Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề

09/07/2021
Kỹ năng phân tích, tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với Luật sư và những người hành nghề luật khác. Phân tích là những cách thức tiếp cận để người hành nghề luật bóc tách chia nhỏ, hình dung, đánh giá các thông tin, tài liệu, chứng cứ, tình tiết của vấn đề và luận giải các vấn đề đó.

 

phân tích tìm hiểu 

1- Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề

Kỹ năng phân tích, tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với Luật sư và những người hành nghề luật khác. Phân tích là những cách thức tiếp cận để người hành nghề luật “bóc tách chia nhỏ, hình dung, đánh giá các thông tin, tài liệu, chứng cứ, tình tiết của vấn đề và luận giải các vấn đề đó.

Nếu như việc tìm hiểu, xác định vấn để giúp cho người hành nghề luật thu thập, tổng hợp thông tin, nắm bắt được vụ việc thì việc phân tích vấn để giúp cho người hành nghề luật hiểu vấn đề một cách tường tận, khách quan và xác định được những vấn đề pháp lý mẫu chốt cần phải luận giải để giải quyết vấn đề. Trên thực tế có một số cách tiếp cận để phân tích vấn đề như sau:

Phân tích trên cơ sở diễn biển của sự việc (diễn biến xuôi, diễn biển ngược); Phân tích theo từng vấn đề chuyên môn; Trong quá trình phân tích không tránh khỏi trường hợp người hành nghề luật bị hạn chế bởi sự không đầy đủ của tài liệu, tình tiết, dữ kiện. Trong những trường hợp đó, người hành nghề luật cần phải đưa ra các giả định, chia ra thành các tình huống khác nhau để phân tích và luận giải vấn đề.

PHƯƠNG PHÁP IRAC :

I-Issue-Vấn đề

R - Rule Pháp luật

A- Analysis - Phân tích

C - Conclusion - Kết luận

Khi nhắc đến việc phân tích vấn đề người ta thường nhắc đến phương pháp IRAC và các biển thể của phương pháp này. IRAC là phương pháp viết tắt của các từ tiếng Anh sau: 1 - Issue (vẫn đế): R - Rule (pháp luật); A - Analysis (phân tích); C - Conclusion (kết luận). Phương pháp này hiện có nhiều biến thể như sau:

(i) MIRAC: M - Material Fates (các sự kiện quan trọng); 1 - Issue (vấn đề); R - Rule (pháp luật); A – Analysis (phân tích); C - Tentative Conclusion (kết luận dự kiến);

(ii) IDARD: I - Issue (vấn đề); D - Doctrine (học thuyết); A - Analysis (phân tích); R - Result (kết quả);

(iii) CREAC: C - Conclusion (kết luận); R - Rule (pháp luật); E - Explanation (giải thích); A - Analysis (phân tích); C - Conclusion (kết luận):

(iv) TREACC: T - Topic (chủ đề); R - Rule (pháp luật); E - Explanation (giải thích); A - Analysis (phân tích); C - Counterarugments (phản biện); C – Conclusion (kết luận);

(v) CRUPAC C - Conclusion (kết luận); R - Rule (pháp luật), P- Proof (bằng chứng); A - Analysis (phân tích); C - Conclusion (kết luận).

Phương pháp IRAC được các Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên và các chức danh tư pháp khác trên thế giới áp dụng hàng trăm năm qua. Tuy có nhiều biến thể khác nhau nhưng mỗi biến thể của phương pháp IRAC cũng đều bao gồm việc phân tích vấn đề. Nhìn nhận một cách tổng quan có thể thấy, việc phân tích vấn đề trong nghề luật thường gắn liền với việc phân cách bối cảnh, các tình tiết, sự kiện quan trọng của vụ việc và các quy định của pháp luật.

Trên cơ sở tiền để là bối cảnh vụ việc, vấn đề pháp lý và các văn bản pháp luật, án lệ đã tra cứu được, người hành nghề luật tiến hành quá trình phân tích, đánh giá, lập luận để giải đáp các vấn đề pháp lý của vụ việc. Trong giai đoạn này các sự kiện, chứng cử sẽ được lật đi lật lại và đánh giá dưới nhiều góc độ để xác định giá trị chứng minh, ý nghĩa với việc giải quyết các vấn đề. Các quy định pháp luật sẽ được xác định cụ thể và chính xác để đưa vào của người thực hành nghề luật.

2- Quá trình phân tích, tư duy

Quá trình phân tích là một quá trình phán đoán, suy luận, sử dụng các quy luật của tư duy như quy luật đồng nhất, quy luật không mâu thuẫn, quy luật triệt tam, quy luật lý do đầy đủ cũng như những phạm trù khác của logic học để luận giải các vấn đề. Các phương pháp tư duy. logic học nêu trên là những “công cụ để phân tích vấn đề và giúp cho người hành nghề luật có thể nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Khi phân tích vấn đề, người hành nghề luật đôi khi cần lật ngược vấn đề, đưa ra các mệnh đề quan điểm đối lập để tự phản biện và chứng minh những lập luận của mình. Một số người hành nghề luật khi tiến hành phân tích vụ việc có thể lặp lại việc tư duy theo lối mòn hoặc quá tự tin vào kinh nghiệm của mình dẫn đến việc chủ quan, phiến diện khi phân tích, luyện giải vấn đề. Để hạn 269 tình trạng trên, cần thiết áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp phân tích, đổi mới cách tư duy, lập luận để có được kết quả phân tích có giá trị sử dụng cao và có ý nghĩa trong việc tìm giải pháp giải quyết vấn đề.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(I)  Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(II) . Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(III)  Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.09924 sec| 914.734 kb