Nội dung pháp luật về thủ tục hành chính về đất đai

24/02/2023
Nguyễn Thị Thu Hồng
Nguyễn Thị Thu Hồng
Trình tự, thủ tục hành chính về đất đai là nội dung quan trọng không thể thiếu trong quản lý và sử dụng đất đai. Đó chính là sự cụ thể hóa quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đất đai trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng đất phải thực hiện trong quá trình khai thác và sử dụng đất.

1- Một số quy định chung về thủ tục hành chính về đất đai

Theo Luật đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có một số quy định chung, khái quát cho tất cả các thủ tục hành chính đất đai như sau: 

Thứ nhất. các loại thủ tục hành chính về đất đai Điều 195 ghi nhận 7 nhóm thủ tục hành chính về đất đai bao gồm: (1) Thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; (2) Thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; (3) Thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng; (4) Thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất; (5) Thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất; (6) Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính; (7) Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, 

Thứ hai, về vấn đề công khai thủ tục hành chính về đất đai Bảy nhóm thủ tục hành chính về đất đai nêu trên phải được công khai đầy đủ. Nội dung công khai với năm điểm sau: (1) Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; (2) Thời gian giải quyết đối với mỗi thủ tục hành chính; (3) Thành phần hồ sơ đối với từng thủ tục hành chính; (4) Quy trình và trách nhiệm giải quyết từng loại thủ tục hành chính; (5} Nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính. Việc công khai về các nội dung này thực hiện bằng hình thức niêm yết thường xuyên tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; đăng trên trang thông tin điện tử cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính,trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện. 

Thứ ba, về sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai 

Sau các quy định cụ thể về thủ tục hành chính và nội dung công khai thủ tục hành chính về đất đai, Luật đất đai năm 2013 quy định về cách thức thực hiện thủ tục hành chính về đất đai bằng việc quy định trách nhiệm thực hiện đối với từng chủ thê. Cụ thể: 

- Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiêm tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, bảo đảm thống nhất giữa thủ tục hành chính về đất đai với các thủ tục hành chính khác có liên quan.

- UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện thủ tục hành chính tại địa phương; quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan ở địa phương đề giải quyết thủ tục hành chính về đất đai và các thủ tục hành chính khác có liên quan.

- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính về đất đai phải thực hiện đúng trình tự. thủ tục theo quy định. 

- Người sử dụng đất và người khác có liên quan có trách nhiệm thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục hành chính về đất đai và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 

Thứ tư, về việc xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trong thực hiện thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất đai.

Một là cơ quan thuế có trách nhiệm xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và lệ phí trước bạ (sau đây gọi là nghĩa vụ tài chính). Sở tài nguyên và môi trường hoặc phòng tài nguyên và môi trường hoặc văn phòng đăng ký đất đai cung cấp thông tin địa chính cho cơ quan thuế đối với các trường hợp đủ điều kiện và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính do sở tài nguyên và môi trường xác định; trường hợp áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất đề xác định giá đất cụ thể thì do cơ quan thuế xác định. 

Hai là cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo việc thực hiện nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được số Hiệu địa chính. 

Ba là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xác định phí và lệ phí có liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai thuộc các trường hợp khác mà người sử dụng đất phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính quản lý, sử dụng đất; thông báo và hướng dẫn cho người sử dụng đất nộp theo quy định của pháp luật. 

Thứ năm, về hợp đồng, văn bản giao dịch về QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất 

Để đảm bảo tính hợp pháp của người tham gia giao dịch về QSDĐ, nhằm phòng ngừa rủi ro hoặc tranh chấp cho một trong các bên giao dịch hoặc chủ thể thứ ba, pháp luật đất đai hiện hành quy định rõ: Hợp đồng, văn bản giao dịch về QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên giấy chứng nhận hoặc người được uỷ quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên. 

Đối với hợp đồng, văn bản giao dịch về QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư. 

2- Nội dung cụ thể của pháp luật về thủ tục hành chính đối với đất đai 

Với các quy định khái quát thủ tục hành chính về đất đai trong Luật đất đai năm 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành quy định chỉ tiết 25 thủ tục (Điều 65 đến Điều 90) với nhiều thủ tục hành chính lần đầu được ghi nhận và chúng được chia thành các nhóm thủ tục hành chính sau đây: 

2.1- Nhóm trình tự, thủ tục thu hồi đất, trưng dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 

Dựa vào tính chất, đặc điểm của mỗi loại quan hệ hay giao dịch cụ thể về QSDĐ, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2013 quy định trình tự, thủ tục hành chính tương ứng. Cụ thể: 

a. Trình tự, thủ tục thu hồi đất

- Về trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Đây là trường hợp thu hồi đất mà nguyên nhân của việc thu hồi đất của Nhà nước đổi với người đang sử dụng đất là để lấy đất phục vụ cho các nhu cầu lớn và quan trọng của đất nước mà không phải do lỗi sai phạm của người sử dụng đất. Vì vậy, để đảm bảo việc thu hồi đất diễn ra được thuận lợi trong một trật tự ổn định,người dân tuân thủ chấp hành thì việc thu hồi đất phải tuân thủ chặt chẽ quy trình, thủ tục theo 04 bước sau đây: 

Bước 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất

Ở bước này, trước hết UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất, cụ thể là UBND cấp tỉnh và cấp huyện ban hành thông báo thu hồi đất để gửi đến từng người có đất thu hồi, phổ biến đến người dân có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;  

UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm với sự phối hợp của người sử dụng đất để đo đạc, xác định điện tích đất, thống kê nhà cửa, tài sản.  

Bước 2: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lây ý kiến về phương án này theo hình thức tổ chức hợp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.  

Bước 3: Việc quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư  

UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện theo thẩm quyền quy định tại Điều 66 Luật đất đai năm 2013 quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biển và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi. Sau đó, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;  

Bước 4: Quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng. 

Tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý quỹ đất sau thu hồi và được giải phóng mặt bằng để cơ quan nhà nước giao, cho thuê hoặc đầu thần cho các mục đích khác nhau.  

- Về trình tự, thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả Hạt đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người  

+ Đối với trình tự, thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất thì về nguyên tắc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng quyền lực của mình chỉ có thể xem xét và ra quyết định thu hồi đất nếu chủ thể sử dụng đất là các tổ chức, cá nhân thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều 65 Luật đất đai năm 2013.  

+ Đối với trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ö nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người thì UBND cấp tỉnh, cấp huyện giao cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người. 

- Về trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật

Trường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất, khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất. Trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của UBND cấp xã làm chứng để làm căn cứ quyết định thu hồi đất và được lập theo quy định sau đây:  

+ Cơ quan tài nguyên và môi trường tổ chức kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật đất đai để xác định hành vi vi phạm. Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản, người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất.  

+ Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất.  

+ UBND cấp có thẩm quyền có trách nhiệm: thông báo việc thu hồi; bố trí kinh phí thực hiện cưỡng chế; tổ chức cưỡng chế theo quy định của pháp luật...  

+ Cơ quan tài nguyên và môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính; thu hồi giấy chứng nhận hoặc thông báo giấy chứng nhận không còn giá trị pháp 1í đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại giấy chứng nhận.  

- Về trình tự, thủ tục trưng dụng đất

+ Trước hết cần phải xác định rằng, trưng dụng đất chỉ đặt ra trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.  

+ Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất là cơ quan được chỉ định tại khoản 3 Điều 72 Luật đất đai năm 2013.  

+ Quyết định trưng dụng đất, văn bản xác nhận trưng dụng đất phải chứa đựng các nội dung sau: Họ tên, chức vụ, đơn vị cộng tác của người quyết định trưng dụng đất; tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất trưng dụng: tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng dụng; mục đích, thời bạn trưng dụng đất; vị trí, diện tích, loại đất, tài sản gắn liền với đất trưng dụng; thời gian bàn giao đất trưng dụng.  

+ Khi hết thời hạn trưng dụng đất, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng và gửi cho người có đất bị trưng dụng. Trường hợp người có đất trưng dụng tự nguyện tặng cho Nhà nước thì làm thủ tục tặng, cho QSDĐ theo quy định của pháp luật.    

b. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất  

- Đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào mục đích khác thì thủ tục được quy định như sau:

+ Người xin giao đất, thuê đất nộp hồ sơ thẩm định tại cơ quan tài nguyên và môi trường. Đối với dự án đầu tư đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư hoặc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì không phải thực hiện thủ tục thẩm định;  

+ Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tài nguyên và môi trường có văn bản thẩm định gửi đến chủ đầu tư để lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.  

+ Việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất được quy định cụ thể tại Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT.  

- Đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư thì trình tự, thủ tục được quy định như sau:  

+ Cơ quan tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn trình UBND cùng cấp để báo cáo UBND cấp trên hoặc Bộ tài nguyên và môi trường;  

+ Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kế từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì thẩm định, trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua trước khi UBND cấp có thẩm quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất; Bộ tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trước khi UBND cấp có thẩm quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất;  

+ Sau khi Thủ tướng Chính phủ có văn bản chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất, hội đồng nhân dân cấp tỉnh có Nghị quyết về việc chuyển mục đích sử dụng đất, UBND cấp có thẩm quyền thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.  

- Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá QSDĐ được quy định như san:  

+ Cơ quan tài nguyên và môi trường hướng dẫn chủ đầu tư lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất (hồ sơ giao đất, thuê đất được quy định cụ thể tại Thông tư số 30/20 14/TT-BTNMT),  

+ Người được giao đất, cho thuê đất nộp tiền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất, nộp tiền thuê đất đối với trường hợp cho thuê đất;  

+ Cơ quan tài nguyên và môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tổ chức giao đất trên thực địa và trao giấy chứng nhận cho người được giao đất, cho thuê đất, chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.  

- Đối với các dự án quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng  

Trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá QSDĐ để thực hiện dự án quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (theo Điều 61 và Điều 62 Luật đất đai năm 2013) thì một số bước và các công việc chuẩn bị giao đất, cho thuê đất được thực hiện đồng thời với trình tự, thủ tục thu hồi đất theo quy định như sau:  

+ Trong thời gian thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì chủ đầu tư được tiến hành khảo sát, đo đạc để lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng; cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất của chủ đầu tư, thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất;  

+ Trong thời gian thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được nộp hồ sơ xin giao đất, thuê đất mà không phải chờ đến khi hoàn thành việc giải phóng mặt bằng.  

- Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đã giải phóng mặt bằng đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá QSDĐ được quy định như sau:  

+ Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan tài nguyên và môi trường chỉ đạo lập phương án đấu giá QSDĐ trình UBND cùng cấp phê duyệt;  

+ Tổ chức được lựa chọn thực hiện đấu giá theo phương án đấu giá QSDĐ đã được phê duyệt tổ chức phiên đấu giá QSDĐ;   + UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá;

- Đối với các dự án quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng  

Trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá QSDĐ để thực hiện dự án quốc phòng an ninh. phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (theo Điều 61 và Điều 62 Luật đất đai năm 2013) thì một số bước và các công việc chuẩn bị giao đất, cho thuê đất được thực hiện đồng thời với trình tự, thủ tục thu hồi đất theo quy định như sau:  

+ Trong thời gian thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì chủ đầu tư được tiến hành khảo sát, đo đạc để lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng; cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất của chủ đầu tư, thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất;  

+ Trong thời gian thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được nộp hồ sơ xin giao đất, thuê đất mà không phải chờ đến khi hoàn thành việc giải phóng mặt bằng.  

- Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đã giải phóng mặt bằng đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá QSDĐ được quy định như sau:  

+ Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan tài nguyên và môi trường chỉ đạo lập phương án đấu giá QSDĐ trình UBND cùng cấp phê duyệt;  

+ Tổ chức được lựa chọn thực hiện đấu giá theo phương án đấu giá QSDĐ đã được phê duyệt tổ chức phiên đấu giá QSDĐ;  

+ UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá;  

+ Sau khi người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cơ quan tài nguyên và môi trường trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất; tổ chức giao đất trên thực địa và trao giấy chứng nhận; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hỗ sơ địa chính.

2.2- Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất  

a. Trình tự, thủ tục đăng ký QSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất  

Thứ nhất, trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất được quy định như sau:  

- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký tại UBND cấp xã hoặc văn phòng đăng ký đất đai.  

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định là: UBND cấp xã, văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên môi trường và UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà Ở Và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất. 

Thứ hai, trình tự, thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý, theo đó:  

- Người đang được Nhà nước giao đất để quản lý quy định tại Điều 8 của Luật đất đai năm 2013 mà chưa đăng ký có trách nhiệm nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đất đai.  

- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hiện trạng sử dụng đất; cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.  

Thứ ba, trình tự, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn Liền với đất cho người nhận chuyển nhượng QSDĐ, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở:  

- Sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở có trách nhiệm gửi các giấy tờ theo quy định đến sở tài nguyên và môi trường để kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở và công trình đã xây dựng và điều kiện chuyển nhượng QSDĐ, bán nhà ở của chủ đầu tư dự án,  

- Trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hỗ trợ, Sở tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, sau khi hoàn thành có trách nhiệm gửi thông báo cho chủ đầu tư dự án về kết quả kiểm tra; gửi thông báo kèm theo sơ đồ nhà đất đã kiểm tra cho văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục đăng ký nhà, đất cho bên mua đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của nhấp luật.  

- Chủ đầu tư dự án nhà ở có trách nhiệm nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thay cho người nhận chuyển nhượng QSDĐ, mua nhà ở, công trình xây dựng hoặc cung cấp hồ sơ cho bên mua để tự đi đăng ký.

- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc; trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.  

- Trường hợp chủ đầu tư dự án có vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở thì sở tài nguyên và môi trường báo cáo UBND cấp tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, trình tự, thủ tục đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm đứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề:  

- Một trong các bên nộp đơn, giấy chứng nhận (nếu có), hợp đồng hoặc bản án, quyết định của tòa án nhân dân cho văn phòng đăng ký đất đai khi phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.  

- Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên giấy chứng nhận nếu có yêu cầu.  

Thứ năm, trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất:  

- Tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế và không thuộc trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nhu cầu gia hạn sử dụng đất thì thực hiện theo quy định sau đây:  

+ Trước khi hết hạn sử dụng đất tối thiểu là 06 tháng, người sử dụng đất có nhu cầu gia hạn sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất.  

- Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư mà có thay đổi thời hạn hoạt động của dự án thì nộp hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất sau khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc điều chỉnh dự án đầu tư.

- Đối với trường hợp xin gia hạn sử dụng đất mà phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư thì việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất được thực hiện đồng thời với việc thực hiện thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư.   

- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển QSDĐ khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 126 và khoản 3 Điều 210 của Luật đất đai năm 2013 mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.  

Thứ sáu, trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa tại văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.  

- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Văn phòng đăng ký đất đai; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa; UBND cấp xã (trong trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã).  

Thứ bảy, thủ tục đăng ký biến động đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp tư nhân, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển đổi công ty; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp:  

- Trường hợp không thay đổi mục đích sử dụng đất thì doanh nghiệp tư nhân được tiếp tục sử dụng đất và có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký biến động thay đổi tên người sử dụng đất theo quy định. Trường hợp sử dụng đất được Nhà nước cho thuê thì doanh nghiệp tư nhân phải ký lại hợp đồng thuê đất với sở tài nguyên và môi trường trước khi được nhận giấy chứng nhận.  

- Trường hợp phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất thì doanh nghiệp tư nhân phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Doanh nghiệp tư nhân nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất cùng với hồ sơ đăng ký đổi tên người sử dụng đất: cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đồng thời với việc xem xét xác nhận đổi tên người sử dụng đất.  

Thứ tám, trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp trúng đấu giá QSDĐ; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên bán đấu giá QSDĐ, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công tỉ; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, nhóm người sử dụng đất:

- Người chịu trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định nộp hồ sơ.

- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nêu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc để xác nhận vào giấy chứng nhận đã cấp.

Thứ chín, trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế QSDĐ; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất:  

- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nêu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc để xác nhận, trường hợp phải cấp lại thì trình cơ quan có thẩm quyền quyết định. 

b. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn Liền với đất  

Thứ nhất, cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng:  

- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận;  

- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Văn phòng đăng ký đất đai; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất; UBND cấp xã (trong trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã).  

Thứ hai, cấp lại giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất:  

- Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã đổi với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kê từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận;  

- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Văn phòng đăng ký đất đai; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất; UBND cấp xã (trong trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã).  

Thứ ba, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển QSDĐ nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định (Điều &2 Nghị định số 43/NĐ-CP).  

Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho QSDĐ trước ngày 01/01/2008 mà đất đó chưa được cấp giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp dưới đây thì người nhận chuyển QSDĐ thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển QSDĐ; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được bắt buộc người nhận chuyển QSDĐ nộp hợp đồng, văn bản chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho QSDĐ trước ngày 01/7/2014 mà bên nhận chuyển QSDĐ chỉ có giấy chứng nhận của bên chuyển QSDĐ hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển QSDĐ theo quy định thì thực hiện theo quy định như sau:  

- Người nhận chuyển QSDĐ nộp đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các giấy tờ về QSDĐ hiện có;  

- Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển quyền và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn Hên với đất cho người nhận chuyên quyền.

- Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương xà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định huỷ giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp không nộp giấy chứng nhận để làm thủ tục đồng thời cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cho bên nhận chuyển quyền.  

-  Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định.  

Thứ tư, thủ tục đính chính giấy chứng nhận QSDĐ, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp.  

- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính.  

- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sốt vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.  

- Trường hợp đính chính mà người được cấp giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có yêu cầu cấp đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì văn phòng đăng ký đất đai trình cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,  

Thứ năm, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp.  

- Trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 Luật đất đai thì người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp giấy chứng nhận đã cấp trước khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật đất đai. 

- Trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật đất đai năm 2013.

- Trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp hoặc đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người sử dụng đất nộp giấy chứng nhận đã cấp trước đây cùng với hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động.

Văn phòng đăng ký đất đai quản lý giấy chứng nhận đã nộp sau khi kết thúc thủ tục cấp đổi, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.  

- Trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai tại điểm đ khoản 2 Điều 106 Luật đất đai năm 2013.

- Trường hợp thu hồi giấy chứng nhận mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không giao nộp giấy chứng nhận thì văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm báo Cáo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ

- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trình cơ quan cơ thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận cho người sử dụng theo đúng quy định của pháp luật; trường hợp giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật do lỗi của người sử dụng đất hoặc do cấp không đúng đối tượng thì hướng dẫn cho người sử dụng đất làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận theo quy định.  

2.3- Trình tự, thủ tục thực hiện các quyền chuyển QSDĐ

Thứ nhất, trình tự, thủ tục chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện “dồn điền đổi thửa”  

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp.  

- UBND cấp xã lập phương án chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp chung cho toàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả tiến độ thời gian thực hiện chuyển đổi) và gửi phương ấn đến phòng tài nguyên và môi trường.  

- Phòng tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra phương án trình UBND cấp huyện phê duyệt và chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức cho các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi ruộng đất theo phương án được duyệt.  

- Sở tài nguyên và môi trường chỉ đạo thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính.  

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nộp hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận.  

- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc nhằm lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền và tổ chức trao giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nơi có đất.

Thứ hai, trình tự, thủ tục chuyển đối, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chẳng thành của chung vợ và chồng  

- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.  

Trường hợp thực hiện quyền của Người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.  

- Cơ quan có trách nhiệm giải quyết là văn phòng đăng ký đất đai; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất (nếu không phải chỉ thực hiện chỉnh lý mà phải cấp lại giấy chứng nhận);  

Đối với trường hợp người sử dụng đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm mà bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê thì thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định sau:

- Thực hiện mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về dân sự;  

- Sau khi nhận hồ sơ bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê, văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất;  

- Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định việc thu hồi đất của bên bán, bên góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất; ký hợp đồng thuê đất đối với bên mua, nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê: thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế về việc hết hiệu lực của hợp đồng thuê đất đối với người bán, người góp vốn bằng tài sản;  

- Văn phòng đăng ký đất đai gửi hợp đồng thuê đất cho người mua, người nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao giấy chứng nhận cho người được cấp;  

- Trường hợp mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với một phần thửa đất thuê thì phải làm thủ tục tách thửa đất trước khi làm thủ tục thuê đất.  

Thứ ba, trình tự, thủ tục xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất  

- Một trong các bên hoặc các bên ký hợp đồng. thuê, thuê lại, hợp đồng góp vốn QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp  bộ hồ sơ xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.  

- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện việc xóa đăng ) ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.  

Thứ tư, trình tự, thủ tục đăng ký, xóa đăng ký thế chấp bằng QSDĐ và xử lý QSDĐ đã thế chấp, để thu hồi nợ  

Bộ tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với đất.  

2.4- Trình tự, thủ tục hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai

Đây là trình tự, thủ tục mới lần đầu tiên được quy định trong Luật đất đai năm 2013. Theo đó, thủ tục hành chính trong lĩnh vực bao gồm các thủ tục sau đây:  

Thứ nhất, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai:

Cơ quan thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai là UBND cấp xã. Theo đó, UBND cấp xã thực hiện các công việc sau:  

- Thẩm tra, xác minh, tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan đo các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;  

- Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hoà giải.

- Tổ chức cuộc họp hoà giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt.

Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

- Lập biên bản hoà giải thành hay hoà giải không thành.

Trường hợp hoà giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hoà giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định;  

Trường hợp hoà giải không thành hoặc sau khi hoà giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hoà giải thì UBND cấp xã lập biên bản hoà giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Thứ hai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh  

- Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại UBND cấp có thẩm quyến.  

- Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.  

- Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.  

- Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.  

Thứ ba, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường”

- Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường.

- Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết.  

- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành được gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.  

0 bình luận, đánh giá về Nội dung pháp luật về thủ tục hành chính về đất đai

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.87164 sec| 1188.625 kb