Kỹ năng của luật sư: những vấn đề chung về tiếp xúc khách hàng

“Dịch vụ khách hàng không phải là một bộ phận. Nó phải là toàn bộ công ty”.

Tony Hsieh, Giám đốc điều hành của Zappos

Kỹ năng của luật sư: những vấn đề chung về tiếp xúc khách hàng

Làm việc với khách hàng là một khâu quan trọng có ảnh hưởng lớn đến kết quả của quá trình tư vấn. Nắm bắt được câu chuyện của khách hàng, biết được khách hàng đang mong muốn điều gì là mục đích của giai đoạn tiếp xúc với khách hàng.

Luật sư tư vấn có thể tiếp cận với các thông tin mà khách hàng đem lại qua nhiều hình thức. Khách hàng có thể đến trình bày trực tiếp tại văn phòng luật sư hoặc trao đổi thông qua thư tín, điện thoại… Một nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hài lòng của khách hàng với luật sư liên quan nhiều đến chất lượng mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng hơn là với kết quả công việc luật sư mang lại.

Liên hệ

I- MỤC TIÊU CỦA LUẬT SƯ KHI TIẾP XÚC KHÁCH HÀNG

Trước khi tổ chức buổi tiếp xúc khách hàng, luật sư tư vấn cần xác định các mục tiêu cụ thể mà luật sư cần đạt được. Khi mục tiêu được xác định rõ, luật sư tư vấn sẽ dự kiến được kế hoạch và phương thức tổ chức buổi họp với khách hàng. Một số mục tiêu sau được nhận diện là những mục tiêu điển hình mà các luật sư tư vấn thường hướng đến trong những buổi tiếp xúc khách hàng tiếp nhận yêu cầu tư vấn.

1- Luật sư tư vấn tìm hiểu bối cảnh liên quan đến đề nghị cung cấp dịch vụ tư vấn của khách hàng

Mỗi khách hàng đến gặp luật sư tư vấn đều có những “câu chuyện pháp lý” và luật sư phải là người gợi mở, nắm bắt và hiểu được “câu chuyện pháp lý" đó. Những thông tin thu nhận được từ khách hàng sẽ là những gợi mở quan trọng về luật sư hình dung ra một sự việc đã hoặc sẽ diễn ra một kế hoạch hoặc dự định kinh doanh mà khách hàng chuẩn bị thực hiện.

Thông thường, không phải mọi khách hàng đều biết cách “kể" hoặc “trình bày" về vụ việc, sự kiện, kế hoạch của mình. Khách hàng có thể mang đến cho luật sư tư vấn những “mắt xích”, những “miếng ghép”, manh mối của một “bức tranh” và với những trạng thái cảm xúc khác nhau, công việc của luật sư tư vấn là lắp ghép những “móc xích", những “mảnh ghép" đó lại với nhau thành một chuỗi mắt xích, một bức tranh hoàn thiện về bối cảnh vụ việc của khách hàng.

Trên thực tế, có nhiều khách hàng không biết đâu là thông tin cần thiết, quan trọng cần cung cấp cho luật sư tư vấn. Họ có thể lặp đi lặp lại những nhóm thông tin mà họ cho là quan trọng nhưng đối với luật sư những thông tin đó có giá trị thấp hoặc hoàn toàn không có giá trị sử dụng trong quá trình tư vấn. Trong những trường hợp này, để có thể nắm bắt được những dòng tin hữu ích, luật sư tư vấn phải định hướng cho khách hàng thông qua các câu hỏi, những gợi mở, phải tổng hợp và chốt lại những thông tin quan trọng để có cơ sở thực hiện việc tư vấn.

Khi thực hiện vai trò của một luật sư tư vấn, Iuật sư thường phải sử dụng hai nhóm “nguyên liệu" chính để hình thành kết quả tư vấn của mình, đó chính là bối cảnh tư vấn và quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhóm nguyên liệu đầu tiên dường như có ý nghĩa mang tính định hướng, làm “kim chỉ nam" để luật sư tư vấn xác định, có định hướng trong việc tra cứu các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề pháp lý liên quan đến đề nghị cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng. Bối cảnh tư vấn có vai trò quan trọng đối với luật sư tư vấn nên việc hiểu được bối cảnh tư vấn không được xem nhẹ, cần được thực hiện cẩn thận với những kỹ năng phù hợp thì mới đảm bảo được hiệu quả.

Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, luật sư tư vấn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cản trở hoặc ảnh hưởng đến việc luật sư có thể hiểu một cách đúng đắn, khách quan, liền mạch về bối cảnh sự việc. Do đó, những kỹ năng và hiểu biết của luật sư tư vấn về việc tiếp xúc khách hàng sẽ giúp các luật sư tư vấn vượt qua được những khó khăn và có được buổi tiếp xúc khách hàng hiệu quả.

2- Luật sư tư vấn hiểu được mong muốn, yêu cầu cung cấp dịch vụ của khách hàng

Kế tiếp việc trình bày về các tình tiết, dữ kiện của vụ việc, khách hàng thường đưa ra các mong muốn, nguyện vọng, mục đích của khách hàng. Hiểu được những điều này sẽ giúp luật sư tư vấn hiểu thêm về bối cảnh sự việc, động lực thúc đẩy khách hàng đến với luật sư tư vấn.

Có những khách hàng thẳng thắn, trực tiếp đưa ra yêu cầu hoặc thể hiện mong muốn của mình. Tuy nhiên, có những khách hàng vì những lý do nhất định, không nói ra mục đích của mình mà thay bằng những đề xuất, đề nghị luật sư tư vấn thực hiện một công việc nhất định. Dù được thể hiện bằng cách thức nào thì việc luật sư tư vấn hiểu được mong muốn của khách hàng sẽ giúp luật sư đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của khách hàng. Việc làm vừa lòng khách hàng chính là làm vừa lòng người sẽ giới thiệu, quảng bá cho luật sư. Việc tìm hiểu mục đích, mong muốn, nguyện vọng của khách hàng còn giúp cho luật sư dữ liệu, ước lượng được các công việc có thể phải thực hiện khi chính thức cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, đồng thời xác định xem mong muốn, nguyện vọng thực sự của khách hàng luật sư có thể đáp ứng hay không, có phù hợp với lĩnh vực hoạt động của luật sư có chức hành nghề luật sư nơi luật sư đang làm việc, có phù hợp với phương thức cung cấp dịch vụ pháp lý và khách hàng có thuộc nhóm đối tượng khách hàng mà luật sư tư vấn hướng tới hay không.

Trên thực tế, khách hàng đến gặp luật sư tư vấn có thể có khá nhiều mục đích khác nhau. Điều quan trọng là luật sư phải nhạy bén, sáng suốt trong việc xác định mục đích, mong muốn của khách hàng đổ tổ chức buổi tiếp xúc khách hàng cho phù hợp.

Sự phát triển về số lượng và chất lượng ngày càng tăng của các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam hiện nay là điều kiện thuận lợi để khách hàng có thể lựa chọn tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư có khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý hiệu quả nhất.

Khách hàng thường khảo sát, đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư thông qua buổi tiếp xúc khách hàng. Vậy, khách hàng thường sử dụng những phương thức gì để có thể bước đầu đánh giá được khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư? Một số “phép thử” sau đã được khách hàng sử dụng và phát huy hiệu quả, đặc biệt khi luật sư tư vấn không ý niệm được về mục đích của khách hàng, không chủ động chuẩn bị những hành trang cần thiết cho công việc của mình.

Luật sư tư vấn cần lưu ý một số cách thức khách hàng thường sử dụng để khảo sát, đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư tư vấn như sau:

- Khách hàng đặt ra những câu hỏi có liên quan đến vụ việc. Đây có thể là những câu hỏi liên quan đến tình tiết, dữ kiện của vụ việc để kiểm tra việc luật sư hiểu về vụ việc như thế nào, đã nghiên cứu kỹ hồ sơ hay chưa, có khả năng khái quát về đánh giá những vấn đề pháp lý quan trọng của vụ việc hay không. Bên cạnh đó, khách hàng có thể đặt ra những câu hỏi pháp lý nhất định mà có thể khách hàng đã có câu trả lời nhờ kết quả tự tra cứu, phân tích trước đó. Do đó, nếu luật sư không nghiên cứu trước hồ sơ vụ việc, các thông tin mà khách hàng đã cung cấp hoặc tiến hành việc tra cứu pháp lý trước đó thì có thể không trả lời được các câu hỏi của khách hàng.

-  Khách hàng có thể đề nghị luật sư tư vấn cung cấp thông tin về những vụ việc tương tự mà luật sư đã tư vấn. Đề nghị này khá điển hình và thường được khách hàng đưa ra khi lần đầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư. Mục đích của đề nghị này là nhằm đánh giá kinh nghiệm và khả năng thực hiện công việc của luật sư. Vì vậy, việc chuẩn bị thông tin về các vụ việc tương tự mà luật sư đã tư vấn là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, luật sư cần lưu ý về phạm vi, giới hạn cung cấp thông tin để không vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin của khách hàng. Trên thực tế, không phải vụ việc nào luật sư cũng đều có kinh nghiệm và đã từng thực hiện. Trong những trường hợp nào, tối thiểu luật sư cần tìm hiểu về các quy định pháp luật có liên quan và tìm hiểu thêm về các tiền lệ trên thị trường dịch vụ pháp lý để có câu trả lời thỏa đáng cho khách hàng.

- Khách hàng có thể sử dụng một phép thử khó khác là đề nghị luật sư tư vấn dự liệu những công việc phải tiến hành để có thể thực hiện được yêu cầu của khách hàng. Đây là câu hỏi để khách hàng đánh giá kinh nghiệm, kỹ năng, quan hệ của luật sư tư vấn và khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư trong một vụ việc cụ thể. Nếu luật sư không chuyên sâu và thiếu kinh nghiệm thì khó có thể thuyết phục được khách hàng.

- Đề nghị luật sư tư vấn đưa ra những đánh giá bước đầu về khả năng đáp ứng yêu cầu tư vấn hoặc các mục tiêu khách hàng đưa ra là một trong những đề nghị điển hình khách hàng thường đưa ra. Khách hàng thường quan tâm đến hiệu quả, kết quả của công việc nên thường có các câu hỏi trực tiếp và thực tế như vậy.

- Khách hàng có thể đưa ra những tình huống để đánh giá khả năng tiếp nhận thông tin, khai thác và xử lý thông tin ngay tại buổi tiếp xúc khách hàng. Thông qua việc xử lý tình huống của luật sư, khách hàng tự rút ra những đánh giá, nhận định ban đầu về luật sư tư vấn và khả năng cung cấp dịch vụ của luật sư.

- Một số tình huống đề kiểm tra khả năng tổ chức, điều hành một buổi tiếp xúc khách hàng là những tiêu chí để khách hàng đánh giá sự chuyên nghiệp trong công việc, kinh nghiệm và cách thức cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư tư vấn.

3- Luật sư tư vấn xác lập quan hệ pháp lý với khách hàng

Xét ở góc độ hẹp, việc xác lập quan hệ pháp lý với khách hàng được hiểu là việc luật sư tư vấn thiết lập những mối liên hệ giữa luật sư và khách hàng. Khi luật sư tư vấn tiếp nhận thông tin về bối cảnh vụ việc cũng là khi luật sư tư vấn gánh trên vai trọng trách về việc bảo mật thông tin cho khách hàng. Do đó, trước khi bắt đầu lắng nghe thông tin cụ thể từ khách hàng, luật sư thường trao đổi với khách hàng về trách nhiệm bảo mật thông tin để khách hàng yên tâm, cởi mở trong việc trao đổi với luật sư tư vấn. Sự truyền tải thông điệp về sự đáng tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý thường là công việc các luật sư hướng đển để tạo dựng những “lớp xi măng” đầu tiên giúp tạo dựng, gắn kết quan hệ giữa khách hàng và luật sư.

Xét ở góc độ rộng hơn, việc tiếp xúc khách hàng thường hướng đến mục đích thiết lập quan hệ pháp lý giữa khách hàng và luật sư theo hợp đồng dịch vụ pháp lý. Để có cơ sơ thỏa thuận và ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư tư vấn cần thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng, mong muốn của khách hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý và trao đổi các nội dung cần thiết khác của hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Trên thực tế, nhiều buổi tiếp xúc khách hàng dừng lại trước khi trao đổi về hợp đồng dịch vụ pháp lý do thiếu thông tin, tài liệu hoặc các lý do khách quan khác. Đối với một số vụ việc với tình tiết đơn giản hoặc khá rõ ràng, với những yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến những thủ tục pháp lý không quá phức tạp, luật sư và khách hàng có thể thỏa thuận và ký kết ngay hợp đồng dịch vụ pháp lý tại buổi tiếp xúc khách hàng.

Xem thêm: Tổ chức buổi làm việc với khách hàng và các vấn đề thường phát sinh

II- CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Trong quá trình hành nghề, luật sư tư vấn có thể tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng với các đặc điểm khác nhau. Việc phân loại đối tượng khách hàng giúp luật sư tư vấn tổ chức buổi tiếp xúc khách hàng phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng khách hàng.

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau chúng ta có những nhóm đối tượng khách hàng nhất định với các đặc điểm đặc trưng của từng nhóm.

1- Tiêu chí về số lượng buổi làm việc giữa luật sư và khách hàng

Căn cứ vào tiên chí số lượng buổi làm việc giữa luật sư và khách hàng, có thể phân loại khách hàng đến làm việc thành 02 nhóm:

- Khách hàng lần đầu.

- Khách hàng quen (khách hàng đã từng làm việc với luật sư).

Việc tổ chức buổi tiếp xúc khách hàng lần đầu tiên sẽ có những công việc và cách thức khác với việc tổ chức một buổi tiếp xúc khách hàng đã từng làm việc với luật sư.

2- Tiêu chí về quốc tịch của khách hàng

Căn cứ vào tiêu chí quốc tịch, có thể phân loại khách hàng thành 02 nhóm:

- Khách hàng nước ngoài.

- Khách hàng Việt Nam.

Đối với 1 nhóm khách hàng Việt Nam, do có tương đồng và hiểu biết nhất định về văn hóa, ngôn ngữ nên luật sư tư vấn không phải xử lý những yếu tố có thể ảnh hưởng đến buổi tiếp xúc khách hàng như chuẩn bị về phiên dịch và chuẩn bị những hiểu biết nhất định về văn hóa của quốc gia mà khách hàng có quốc tịch. Mỗi con người đều trưởng thành trong một xã hội cụ thể và những niềm tin, nhận thức về các giá trị, chuẩn mực, truyền thống, hành vi của họ bị ảnh hưởng từ xã hội, từ nền văn hóa mà họ đang sinh sống.

Hầu hết các giá trị văn hóa được hình thành, tồn tại và được tôn thờ theo suốt chiều dài lịch sự của một dân tộc, hay một quốc gia và là nền tảng của niềm tin và giải trí cuộc sống của mỗi người. Do đó, nó thường rất bền vững và khó thay đổi. Trong mỗi quốc gia, mỗi dân tộc luôn luôn có những giá trị văn hóa khác biệt có từ xa xưa, được truyền ở đời này sang đời khác một cách tự nhiên. Vì vậy, dễ tiếp cận, thu phục được một cá nhân, một nhóm người, một tổ chức phải thấu hiểu được nền văn hóa riêng biệt của nơi đó, tránh những hành vi, những thông điệp, thậm chí những sản phẩm dịch vụ không tương thích với các giá trị văn hóa ở đó. Ví dụ:

- Khi giao tiếp với người Anh không nên dùng cravat màu sắc sặc sỡ vì theo họ là biểu hiện thiếu tôn trọng. Khi trò chuyện ngoài giờ làm việc không nên đem chuyện hoàng tộc ra làm trò đùa đề khoe khoang kiến thức của mình cho dù nhưng chuyện ấy đã có trong các tác phẩm văn học.

- Khi trò chuyện với người Pháp không nên hỏi chuyện gia đình, đời tư mặc dù tâm lý Á Đông coi đó là sự quan tâm.

- Người Đức có thể bỏ qua một số nghi thức xã giao như thăm hỏi mà đi ngay vào bàn công việc. Ngoài nội dung đã được chuẩn bị cho cuộc đàm phán còn phải dự kiến những công việc phát sinh bất ngờ và chuẩn bị trước phương hướng giải quyết.

- Người Thụy Sĩ rất quan tâm đến ngày, tháng, năm thành lập doanh nghiệp và mối quan hệ rộng rãi của doanh nghiệp đối phương với các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Họ xem đây là thước đo tài năng, uy tín của người lành đạo doanh nghiệp. Vì vậy, trong danh thiếp đừng bỏ qua việc ghi năm tháng thành lập, mối quan hệ của doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác.

- Người Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, thích nhắc chức vụ của mình trong quá trình đàm phán, không thích bình luận chính trị. Các cuộc đàm phán với khách hàng Bắc Âu thường diễn ra ở văn phòng công ty. Sau khi đàm phán kết thúc thường mời khách đến buổi tiệc kéo dài nhiều giờ ở nhà hàng. Những lúc ấy không nên tỏ ra mình mệt mỏi, bức xúc và rất có thể sau đó chủ mời khách đi tắm hơi thì lúc ấy không được từ chối vi đây là nghi lễ quan trọng chứng tỏ chủ tôn trọng khách và coi những thỏa thuận đạt được trong đàm phán thắng lợi của các bên. Nếu được chủ mời đến thăm nhà thi phải đến đúng giờ và nhờ mang hoa tặng bà chủ.

- Người ở khu vực châu Mỹ La Tinh có chung nét tâm lý là vui tính, cởi mở, thân mật. Họ thường bỏ qua những nghi ngờ xã giao. Khi trò chuyện, họ thích ngồi sát bên khách, đôi khi còn ghé vào tai khách trao đổi.Trong tranh cãi họ có cử chỉ mạnh bạo như khoa tay, đập mạnh lên bàn. Nhưng khi đôi bên đã thỏa thuận thì họ lập tức lấy đó làm cơ sở để thực hiện ngay.

- Người ở khu vực Trung Đông hầu hết theo đạo Hồi, họ có phong tục tập quán riêng biệt. Vì vậy. khi giao tiếp với người Trung Đông cần tránh những sơ suất gây ảnh hưởng xấu đến kết quả đàm phán. Không nên đề cập đến vấn đề chính trị, mối quan hệ giữa các nước trong khu vực và chính sách dầu lửa quốc tế. Các nhà doanh nghiệp Trung Đông thường tiến hành các cuộc đàm phán trong các nhà hàng. Tại đây khách sẽ được mời trong ít nhất hai cốc mỗi loại nước giải khát, lúc ấy, khách không nên từ chối. Sự từ chối của khách coi như thiếu nhiệt tình.

- Người châu Á rất coi trọng lễ nghi giao tiếp, vì vậy phải rất thận trọng trong cách đi đứng, nói năng, lúc đón khách, chủ bước nhanh lên trước đưa tay ra nắm bắt tay khách. Khi đàm phán, trò chuyện không được ngồi vắt chân chữ ngũ rung đùi. Người Hàn Quốc thường rất coi trọng thể diện nên thường không trả lời trực tiếp. Việc họ nói “vâng” hoặc gật đầu trong giao tiếp không có nghĩa là họ đồng ý.

Họ không nói “không" khi phải trả lời câu hỏi dù trong đầu họ có ý muốn thế và thay vào đó họ thường đưa ra những câu trả lời như “Chúng tôi sẽ suy nghĩ thêm về vấn đề này” hoặc “Việc này đòi hỏi phải có sự kiểm tra thêm”. Đàn ông Hàn Quốc thường cúi đầu chào hoặc đôi khi là bắt tay nhẹ khi gặp mọi người, ánh mắt nhìn thẳng vào người đối diện. Khi bắt tay, tay trái họ thường đỡ dưới cánh tay phải. Bạn có thể quay tay ra hiệu với một người ngang hàng hoặc nhỏ tuổi hơn mình, nhưng không nên đung đưa ngón tay cái hướng về phía mình, người Hàn coi đây là hành động thô lỗ. Tại Hàn Quốc, họ quan niệm bàn chân là một bộ phận không sạch sẽ vì vậy không nên vô ý dụng chạm bàn chân vào người đối diện. Khi ngồi ở những chỗ đông người, đàn ông nên chú ý đặt mũi giày của mình chúc xuống và không nên vắt hai chân lên nhau trước mặt người khác.

3- Tiêu chí về tư cách chủ thể của khách hàng

Tiêu chí này tập trung vào việc phân loại khách hàng là cá nhân hay tổ chức. Việc phân loại nhằm mục đích xác định thẩm quyền đại diện của khách hàng khi trao đổi và đưa ra yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý với luật sư. Trong trường hợp khách hàng là cá nhân, luật sư tư vấn cần thu thập các thông tin về nhân thân của khách hàng để làm cơ sở tư vấn. Trong trường hợp cá nhân đến làm việc với luật sư với tư cách đại diện theo ủy quyền hoặc đại diện theo pháp luật cho một nhóm người hoặc một tổ chức thì bên cạnh các thông tin về cá nhân người để làm việc, luật sư tư vấn cần đặc biệt khai thác các thông tin nhóm xác định thẩm quyền đại diện của cá nhân đến làm việc như “Giấy uy quyền, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép đầu tư”.

Nếu luật sư tư vấn bỏ qua việc khai thác những thông tin này rất có thể sẽ lãng phí thời gian với cá nhân không có thẩm quyền đại diện và đồng nghĩa với điều đó là việc họ không có quyền tự đưa ra các quyết định về việc sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư. Trong một số trường hợp cụ thể, việc làm rõ tư cách của khách hàng còn giúp luật sư tư vấn xác định và có được định hướng trong việc đặt câu hỏi, khai thác thông tin.

Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

III- CÁC KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI TIẾP XÚC KHÁCH HÀNG

Để đảm bảo hiệu quả của buổi tiếp xúc khách hàng, các kỹ năng sau cần được luật sư tư vấn chú trọng thường xuyên rèn luyện:

- Kỹ năng lắng nghe:

- Kỹ năng giao tiếp;

- Kỹ năng ghi chép;

- Kỹ năng diễn giải và tổng hợp vấn đề;

- Kỹ năng đặt câu hỏi và tìm hiểu vấn đề.

Những kỹ năng này ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng về sự tôn trọng của luật sư tư vấn với những thông tin khách hàng cung cấp, sự chia sẻ của luật sư tư vấn với những khó khăn, vướng mắc và khách hàng đang phải đối mặt. Đặt biệt, những kỹ năng này ảnh hưởng rất lớn đến việc ghi nhận, khai thác, tổng hợp các thông tin luật sư thu được để sử dụng cho quá trình tư vấn tiếp theo.

Thông qua việc luật sư  tư vấnđặt câu hỏi, khách hàng sẽ ít nhiều đánh giá khả năng tổng hợp, phân tích thông tin và khả năng phát hiện vấn đề của luật sư tư vấn. Chúng ta thường hỏi những điều chúng ta không biết, cần xác định, khẳng định lại. Do đó, nếu kỹ thuật đặt câu hỏi không tốt, luật sư hỏi những thông tin, những vấn đề luật sư hoàn toàn có thể suy luận được trên cơ sở các tài liệu, thông tin khách hàng đã cung cấp thì khách hàng cũng có thể đưa ra những đánh giá không cao về khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

IV- TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ KHI TIẾP XÚC KHÁCH HÀNG

Điều 25 Luật luật sư quy định:

“1. Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ việc, về khách hàng của mình”.

Theo đó, luật sư tư vấn cần giải thích với khách hàng trách nhiệm bảo mật thông tin về vụ việc và bảo mật thông tin về khách hàng khi luật sư tiếp nhận thông tin từ khách hàng.

Việc cung cấp thông tin về trách nhiệm bảo mật của luật sư tư vấn và việc giải thích lý do phải ghi chép các thông tin khách hàng cung cấp sẽ giúp khách hàng hiểu dược đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Việc làm này còn có thể tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng, giúp khách hàng cởi mờ hơn khi cung cấp thông tin cho luật sư, đặc biệt là trong trường hợp liên quan đến các vụ việc nhạy cảm.

Tổ chức buổi tiếp xúc khách hàng tiếp nhận yêu cầu tư vấn pháp luật với ý nghĩa là giai đoạn đầu tiên trong quy trinh tư vấn pháp luật đã và đang được xem là bước đi đầu tiên không ít “chông gai” và “thách thức” đối với các luật sư. Việc nhận diện và bước đầu đưa ra những gợi mở về hướng giải quyết những khó khăn luật sư tư vấn thường phải đối mặt trong buổi tiếp xúc khách hàng sẽ giúp các luật sư tư vấn, đặc biệt là các luật sư trẻ mới vào nghề chủ động lường trước những khó khăn, tìm biện pháp giải quyết những khó khăn này một cách hiệu quả để có thể đạt được mục đích của buổi tiếp xúc khách hàng tiếp nhận yêu cầu tư vấn pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư: những vấn đề chung về tiếp xúc khách hàng

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.70769 sec| 1192.398 kb