Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Trước khi số đông con người tràn đầy tinh thần trách nhiệm đối với lợi ích của người khác, công bằng xã hội sẽ chẳng bao giờ đạt được".
Helen Keller
Kỹ năng phân tích là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với Luật sư và những người hành nghề luật khác. Phán tích là những cách thức tiếp cận để người hành nghề luật “bóc tách”, chia nhỏ, hình dung, đánh giá các thông tin, tài liệu, chứng cứ, tình tiết của vấn đề và luận giải các vấn đề đó.
Việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề tập trung vào việc trả lời cho câu hỏi: "Vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề?". Có một số phưong pháp tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề áp dụng chung cho nhiều nghề nghiệp: 5W1H (Five Ws and How), Biểu đồ xương cá (Fishbone Diagram), Starbrainstorming hoặc Starbursting.
Nếu như việc tìm hiểu, xác định vấn đề giúp cho người hành nghề luật thu thập, tổng hợp thông tin, nắm bắt được vụ việc thì việc phân tích vấn đề giúp cho người hành nghề luật hiểu vấn đề một cách tường tận, khách quan và xác định được những vấn đề pháp lý mấu chốt cần phải luận giải để giải quyết vấn đề. Trên thực tế có một số cách tiếp cận để phân tích vấn đề như sau:
- Phân tích trên cơ sở diễn biến của sự việc (diễn biến xuôi, diễn biến ngược).
- Phân tích theo từng vấn đề chuyên môn.
Trong quá trình phân tích không tránh khỏi trường hợp người hành nghề luật bị hạn chế bởi sự không đầy đủ của tài liệu, tình tiết, dữ kiện. Trong những trường hợp đó, người hành nghề luật cần phải đưa ra các giả định, chia ra thành các tình huống khác nhau để phân tích và luận giải vấn đề.
- I - Issue - Vấn đề,
- R - Rule - Pháp luật,
- A - Analysis - Phân tích,
- C - Conclusion - Kết luận.
Khi nhắc đến việc phân tích vấn đề người ta thường nhắc đến phương pháp IRAC và các biến thể của phương pháp này. IRAC là phương pháp viết tắt của các từ tiếng Anh sau: I - Issue (vấn đề): R - Rule (pháp luật); A - Analysis (phân tích); c - Conclusion (kết luận). Phương pháp này hiện có nhiều biến thế như sau:
- MIRAC: M - Material Fates (các sự kiện quan trọng); I - Issue (vấn đề); R - Rule (pháp luật); A - Analysis (phân tích); c - Tentative Conclusion (kết luận dự kiến);
- IDARD: I - Issue (vấn đề); D - Doctrine (học thuyết); A - Analysis (phân tích); R - Result (kết quả);
- CREAC: c - Conclusion (kết luận); R - Rule (pháp luật); E - Explanation (giải thích); A - Analysis (phân tích); c - Conclusion (kết luận);
- TREACC: T - Topic (chủ đề); R - Rule (pháp luật); E - Explanation (giải thích); A - Analysis (phân tích); c - Counterarugments (phản biện); C - Conclusion (kết luận);
- CRuPAC: C - Conclusion (kết luận); R - Rule (pháp luật), p - Proof (báng chứng); A - Analysis (phân tích); c - Conclusion (kết luận).
Phương pháp IRAC được các Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên và các chức danh tư pháp khác trên thế giới áp dụng hàng trăm năm qua. Tuy có nhiều biến thể khác nhau nhưng mỗi biến thể của phương pháp IRAC cũng đã bao gồm việc phân tích vấn đề. Nhìn nhận một cách tổng quan có thể thấy, việc phân tích vấn đề trong nghề luật thường gắn liền với việc phân cách bối cảnh, các tình tiết, sự kiện quan trọng của vụ việc và các quy định của pháp luật.
Trên cơ sở tiền đề là bối cảnh vụ việc, vấn đề pháp lý và các văn bản pháp luật, án lệ đã tra cứu được, người hành nghề luật tiến hành quá trình phân tích, đánh giá, lập luận để giải đáp các vấn đề pháp lý của vụ việc. Trong giai đoạn này các sự kiện, chứng cứ sẽ được lặt đi lật lại và đánh giá dưới nhiều góc độ để xác định giá trị chứng minh, ý nghĩa với việc giải quyết các vấn đề. Các quy định pháp luật sẽ được xác định cụ thể và chính xác để đưa vào quá trình phân tích, tư duy của người thực hành nghề luật.
Quá trình phân tích là một quá trình phán đoán, suy luận, sử dụng các quy luật của tư duy như quy luật đồng nhất, quy luật không mâu thuẫn, quy luật triệt tâm, quy luật lý do đầy đủ cũng như những phạm trù khác của logic học để luận giải các vấn đề. Các phương pháp tư duy, logic học nêu trên là những “công cụ” đề phân tích vấn đề và giúp cho người hành nghề luật có thể nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Khi phân tích vấn đề, người hành nghề luật đôi khi cần lật ngược vấn đề, đưa ra các mệnh đề, quan điềm đối lập đề tự phản biện và chứng minh những lập luận của mình. Một số người hành nghề luật khi tiến hành phân tích vụ việc có thể lặp lại việc tư duy theo lối mòn hoặc quá tự tin vào kinh nghiệm của mình dẫn đến việc chủ quan, phiến diện khi phân tích, luận giải vấn đề. Để hạn chế tình trạng trên, cần thiết áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp phân tích đổi mới cách tư duy, lập luận để có được kết quả phân tích có giá trị sử dụng cao và có ý nghĩa trong việc tìm giải pháp giải quyết vấn đề.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest
Nếu như việc xác định vấn đề và phân tích vấn đề giúp cho người hành nghề luật có thể nhận diện, xác định được những đặc điểm. thành phần, tình tiết, dữ kiện, bối cảnh cụ thể hoặc bối cảnh tổng quan liên quan đến vấn đề thì việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề lại chỉ tập trung vào việc trả lời cho câu hỏi: Vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề? Chỉ khi người hành nghề luật tìm được câu trả lời cho câu hỏi này thì mới có thể có được các ý tưởng và các giải pháp để giải quyết vấn đề.
Có một số phưong pháp tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề áp dụng chung cho nhiều nghề nghiệp, trong đó có nghề luật như sau:
Sakichi Toyoda, một trong những cha đẻ của cuộc cách mạng công nghiệp Nhật Bản, đã phát triển phương pháp này trong những năm 1930. Ông là chủ nhà máy, nhà phát minh và sáng lập nên Toyota Industries. Phương pháp của ông đã trở nên phổ biến trong suốt những năm 1970 và ngày nay Toyota vẫn tiếp tục sử dụng nó để giải quyết vấn đề. Phương pháp này triển khai bằng cách hỏi “Tại sao” và “Điều gì gây ra vấn đề này”. Thông thường là câu trả lời cho câu hỏi “tại sao” đầu tiên sẽ lập tức dẫn đến câu hỏi “tại sao” tiếp theo và cứ tiếp tục như thế. Đối với những vấn đề phức tạp, ta có thể cần nhiều hơn 5 câu hỏi “tại sao?”. Mỗi lần bạn hỏi “tại sao”, hãy tìm kiếm một câu trả lời có căn cứ dựa theo thực tế: nó phải là những việc đã thực sự xảy ra mà không phải sự kiện có thể đã xảy ra. Các bước thực hiện phương pháp này như sau:
• Bước 1: Bắt đầu với việc mô tả vấn đề một cách đầy đủ, rõ ràng.
• Bước 2: Đặt câu hỏi: “Tại sao vấn đề đó phát sinh, tồn tại
• Bước 3: Tiếp tục hỏi tại sao cho tới khi nguyên nhân gốc được xác định, số lượng câu hỏi có thể ít hơn hoặc nhiều hơn 5 tuy từng vấn đề cụ thể. Hãy hỏi “tại sao” cho đến khi xác định được nguyên nhân vấn đề và không thể đi xa hơn nữa. Khi không thể đưa ra được câu hỏi tại sao nữa thì có thể xác định được một phần hoặc toàn bộ nguyên nhân của vấn đề.
• Bước 4: Khi nguyên nhân đã được xác định thì có thể đưa ra được các đề xuất về giải pháp và triển khai giải quyết vấn đề.
Phương pháp biểu đồ xương cá được phát triển bởi nhà khoa học Nhật Bản Kaoru Ishikawa. Trong quá trình làm việc tại công ty Kawasaki Heavy Industries, ông đã phát hiện ra rằng, một loạt nhân tố có thể ảnh hưởng tới một quy trình làm việc. Để có được cái nhìn sâu sắc về các yếu tố này, ông đã thiết kế một công cụ đồ họa đơn giản, trong đó các nguyên nhân sâu xa tiềm năng được mô tả một cách có trật tự. Vì mô hình này có hình dáng giống một bộ xương cá, nên biểu đồ Ishikawa còn được gọi là biểu đồ xương cá.
Để vẽ một biểu đồ xương cá chúng ta thực hiện theo các bước sau:
• Bước 1: Nêu vấn đề một cách chính xác. Viết vấn đề vào ô bên phải (đầu cá).
• Bước 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng/nguyên nhân phụ. Mỗi yếu tố vẽ một nhánh “xưong sườn”. Nguyên nhân chính đặt trong một cái hộp và kết nối với xương trung tâm (xưong sống) bởi một đường nghiêng.
• Bước 3: Thêm các nhánh xương phụ cho mỗi nguyên nhân đã được nhập vào biểu đồ cho đến khi tìm được nguyên nhân gốc rễ của nhánh đó.
Biểu đồ xương cá sau khi được hoàn tất sẽ khắc họa bối cảnh tổng quan các yếu tố có thể gây ra nguyên nhân của vụ việc.
Starbursting là một hình thức brainstroming tập trung vào việc tạo ra chau chót hơn là các câu trả lời. Nó có thể được sử dụng lập đi lập lại, với các lớp sâu hơn về các câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra ban đầu. Phương pháp này gồm có 5 loại câu hỏi đại diện cho 5 cánh của ngôi sao, bao gồm: “Ai/Cái gì”, “Tại sao”, “ở đâu”, “Khi nào” và ‘ Làm thế nào’ ở đầu mỗi điểm của ngôi sao1. Đấy là một phương pháp có tính cấu trúc, chặt chẽ để khảo sát và định rõ một vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi cụ thể có liên quan đến một chủ đề đã được chuẩn bị trước đó. Sử dụng phương pháp này có phần mất nhiều thời gian hơn nhưng cho thấy nhiều khía cạnh khác nhau về một thực trạng. Phương pháp này có khả năng phân tầng vấn đề và tính ưu việt ở chỗ ta có thể tùy chọn thứ tự’ các câu hỏi.
Các phương pháp nêu trên đều phù hợp để áp dụng với nghề luật, bởi lẽ, người hành nghề luật thông thường phải giải quyết những vấn đề pháp lý, những vụ việc, vụ án mà mình không phải là “người trong cuộc”. Khách hàng, các đương sự, bị can, bị cáo và các cá nhân khác có liên quan không phải lúc nào cũng nói cho người hành nghề luật điều gì đã xảy ra, họ đã làm gì, động cơ, mong muốn, mục đích hoặc những tác nhân nào đã khiến họ hành động như vậy. Bên cạnh đó, mỗi yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng hay vụ án. vụ việc hoặc các vấn đề khác mà người hành nghề luật phải giải quyết thường có những bối cảnh khá phức tạp, thời gian kéo dài và liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức trong xã hội. Do đó, nếu không xác định được nguyên nhân đích thực của vấn đề, người hành nghề luật khó có thể hiểu được thực chất, cốt lõi, bản chất của vấn đề.
Trên thực tế, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ việc hoặc giải quyết các vụ việc, vụ án, người hành nghề luật thường xuyên phải thực hành việc hỏi để xác định vấn đề và nguyên nhân của vấn đề. Nếu như Luật sư thường phải hỏi khách hàng để làm rõ nguyên nhân của một số sự kiện, quyết định khi tiếp xúc khách hàng hoặc trong quá trình giải quyết yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng thì Điều tra viên, Thẩm phán. Kiểm sát viên phải tiến hành việc đặt rất nhiều câu hỏi tại sao trong nhiều giai đoạn của quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Khi ý thức được về tác dụng của phương pháp 5 Tại sao (5 Whys). Người hành nghề luật sẽ đặt câu hỏi và tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề một cách khoa học, logic và hiệu quả hơn.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm