây giờ không diệt trừ nước Việt là làm trái ý trời, sau này đại vương hối hận cũng không kịp. Nếu đại vương vẫn muốn làm vậy thì nước Ngô sắp suy vong rồi. Nước ta nằm giữa các dân tộc man di của nuớc Sở và nước Việt nên người dân thù hằn nhau. Đại vương dùng cách giảng hoà với nước Việt nhằm thực hiện nghiệp bá, ắt không thông thuận.

Phù Sai không nghe lời can gián cúa Ngũ Tứ Tư, đồng ý giảng hoà vì muốn tranh giành ngôi vị bá chú ở phía Bắc. 

Ngũ Tử Tư đi ra nói với mọi người: Nước Việt mất 10 năm tăng dân số, tích luỹ của cải; mất 10i năm dạy dỗ người dân, huấn luyện binh mã. 20 năm sau, nước Ngô sẽ biến thành họa lớn. 

10 năm sau, khi nước Ngô sắp đi đánh nước Tề, Việt vương Câu Tiễn dẫn bộ hạ của mình vào triệu kiến, tặng rất nhiều lương thực và lễ vật cho Ngô vương và chư vị quần thần. 

Người nước Ngô đều rất phấn khởi, chỉ riêng Ngũ Tứ Tư lo sợ, ông nói: Đây là chiêu làm cho nước Ngô mất cảnh giác dây.

Và ông lại can gián Ngô vương một lần nữa: Nước Việt ở chỗ chúng ta là nuôi ong tay áo. Tuy cùng sống trên một dải đất, nhưng họ luôn muốn chiếm nước ta. Họ thuần phục chúng ta vì muốn đạt được tham vọng của mình, chi bằng chúng ta sớm ra tay. Dù chúng ta giành được nước Tề thì đất đai của họ cũng toàn sỏi đá, không thể sử dụng được. Nếu nước Việt không biến thành hổ lớn, thì nuớc Ngô ắt bị diệt vong. Theo lời thầy thuốc chữa bênh, “Con người nhất định phải để lại mầm bệnh, ta chưa từng thấy ai không để lại mầm bệnh”. Bàn Canh dạy: “Nếu không sợ gặp rắc rối sau này, thì hãy diệt trừ hết hậu duệ, không được để lại mầm mống tai họa”. Đó chính là nguyên nhân giúp nhà Thương nổi lên. Nay đại vương đi ngược lại những điều này, chẳng phải rất nguy hiểm sao. 

Phù Sai vẫn không nghe lời can ngăn của Ngũ Tử Tư. Thực tế đúng như Ngũ Tử Tư nói, Việt vương Câu Tiễn ngậm đắng nuốt cay, nhẫn nhục chờ thời cơ phản công. 

11 năm sau, Câu Tiễn dẫn quân tiêu diệt nước Ngô, Ngô vương Phù Sai tự sát. Quả đúng như những gì Ngũ Tử Tư dự liệu, nước Việt mất khoảng 20 năm thì tiêu diệt được nước Ngô.

Phù Sai vì không nghe lời can gián của Ngũ Tử Tư, nên mới dẫn đến hậu quả mất nước. Câu chuyện lịch sử sinh động này thể hiện rõ tầm quan trọng của việc loại trừ hiểm họa.

Hàn Phi Tử - Ngoại trữ thuyết hữu thượng

Hoan chi khả trừ, tại Tử Hạ chi thuyết Xuân Thu dā: “Thiện trì thế giả tạo tuyệt kỹ gian manh”. Cố Quý Tôn nhượng Trọng Ni dī ngô thế, nhi huống thổ chi vu quân hồ... Phàm gian giả, hành cửu nhi thành tích, tích thành nhi lục dã, lục dã nhi nǎng sát, cố minh chu tảo tuyệt chi.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest 

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Nhà vua khéo giữ quyền thế, loại trừ mầm mống gian manh

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.78725 sec| 1100.109 kb