Kỹ năng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm

Khi giải quyết tranh chấp riêng tư, trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng"

- Xiusdide (Hy Lạp)

Kỹ năng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm

Kỹ năng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm của Luật sư bao gồm: (i) Kỹ năng trao đổi tiếp xúc với khách hàng và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện; (ii) Kỹ năng trao đổi về yêu cầu, phạm vi khởi kiện của khách hàng và thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm; (iii) Kỹ năng chuẩn bị đơn khởi kiện và hồ sơ khởi kiện.

Liên hệ

I- TRAO ĐỔI, TIẾP XÚC VỚI KHÁCH HÀNG VỀ HỒ SƠ VỤ VIỆC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG, HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM

1- Hồ sơ vụ việc tranh chấp về hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm

Để giải quyết có hiệu quả vụ án tranh chấp, ngoài những tài liệu chung về các chủ thể trong quan hệ pháp luật tranh chấp như các vụ án dân sự hoặc kinh doanh, thương mại khác, Luật sư cần trao đổi với khách hàng, làm rõ và thu thập những hồ sơ chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành ngân hàng (Quy chế cho vay 1627), gồm:

Đối với quan hệ tín dụng là hợp đồng tín dụng; khế ước nhận nợ; đơn xin vay vốn; phương án sản xuất, kinh doanh hoặc dự án hoặc phương án phục vụ đời sống; phương án vay vốn và trả nợ hoặc hồ sơ về khả năng và kế hoạch trả nợ; hồ sơ giải ngân (những tài liệu, chứng từ chứng minh nhu cầu, mục đích sử dụng vốn vay, chứng từ rút vốn vay của bên vay vốn); hồ sơ kiểm tra tình hình tài chính, sản xuất, kinh doanh và tình hình sử dụng vốn vay; tài liệu về việc áp dụng lãi suất và bảng kê tính lãi; các biên bản làm việc, văn bản trao đổi giữa các bên; các tài liệu thu nợ; các tài liệu trả nợ, trả lãi.

Đối với quan hệ bảo đảm là hợp đồng bảo đảm tiền vay; hồ sơ về tài sản bảo đảm; giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm (theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm (Nghị định số 83/2010/NĐ-CP); biên bản định giá; biên bản nhận bàn giao tài sản cầm cố; biên bản kiểm tra tài sản bảo đảm; các biên bản làm việc, văn bản trao đổi giữa các bên; các tài liệu về thu hồi, xử lý tài sản bảo đảm; các tài liệu về những người sở hữu tài sản bảo đảm, có đóng góp tôn tạo tài sản bảo đảm.

Về hồ sơ vụ việc, cơ bản không có sự khác biệt dù nguyên đơn, bị đơn là bên cho vay hay bên vay vốn, để xem xét toàn diện vụ án tranh chấp, Luật sư cần làm rõ và thu thập đầy đủ nhưng hồ sơ, tài liệu nêu trên.

2- Về đương sự trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm

Đối với bên cho vay: Luật sư cần trao đổi với khách hàng xác định dù đơn vị cho vay trực tiếp là phòng giao dịch thuộc chi nhánh hay chi nhánh thuộc tổ chức tín dụng thì đương sự trong vụ án tranh chấp (nguyên đơn hoặc bị đơn) luôn là tổ chức tín dụng. Theo đó, đương sự luôn là tổ chức tín dụng (xác định theo tư cách pháp nhân) và người đại diện của pháp nhân là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng hoặc người được người này ủy quyền.

Đối với bên vay vốn: Luật sư cần trao đổi và làm rõ về việc xác định chính xác tư cách đương sự của người vay vốn: (i) Nếu là tổ chức thì dù người trực tiếp vay vốn là chi nhánh của tổ chức, đương sự trong vụ án tranh chấp (nguyên đơn hoặc bị đơn) luôn là tổ chức đó. Theo đó, người bị kiện luôn là tổ chức do người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền thực hiện vai trò đại diện; (ii) Nếu là cá nhân, cần xác định bên vay vốn là cả vợ và chồng hay chỉ có một trong hai người dựa trên chủ thế ký trên đơn xin vay, phương án trả nợ vay và hợp đồng tín dụng. Theo thông lệ, cho dù người vay vốn thực chất chỉ là chồng hoặc vợ, nhưng các ngân hàng thường yêu cầu vợ hoặc chồng của bên vay vốn cùng ký tên trên hợp đồng tín dụng và trong nhiều trường hợp, không xác định rõ họ ký với tư cách bên vay vốn hay không.

Đối với bên có tài sản bảo đảm là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: trên quan điểm xem xét toàn diện các vấn đề liên quan, Luật sư cần trao đổi với khách hàng để làm rõ về giấy tờ pháp lý của tài sản bảo đảm, trong đó đặc biệt lưu ý làm rõ được các chủ sở hữu tài sản, người có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về đất đai trong các thời kỳ, pháp luật về nhà ở trong các thời kỳ, pháp luật về hôn nhân và gia đình trong các thời kỳ; về những vướng mắc, sai sót trong hợp đồng bảo đảm, trong đăng ký giao dịch bảo đảm; về thực trạng tài sản, thực trạng quản lý và sử dụng tài sản, đặc biệt lưu ý đến sự khác biệt của tài sản thực tế và tài sản trong hồ sơ bảo đảm tiền vay, để hùng tranh chấp, vướng mắc về quản lý và sử dụng tài sản.

Về địa chỉ của đương sự: Luật sư cần trao đổi và làm rõ về địa chỉ thường trú của bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng để bảo đảm cung cấp đầy đủ và chính xác cho Tòa án địa chỉ của các đương sự này. Việc xác định địa chỉ đương sự: bên cho vay căn cứ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức tín dụng; đối với tổ chức lại doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; đối với hộ gia đình căn cứ trên sổ hộ khẩu; đối với tổ chức có tư cách pháp nhân khác cần cử trên giấy phép, quyết định thành lập; đối với cá nhân căn cứ trên sổ hộ khẩu, đăng ký thường trú, tạm trú, trước những thông tin về chủ thể được ghi nhận trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm... Điều này có ý nghĩa trong cả trường hợp xác định có hay không có việc bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ.

Trong thực tế, không ít trường hợp tổ chức tín dụng cũng có sai sót, có lỗi trong vụ việc và trông thiệt hại xảy ra. Do đó, để xây dựng được phương án giải quyết toàn diện vụ án, Luật sư cần trao đổi kỷ với Ngân hàng  về thông tin liên quan đến vụ việc, đánh giá của ngân hàng về vụ việc, quan điểm giải quyết vụ việc của ngân hàng, những khó khăn, vướng mắc, những điểm rủi ro, lo ngại của ngân hàng nhìn từ góc độ chuyên môn, nghiệp vụ ngân hàng.

II- TRAO ĐỔI VỀ YÊU CẦU, PHẠM VỊ KHỞI KIỆN CỦA KHÁCH HÀNG VÀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẢO ĐẢM

Trên cơ sở xem xét tình tiết vụ việc và bản chất tranh chấp, khi tư vấn cho khách hàng khởi kiện tranh chấp, Luật sư cần lưu ý khách hàng lựa chọn phạm vi khởi kiện riêng về tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm hoặc khởi kiện đồng thời cả tranh chấp hợp đồng tín dụng và tranh chấp hợp đồng bảo đảm.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật dân sự 2015, Luật sư cần trao đổi với khách hàng về yêu cầu khởi kiện của họ, đồng thời đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đề xác định rõ những thiệt hại hoặc quyền và lợi ích của khách hàng bị vi phạm. Đối với bên vay vốn quyền và lợi ích bị vi phạm có thể là bị thu thừa tiền lãi bị áp lãi suất cao không đúng quy định- bị thiệt hại do bên cho vay không giải ngân, giải ngân thiếu hoặc không đúng thời hạn, bị thu hồi vốn vay trước hạn. Đối với bên cho vay, quyền và lợi ích bị vi phạm là việc thu hồi được nợ gốc và lãi cho vay và thiệt hại xảy ra thường là mất vốn. 

Luật sư cần lưu ý với khách hàng về điều kiện áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 184, 185 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Việc trao đổi với khách hàng về vấn đề này là cần thiết để khách hàng biết rõ tình trạng vấn đề, biết rõ lợi thế cũng như bất lợi của mình nếu tiếp tục tham gia tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp và quyết định đến việc tư vấn phạm vi khởi kiện - yếu tố tác động trực tiếp tế phạm vi xét xử của Tòa án.
Đối với các hợp đồng tín dụng, việc hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng ít xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên, ngày có trong trường hợp đủ điều kiện xem xét thời hiệu khởi kiện và xác định thời hiệu khởi kiện đã hết. Luật sư cũng cần phải lưu ý.

Tranh chấp hợp đồng bảo đảm xảy ra độc lập khi hợp đồng tác dụng được thực hiện đầy đủ, những bên bảo đảm là bên thứ ba lại có hành vi vi phạm hợp đồng bảo đảm, như: tự ý chuyển nhượng tài sản bảo đảm, hủy hoại tài sản bảo đàm, làm tài sản bảo đảm bị giảm sút về giá trị. Đối với một khoản vay trung và dài hạn, nếu bên cho vay không sát sao trong kiểm tra tải sản bảo đảm, không kiên quyết xử K những hành vi vi phạm hợp đồng bảo đảm thi có thế để việc vi phạm diễn ra trong một thời gian dài, vượt quá hai năm tính từ khi phát hiện hành vi vi phạm, có thế dẫn đến hết thời hiệu khởi kiện.

Khi trao đổi với khách hàng, trong trường hợp Luật sư xác định gì được đủ cơ sở về thời hiệu khởi kiện đã hết Luật sư cần cân nhắc đối với việc đưa ra yêu cầu khởi kiện, tư vấn cho khách hàng thu thập các chứng cứ để chứng minh thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện theo quy định của Bộ luật dân sự (Điều 161, 162 Bộ luật dân sự 2005, Điều 156, 157 BLDS 2015) hoặc chuyển hóa quan hệ pháp hoặc khi đủ điều kiện để chuyển hóa quan hệ pháp luật tranh chấp.
Ngoài việc tuân thủ các điều kiện khởi kiện chung, Luật sư cần lưu ý các đặc thù của tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm sau khi xác định các điều kiện khởi kiện.

Xác định quyền khởi kiện: trong vụ án tại ví dụ L kể cả trong trường hợp chưa đến thời hạn trả nợ những Ngân hàng Đ vẫn có quyền quyết định thực hiện quyền của tổ chức tín dụng được thu hồi nợ trước hạn theo khoản 1 Điều 95 Luật Tổ chức tín dụng, điểm d khoản 1 Điều 25 Quy chế cho vay 1627: “Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng... vi phạm hợp đồng tín dụng". Việc khởi kiện này của Ngân hàng Đ thỏa mãn điều kiện là người có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu ông II và bà T hoàn trả tiền cho vay và lãi vay phát sinh thuộc sở hữu của ngân hàng theo Điều 255 Bộ luật dân sự 2005 (Điều 164 Bộ luật dân sự 2015) và Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án: thẩm quyền của Tòa án trong vụ án tranh chấp này là TAND huyện A, thành phố H là Tòa án nơi cư trú của bị đơn (ông H và bà T) theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trong những vụ tranh chấp về hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp, nếu bị đơn là tổ chức tín dụng, Luật sư cần ưu tiên lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính hoặc nơi tổ chức tín dụng có chi nhánh. Ngoài ra, việc vận dụng điểm g khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn cần hết sức cân nhắc với đặc thù của tranh chấp tín dụng vì trên thực tế, việc xác định nơi diễn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh sử dụng vốn vay theo hợp đồng tín dụng để xảy ra tranh chấp và gặp nhiều khó khăn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự

Tổng hợp từ Giáo trình Kỹ năng chuyên sâu của Luật sư trong việc giải quyết các vụ án dân sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.37563 sec| 1118 kb