Pháp trị: Những bề tôi có thế lực ngang nhau, sẽ gây ra nội chiến

"Sát tham nghi nội tranh" (Các bề tôi có thế lực ngang nhau sẽ gây ra nội chiến).

Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Những bề tôi có thế lực ngang nhau, sẽ gây ra nội chiến

Những bề tôi có thế lực ngang ngửa nhau là nguồn gốc sinh ra hỗn loạn, cho nên vị vua anh minh cần để tâm đến cục diện này.

Hàn Phi Tử nhấn mạnh đến việc: dùng luật pháp quy định chế độ đẳng cấp, nhằm đảm bảo quyền lực cao nhất của quân vương, đồng thời ngǎn chặn hai hay nhiều bề tôi vì quyền lực ngang hàng nên không chịu thua nhau, thậm chí còn tàn sát lẫn nhau nhằm kiếm chút lợi ích, từ đó gây hoạ cho quân vương và nhà nước.

Liên hệ

Sát tham nghi nội tranh

Những bề tôi có thế lực ngang ngửa nhau là nguồn gốc sinh ra hỗn loạn, cho nên vị vua anh minh cần để tâm đến cục diện này. "Tham nghi” nghīa là tương đương, ngang hàng, chỉ hai hay nhiều bề tôi có thế lực ngang ngửa nhau.  

Hàn Phi Tử nhấn mạnh đến việc: dùng luật pháp quy định chế độ đẳng cấp, nhằm đảm bảo quyền lực cao nhất của quân vương, đồng thời ngǎn chặn hai hay nhiều bề tôi vì quyền lực ngang hàng nên không chịu thua nhau, thậm chí còn tàn sát lẫn nhau nhằm kiếm chút lợi ích, từ đó gây hoạ cho quân vương và nhà nước. 

Ở đây, Hàn Phi Tử đặc biệt nhắc nhở, nhà vua cần phải chú ý quan sát, phòng ngừa và loại trừ tận gốc hiện tượng quần thần có thế lực tương đương nhau trong triều đình. 

Quan sát Kỹ lưỡng những cấp dưới có thế lực ngang nhau, không chịu thua nhau và còn xảy ra tranh chấp nội bộ cũng là một nghệ thuật lãnh đạo hiện nay.

Nước Tấn tổ chức bữa tiệc không quá lớn giữa nhà vua và các bậc quần thần vào một buổi tối mát mẻ dễ chịu. Ai nấy đều nói cười huyên náo trong bầu không khí ngập tràn niềm vui. Một tay Tấn Hiến công ôm một người đẹp tuyệt trần, khuôn mặt rạng ngời nét xuân, một tay mời rượu các bậc đại thần tham gia đại tiệc tối hôm đó. Ăn uống linh đình, nhảy múa vô cùng hào hứng. Quan viên có mặt ở đó chìm trong rượu ngon, vui vẻ cực độ.

Tấn Hiến công tới chỗ của đại phu Sử Tô, nâng cao chén rượu, trong lúc cao hứng, ông nói mỉa mai: Mời ngươi chén rượu bạc này. Ngày lành tháng tốt không thể không có rượu nên ta phạt ngươi không được ăn. Ngươi xem, trước mặt tất cả mọi người ngồi đây đều có thức ǎn, duy chỉ ngươi là không có thức ăn. Lý do rất đơn giản, trước lúc xuất quân đi đánh Ly, ngươi xem bói, phán rằng “thắng nhưng không tốt”. Đã thắng rồi, có gì không tốt chứ? Kết quả ta chẳng những chinh phục giặc Ly, còn lấy được hai ái phi.

Tấn Hiến công phô trương, vừa nói vừa liếc mắt nhìn hai mỹ nữ ngồi canh, lại nhìn khắp quan viên, hai mỹ nữ cũng có lễ mạo, mỉm cười chào mọi nguòi: Chẳng lẽ thế này cũng gọi là không tốt ư?

Tấn Hiến công ngửa cổ uống cạn chén rượu, tiếp tục châm biếm đại phu Sử Tô: Xét thấy nhà nguời xem bói không linh, đoán việc không chuẩn, nên hôm nay có rượu nhưng không có đồ ăn, coi như phạt nhẹ nguơi.

Cách trừng phạt độc đáo của Tấn Hiến công đã làm đại phu Sử Tô xấu hổ đến mức chỉ muốn chui xuống đất, còn những lời mỉa mai chế giễu của nhà vua chẳng khác nào roi da quất vào chỗ đau cúa ông. 

Sử Tô bất đắc dĩ nâng chén rượu, uống hết một hơi, sau đó dập đầu tạ tội: Thần đã không đoán đúng sự việc, đội ơn thánh thượng chỉ phạt thần không được ăn, nhưng những lời thân nói hoàn toàn là vô cǎn cứ, đó mới là phúc của nước nhà. Người cầm quân vừa có nam binh vừa có nữ binh. Có người dùng nam binh giành chiến thắng, cũng có người giành chiến thắng dựa vào nữ binh, đại vương đã biết dùng nam binh thì càng biết dùng nữ binh. 

Tấn Hiến công chưa hiểu được ẩn ý trong lời nói của Sử Tô, bị cái gì mà nam binh nữ binh, nam thắng nữ thắng làm cho u mê. Ông chỉ nghĩ Sử Tô quá xấu hổ nên mới nói ra những lời điên khùng đó. Ông cảm thấy rất sảng khoái, bèn lệnh cho người hầu mang thức ăn lên cho Sử Tô. 

Sau khi tan tiêc, Sử Tô giải thích với những người thân cận của mình rằng: Nước Tấn dùng mấy vạn nam binh mới đánh bại rợ Ly, còn rợ Ly chỉ dùng hai nữ binh trẻ ắt sẽ đánh bại được nước Tấn. Mọi nguời cứ đợi mà xem.

Rợ Ly là một nước nhỏ của dân tộc thiểu số ở rìa phía Đông, tiếp giáp nước Tấn, Tấn Hiến công muốn mở rộng lãnh thổ về phía Đông, nên xuất quân tiêu diệt rợ Ly vào năm 666 trước Công nguyên. Sau khi bị mất nước, vua Ly dâng hai ái nữ của mình cho Tấn Hiến công. Tấn Hiến công đắc ý vì có được 02 mỹ nữ, lại chiếm được toàn bộ đất đai của rợ Ly, không nghe các bậc đại thần can gián hết lần này đến lần khác, vội vàng lập Ly Cơ làm phu nhân và em gái của Ly Cơ làm phi. Bữa tiệc huyên náo này chính là tiệc Tấn Hiến công sắc phong cho hai cô gái rợ Ly.

Sử Tô là người thông minh, bấy giờ Tấn Hiến công dương dương tự đắc thế thôi, chứ chẳng bao lâu nữa sẽ xuất hiện sự kiện “Ly Cơ làm loạn nước Tấn” nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. 

Thân Sinh, con trai trưởng của Tấn Hiến công là người chính trực hiền đức bị ép tự sát, con trai thứ hai và thứ ba của Tấn Hiến công phải chạy nạn, gặp muôn vàn cực khổ, còn hai người con trai của Ly Cơ thì bị chết yểu, cả nước Tấn được một phen hỗn loạn. 

Mãi đến năm 636 trước Công nguyên, dưới sự giúp đỡ của Tần Mục công, Trùng Nhĩ, con trai thứ hai của Tấn Hiến công dẫn quân vào nuớc Tấn, đoạt chính quyền từ tay anh em, nước Tấn mới ổn định trở lại, bắt đầu thi hành chính sách nước giàu binh mạnh, làm bá chủ của các nước chư hầu.

Bình luận về lịch sử nước Tấn ở giai đoạn này, người xưa cũng giống như đại phu Sử Tô đều quy kết nguyên nhân nước Tấn bị loạn là do “phụ nữ”, "nữ binh”, trên thực tế vẫn có chỗ cần bàn lại. 

Để nói rõ mối nguy hại của việc “những bề tôi có thế lực ngang nhau sẽ gây ra nội chiến”, Hàn Phi Tử cũng lấy giai đoạn lịch sử này làm ví dụ. 

Hàn Phi Tử nói: Thời Tấn Hiến công, Ly Cơ có địa vị tôn quý ngang hàng với chính thê của nhà vua, bà ta muốn Khê Tề con trai của mình lên làm thái tử, nên đã hãm hại Thân Sinh, ép ngài phải tự sát để cho Tấn Hiến công lập Khê Tề làm thái tử. 

Hàn Phi Tử chỉ ra nguyên nhân nước Tấn bị loạn là vì nhà vua không quan sát, ngăn chặn và loại trừ hiểm hoạ “những bề tôi có thế lực ngang nhau sẽ gây ra nội chiến”. Cụ thể là, Tấn Hiến công ban cho Ly Cơ quyền lực ngang hàng với phu nhân của ông.

Hàn Phi Tử - Nội trữ thuyết hạ lục vi 

Tham nghi chi thế, loạn chi sở do sinh dã, cố minh chủ thận chi.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Những bề tôi có thế lực ngang nhau, sẽ gây ra nội chiến

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.75222 sec| 1099.695 kb