Những lưu ý quan trọng khi đăng ký giấy phép kinh doanh lần đầu

26/12/2024
Phạm Huyền My
Phạm Huyền My
Bạn đang muốn lấy giấy phép kinh doanh? Vậy bạn đã hiểu rõ về khái niệm cũng như thủ tục và các lưu ý khi đăng ký giấy phép kinh doanh lần đầu chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

1- Giấy phép kinh doanh là gì?

Trong thủ tục thành lập và triển khai kinh doanh của doanh nghiệp, có 02 loại giấy tờ quan trọng mà doanh nghiệp cần đăng ký đó là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpGiấy phép kinh doanh.

Giấy phép kinh doanh mà bài viết đề cập không phải là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà là loại giấy phép con - hay còn gọi là Giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Như vậy, có thể hiểu Giấy phép kinh doanh là loại giấy phép con dành cho doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện, tùy vào ngành nghề sẽ có những điều kiện khác nhau, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ khác nhau, doanh nghiệp phải đăng ký giấy phép kinh doanh khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì mới đủ giấy tờ hợp pháp được tham gia kinh doanh ngành nghề đó.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

2- Loại hình hoạt động nào cần xin giấy phép kinh doanh?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân, tổ chức cần làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh khi đăng ký hoạt động theo 1 trong 2 loại hình sau:

  • Hộ kinh doanh cá thể;

  • Công ty, doanh nghiệp (bao gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân).

Tùy vào mục đích thành lập, định hướng phát triển kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn loại hình thành lập sao cho phù hợp.

3- Hồ sơ làm Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ đăng ký làm Giấy phép kinh doanh bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh có điều kiện;

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

  • Bản điều lệ công ty;

  • Bản phương án kinh doanh dự kiến;

  • Thông tin/Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người đứng đầu doanh nghiệp/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập;

  • Giấy tờ chứng minh trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm đối với lĩnh vực hoạt động của những người trực tiếp điều hành doanh nghiệp;

  • Các giấy tờ pháp lý khác đối với từng ngành nghề cụ thể.

Đây chỉ là bộ hồ sơ làm Giấy phép kinh doanh chung cho nhiều ngành nghề, tùy từng ngành nghề sẽ có điều kiện, các loại giấy tờ riêng.

Căn cứ vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà giấy tờ cần chuẩn bị cũng có thể sẽ thay đổi, không giống nhau. Trong một số trường hợp, bộ hồ sơ xin cấp giấy phép con sẽ được yêu cầu bổ sung một hoặc một số loại giấy phép con khác.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

4- Thủ tục làm giấy phép kinh doanh mới nhất hiện nay

Căn cứ vào ngành nghề mà thủ tục làm giấy phép kinh doanh cũng có sự khác nhau, tuy nhiên sẽ theo quy trình các bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu, điều kiện của ngành nghề sắp sửa kinh doanh

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Tùy theo mỗi ngành nghề mà điều kiện và cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ cũng khác nhau.

Ví dụ:

- Xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp đến Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
  • Thời hạn giải quyết hồ sơ trong vòng 10 - 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy:

  • Nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC;

  • Thời hạn giải quyết từ 5 - 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

- Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:

  • Nộp hồ sơ tại Bộ Công thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tùy vào lĩnh vực kinh doanh);

  • Thời hạn giải quyết hồ sơ trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Nhận Giấy phép đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ đủ điều kiện

Sau khi nộp hồ sơ, nếu hồ sơ của doanh nghiệp hợp lệ và đủ điều kiện thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp để được phép kinh doanh.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Những lưu ý quan trọng khi đăng ký giấy phép kinh doanh lần đầu được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Những lưu ý quan trọng khi đăng ký giấy phép kinh doanh lần đầu có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Những lưu ý quan trọng khi đăng ký giấy phép kinh doanh lần đầu

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16880 sec| 960.586 kb