Những thách thức của Nghề Luật sư

"Hòa bình quan trọng hơn công lý; và hòa bình không phải được tạo ra vì công lý mà chính là công lý được tạo ra vì hòa bình".

- Martin Luther

Những thách thức của Nghề Luật sư

Nghề Luật sư vốn không có phương án chung áp dụng cho nhiều trường hợp, thách thức (mặt trái) của bất cứ nghề nghiệp nhất định nào trong xã hội cũng luôn là mối quan tâm/quan ngại cần được biết tới đối với cá nhân khi lựa chọn một nghề nghiệp đế theo dưới và thành công. Với Nghề Luật sư, thách thức truyền thống từ nghề nghiệp không khó để nhận diện. 

Luật sư cần "dĩ bất biến, ứng vạn biến", “tình huống đi liền với  giải pháp", “từ yêu cầu - tìm giải pháp cho kết quả", “biết kết quả - tìm luận chứng"... Một nguyên lý chung nhất về phương pháp luận của Nghề Luật sư: "không gì có thể đánh bại được sự thật".

Trong những thập kỷ tiếp theo, Nghề Luật sư phải đối diện với thách thức phi truyền thống, mang tính toàn cầu, đó là sự thay đổi môi trường nghề nghiệp dưới tác động của sự phát triển khoa học công nghệ. 

Liên hệ

I- NHỮNG TÌNH HUỐNG NGHỀ NGHIỆP MÀ LUẬT SƯ PHẢI ĐỐI DIỆN

[1] Buộc phải diêu chình cuộc sống cá nhân vì nhu cầu công việc.

[2] Phải làm một số việc theo yêu cầu của khách hàng mà cá nhân người hành nghề không muốn.

[3] Đã rất nỗ lực sẽ giải quyết công việc nhưng không được khách hàng và tổ chức hÀnh nghi ghi nhận, đánh giả dũng.

[4] Các rủi ro nghề nghiệp từ các mối quan hộ nghề nghiệp mang đến không lường trước được, hoặc tuy đã lường trước nhưng vẫn khó tránh khỏi.

[5] Luôn chịu sự quan sát của các mối quan hệ nghề nghiệp, dễ gây cảm giác mệt mỏi vì luôn phải xuất hiện trước xã hội với diện mạo “Luật sư chuyên nghiệp”.

[6] Khó khăn về nguồn khách hàng và nguồn công việc để duy trì hoạt động của tổ chức hành nghề.

[7] Hài hòa giữa doanh thu của hoạt động nghề nghiệp và thực hiện chức năng xã hội của Luật sư.

[8] Bảo vệ sự độc lập, an toàn cá nhân của Luật sư vì đáp ứng yêu cầu thương mại của khách hàng/yêu cầu nghiệp vụ của tổ chức hành nghề.

Xem thêm: Nghề Luật sư.

II- PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHI HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Luật sư cần "dĩ bất biến, ứng vạn biến", “tình huống đi liền với  giải pháp", “từ yêu cầu - tìm giải pháp cho kết quả", “biết kết quả - tìm luận chứng"... Một nguyên lý chung nhất về phương pháp luận của Nghề Luật sư: "không gì có thể đánh bại được sự thật". Việc hóa giải/xử lý/giải quyết những tình huống để đối diện với mặt trái/thách thức nghề nghiệp Luật sư cơ bản liên quan đến những tố chất nghề nghiệp phải có của người hành nghề, như khả năng ứng biến linh hoạt, quan sát, nhận diện, tư duy và giải quyết công việc/mối quan hệ/tình huống phát sinh trong từng vụ việc... Rèn luyện tư duy đỉnh cao (tư duy pháp lý, óc quan sát, sự tìm/sự bình tĩnh, bản lĩnh...) là những yếu tố không thể thiếu của nghề và người hành nghề Luật sư.

Trên thực tiễn, mỗi Luật sư là một “kho tàng” kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và trải nghiệm thực tiễn. Những vốn quý này là tài sản và giá trị nghề nghiệp quý báu của nghề nghiệp Luật sư để thông qua hoạt động đào tạo/bồi dưỡng/nghiên cứu khoa học pháp lý ứng dụng cùng các kênh truyền thông khác, giới Luật sư có thể truyền lại cho các thế hệ Luật sư, dùng đó để duy trì, phát triển Nghề Luật sư tại Việt Nam. khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Trong những thập kỷ tiếp theo, Nghề Luật sư phải đối diện với thách thức phi truyền thống, mang tính toàn cầu, đó là sự thay đổi môi trường nghề nghiệp dưới tác động của sự phát triển khoa học công nghệ. Chẳng hạn, sự xuất hiện và phát triển của loại hình Công ty Công nghệ luật (Lawltech), được biết tới là các doanh nghiệp đưa công nghệ  vào lĩnh vực pháp luật. So với các dịch vụ pháp lý truyền thông trên thị trường thì những giải pháp của loại hình công ty này giúp cho khách hàng giảm bớt các chi phí tư vấn pháp lý và dịch vụ Luật sư.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo, Công ty Công nghệ luật (Lawtech) cung cấp ngày càng đa dạng các dịch vụ pháp lý, với chi phí thấp, thời gian cung cấp ý kiến tư vấn nhanh và thù lao Luật sư sẽ hợp lý hơn cách sử dụng dịch vụ pháp lý Nghề Luật sư truyền thống.

Tại thời điểm hiện nay, tuy chưa có đầy đủ số liệu, căn cứ để chứng minh cho tính hiện thực của việc trí tuệ nhân tạo thay thế được hoàn toàn vai trò của Luật sư, nhưng sự tác động của “Trí tuệ nhân tạo" (Artificial Intelligence, AI) đến Nghề Luật sư là một hiện thực khách quan. Tác động này được thấy rõ ở một số góc độ. như do có sự tự động hóa, tin học hóa một số công việc buộc người hành nghề Luật sư phải có kỹ năng tương tác với máy móc và công nghệ cao, phải tập trung vào làm giàu giá trị gia tăng và đặc thù của nghề nghiệp Luật sư để máy móc không thể thay thì; phải có sự thay đổi cấu trúc của tổ chức hành nghề sao cho đáp ứng được yêu cầu xã hội và tận dụng tối đa ưu thế của khoa học công nghệ, tin học...; điều chỉnh lại chi phí của một số dịch vụ thông thường, vì các Công ty Công nghệ Luật công khai chi phí trên internet. Tin học hoá, tự động hóa và ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ hiện thực hóa xu hướng chuyên môn hóa Nghề Luật sư. 

Cụ thể, những vấn đề pháp lý thông thường mà khách hàng muốn cung cấp thì dịch vụ của tổ chức hành nghề có thể cho phép khách hàng có được câu trả lời cho các vấn đề pháp lý gắn như ngay lập tức với một chi phi thấp hơn. Tương tự, buộc tự động hóa, robot hóa các công việc lặp đi lặp lại sẽ giúp giảm nhân sự đảm nhiệm công việc hành chính ở các văn phòng tổ chức hành nghề để dành thời gian và nhân lực cho việc thu thập và phân tích tài liệu; tập trung thời gian, trí tuệ và công sức cho những công việc có giá trị gia tăng cao. ứng dụng số hóa cũng giúp ích cho việc quản trị hồ sơ, tài liệu và nhiều công việc thuộc văn phòng của tổ chức hành nghề. 

Như vậy, tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) tới Nghề Luật sư là hiện thực, cho những lĩnh vực chuyên môn sâu mà máy móc, công nghệ không thể thay thế Luật sư thi đó là lĩnh vực mà Luật sư cần phải đầu tư để bảo toàn và nâng cao giá trị gia tăng của nghề nghiệp. Đây là xu hướng phát triến của Nghề Luật sư cần được nhân thức đầy đủ ở góc độ thách thức nghề nghiệp để có sự định hướng cần thiét cho thị trường dịch vụ pháp lý Luật sư tai Vìệt Nam trong thời gian tới.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về thừa kế (luật sư thừa kế) của Công ty Luật TNHH Everest.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo) Giáo trình Luật sư và Đạo đức Nghề Luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Những thách thức của Nghề Luật sư

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.77042 sec| 1092.891 kb