Pháp trị: Nhà vua không nên yêu quý kẻ luôn thuận theo ý của mình

“Bất dĩ thuận tâm nhi sủng hạnh” (Nhà vua không yếu quý kẻ luôn thuận theo tâm ý của mình)

Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Nhà vua không nên yêu quý kẻ luôn thuận theo ý của mình

Tâm lý phổ biến của con người là muốn có được thứ mình thích, luôn hy vọng người khác ủng hộ mình. Đối với những người thống trị địa vị cao thì càng có suy nghĩ như vậy, thích nguời khác thuận theo ý của mình, không thích người khác phản đối mình hay chỉ ra sai lầm, khuyết điểm của mình. 

Hàn Phi Tử vạch trần thủ đoạn gian thần: giành lấy sự sủng ái của nhà vua. Ông khuyến nghị các bậc quân vương không nên yêu quý kẻ luôn thuận theo ý của mình, nhìn thấu, ngăn chặn mưu mô bề tôi thuận theo tâm ý của nhà vua để có địa vị thân cận nhà vua, được nhà vua sủng ái.

Liên hệ

Bất dĩ thuận tâm nhi sủng hạnh

Thường là gian thần đều muốn thuận theo tâm ý của nhà vua để có địa vị thân cận nhà vua, đuợc nhà vua sủng ái. Vì vậy, gian thần sẽ ca ngợi những gì nhà vua yêu thích, bôi xấu những gì nhà vua chán ghét. Đại thể, người phàm thường tán đồng quan điểm của người cùng chí hướng, 

Phản đối quan điểm của người khác chí huớng. Nay, gian thần cũng ca ngợi những gì nhà vua tán đồng thì gọi là có chung sự lựa chọn, bôi xấu những gì nhà vua phản đối thì gọi là có chung sự từ bỏ. 

Trước giờ chưa từng xuất hiện mâu thuẫn đột xuất giữa những người có chung cách nhìn nhận lựa chọn hay từ bỏ về sự vật, bởi lẽ gian thần được nhà vua tín nhiệm và sủng ái.

Thuận theo tâm ý của nhà vua cũng chính là hợp với mong muốn của nhà vua, đều là thủ đoạn cơ bản của bọn gian thần nhằm giành lấy sự sủng ái của nhà vua. 

Tâm lý phổ thông của con người là muốn có được thứ mình thích, tư tưởng, chủ trương của chúng ta là luôn hy vọng người khác cũng ủng hộ mình. Và đối với những người thống trị địa vị cao thì càng có suy nghĩ như vậy, họ thích nguời khác thuận theo tâm ý của mình, không thích người khác phản đối mình, càng không thích người khác chỉ ra sai lầm, khuyết điểm của mình. 

Bọn gian thần lợi dụng điểm yếu này của nhà vua, hùa theo sở thích của nhà vua để có được địa vị sủng ái, từng bước giành lấy quyền lực quan trọng vào tay mình. 

Hàn Phi Tử vạch trần thủ đoạn bọn gian thần giành lấy sự sủng ái của nhà vua, trịnh trọng khuyên nhủ các bậc quân vương cần nắm vững mưu trí “không sủng ái bề tôi thuận theo tâm ý của ngài”, nhìn thấu, ngăn chặn mưu mô bề tôi thuận theo tâm ý của nhà vua để có địa vị thân cận nhà vua, được nhà vua sủng ái.

Thời Xuân Thu, Tề Hoàn công làm vua nước Tề có 04 thuộc hạ là Dịch Nha, Kiên Điêu, Thường Chi Vu và Vệ công tử Khải Phương. Trong đó, Dịch Nha coi việc ăn uống của Tề Hoàn công, hắn không thương tiếc giết con trai của mình để làm vừa miệng nhà vua. Biết Tề Hoàn công ghen ghét các bậc khanh tướng đại phu háo sắc, nên Kiên Điêu tự thiến mình làm thái giám, nhận chức vị quản lý hậu cung cho Tề Hoàn công. Vệ công tử Khải Phương thì hầu hạ Tề Hoàn công đã mười lăm năm mà chưa về nhà thǎm cha mẹ. Song, Tề Hoàn công lại trọng dụng hiền thần là Quản Trọng, một người trị lý đất nước rất tốt, giúp nước Tề đứng đầu “ngũ bá”. 

Đến khi Quản Trọng mắc bệnh nặng, Tề Hoàn công đi thăm hỏi, nói: Bệnh của Trọng phụ nặng lắm rồi, Trọng phụ có lời gì muốn dặn dò trẫm không?

Quản Trọng đáp: Người nước Tề có câu ngạn ngữ “người ở trong nhà không cần chuẩn bị những thứ mang theo khi ra ngoài, người đi đường không cần chuẩn bị những thứ cần dùng khi ở nhà”. Nay thần bệnh nặng sắp mất, không thể lo nghĩ đến những việc không liên quan tới mình.

Tề Hoàn công chân thành nói: Mong Trọng phụ đừng từ chối ý của trẫm.

Lúc này Quản Trọng mới thẳng thắn trả lời: Thần chỉ mong bệ hạ tránh xa Dịch Nha, Kiên Ðiêu, Thường Chi Vu và Vê công tử Khải Phương.

Tề Hoàn công hỏi lại: Dịch Nha không thương tiếc nấu con trai của mình để làm vừa miệng trẫm, người như thế cũng còn nghi ngờ sao?

Quản Trọng đáp: Bản tính của con người, không ai không yêu thương con cái của mình, người ngay đến con trai của mình cũng nhẫn tâm nấu, thì làm sao có thể yêu quý bệ hạ?

Tề Hoàn công hỏi: Kiên Điêu tự thiến mình để tiếp cận ta, hầu hạ ta, người như thế cũng còn nghi ngờ sao?

Quản Trọng đáp: Bản tính của con người, không ai không yêu quý thân thể của mình, người ngay đến bản thân mình còn nhẫn tâm thiến bỏ, thì làm sao có thể yêu quý bệ hạ? 

Tề Hoàn công hỏi: Thường Chi Vu biết xem sống chết, có thể trừ bỏ bệnh tật do ma quý ám vào người, người như thế cũng còn nghi ngờ sao?

Quản Trọng đáp: Sống chết đều có số cả, bệnh tật giáng vào người là do tinh thần không tốt mà ra. Bệ hạ không nghe theo thiên mệnh mà lại trông cậy Thường Chi Vu, vậy thì hắn sẽ dựa vào đó, không từ việc xấu nào. 

Tề Hoàn công hỏi: Vệ công tử Khải Phương hầu hạ ta đã mười lăm năm, cha hắn chết, hắn cũng không về chịu tang, người như thế cũng còn nghi ngờ sao? 

Quản Trọng đáp: Bản tính của con người, không ai không yêu thương cha của mình, người ngay đến cha mình cũng đối xử tàn nhẫn như thế, thì làm sao có thể yêu quý bệ hạ? 

Cuối cùng, Tề Hoàn công nói: Được rồi! Trẫm sẽ làm theo lời cǎn dặn của Trọng phụ.

Sau khi Quản Trọng mất, TềHoàn công làm theo lời Quản Trọng nói, đuổi hết bọn Dịch Nha. Từ khi những người này đi khỏi, Tề Hoàn công cảm thấy buồn bã, ăn không ngon, hậu cung cũng không ổn định trật tự, còn việc triều chính thì rối loạn. 

Bởi vậy, qua ba năm, Tề Hoàn công nói: Trọng Phụ cũng quá đáng rồi. Ai nói lời Trọng phụ, Trẫm đều phải nghe theo?

Và thế là, Tề Hoàn công lại triệu bọn Dịch Nha vào cung.

Nǎm thứ hai họ trở về cung, Tề Hoàn công bi bệnh, Thường Chi Vu nói với mọi người trong cung rằng: Ngày nào đó bệ hạ sẽ qua đời, Dịch Nha, Kiên Điêu và ta cùng làm loạn, chặn cửa cung, xây tường cao, không cho ai vào, giả truyền mệnh lệnh của Tề Hoàn công.

Có một người phụ nữ trèo tường vào trong cung, đến chỗ Tề Hoàn công.

Tề Hoàn công nói với người phụ nữ: Ta muốn uống nước và ăn cơm.

Người phụ nữ thưa: Thiếp không có chỗ nấu cơm, nấu nước.

Tề Hoàn công ngạc nhiên hỏi: Thế là thế nào?

Người đàn bà trả lời: Thường Chi Vu nói với mọi người trong cung rằng: “Ngày nào đó bệ hạ sẽ qua đời”, Dịch Nha, Kiên Điêu và Thường Chi Vu cùng làm loạn, chặn cửa cung, xây tường cao, không cho ai vào, nên thiếp không có chỗ nấu cơm, nấu nước. Vệ công tử Khải Phương cắt đất và người của bốn mươi xã về nước Vệ.

Tề Hoàn công thở dài, nước mắt chảy vòng quanh: Ôi! Tất cả những việc thánh nhân nhìn thấy, chẳng phải đang ở rất gần sao! Nếu người chết biết hết chuyện này thì ta còn mặt mũi nào đi gặp Trọng phụ?

Vì thế, Tề Hoàn công dùng tay áo che mặt, chết trong tẩm cung.

Tề Hoàn công chỉ được đậy một cái cánh cửa lên người, vì ông mất đã ba tháng mà thi thể không được đưa vào quan tài, chín tháng không được chôn cất nên giòi bọ bò lổm ngổm ra ngoài.

Có thể nói, triều đại nào cũng có gian thần,nhưng gian mưu có được thực hiện hay không thì chủ yếu phải xem nhà vua có kịp thời phát hiện và vạch trần gian mưu hay không.

Gian thần thường sử dụng mưu kế thuận theo tâm ý của nhà vua để giành lấy địa vị thân cận nhà vua, nếu nhà vua không nhận biết mưu kế của gian thần, ắt sẽ gặp tai hoạ; nhà vua nắm rõ mưu kế của gian thần, tìm ra đặc tính, quy luật của mưu kế đó thì có thể nắm quyền chủ động trong việc trừ gian diệt ác. Quản Trọng là người biết nhìn xa trông rộng, am hiểu tường tận muu trí: Nhà vua không sủng ái bề tôi thuận theo tâm ý của ngài.

Quản Trọng từng phò tá Tề Hoàn công trở thành ông vua có công tích hiển hách nhất thời Xuân Thu, đồng thời loại trừ những kẻ gian thần thuận theo tâm ý của nhà vua để giành lấy địa vị thân cận nhà vua ra khỏi bộ máy chính trị của triều đình. 

Đáng tiếc, Tề Hoàn công không hiểu được đạo lý này, không hiểu mưu lược này, cũng không hiểu tấm lòng của Quản Trọng, không nghe lời Quản Trọng từ đầu đến cuối nên mắc mưu bọn gian thần, dẫn đến kết cục bi thương như thế. Đối với nhà lãnh đạo ngày nay mà nói, ghi nhớ lời giáo huấn này, cảnh giác những người “thuận theo tâm ý của nhà vua”, vẫn rất có ý nghĩa thực tiễn.

Hàn Phi Tử - Gian kiếp thí thần

Phàm gian thần giai dục thuận nhân chủ chi tâm dĩ thủ thân hạnh chi thế giả dã. Thị dĩ chủ hữu sở thiện, thần tòng nhi dự chi, chủ hữu sở tặng, thần nhân nhi hủy chi. Phàm nhân chi đại thể, thủ xã đồng gỉa tắc tương thị dã, thủ xả dị giả tắc tương phi dã. Kim nhân thần chi sở dự giả, nhân chủ chi sở thị dã, thử chi vị đồng thủ, nhân thần sở hủy giả, nhân chủ chi sở phi dã, thử chi vị đồng xả. Phù thủ xả hợp nhi tương dữ nghịch giả, vị thường vǎn dã. Thử nhân thần chi sở dĩ thủ tín hạnh chi đạo dã.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Nhà vua không nên yêu quý kẻ luôn thuận theo ý của mình

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.64593 sec| 1104.609 kb