Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Pháp mạc như hiển" (Pháp luật chẳng gì bằng công khai)
Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc
Hàn Phi Tử cho rằng, pháp luật muốn chế ước được ý thức thì phải ăn sâu mọc rễ trong đầu óc của dân chúng. Những điều lệ của pháp luật phải được công khai rõ ràng, khiến cho quảng đại quần chúng đều hiểu được ý nghĩa của nó. Điều này có ý nghĩa hiện thực to lớn.
Một vị vua anh minh nói đến pháp luật, thì cho dù là những người có địa vị thấp hèn trong nước cũng có thể nghe thấy được, chứ không chỉ truyền trong trong hoàng cung. Nhà nước cần biên soạn các văn bản pháp luật thành sách, công bố rộng rãi trong dân chúng, để cho pháp luật có tính công khai.
Pháp luật là thứ được soạn thảo trên sách vở, thiết lập trong quan phủ, và ban bố rộng rãi trong dân chúng. Cho nên, pháp luật chẳng gì bằng công khai. Bởi vậy, một vị vua anh minh nói đến pháp luật, thì cho dù là những người có địa vị thấp hèn trong nước cũng có thể nghe thấy được, chứ không chỉ truyền khắp trong hoàng cung.
Ðầu thời Xuân Thu, dưới chế độ tông pháp lấy quan hệ huyết thống làm ràng buộc, mối quan hệ trong nội bộ giai cấp thống trị đa phần được điều chỉnh bằng lễ chế, mà không phải bằng pháp luật. Thời này, tầng lớp thống trị coi mạng sống của nô lệ như cỏ rác, dù họ có đề cập đến hình phạt, nhưng vì nô lệ chỉ là “vật hy sinh” lúc nào cũng có thể tuỳ ý xử lý, sát hại. Cho nên có thể nói, tầng lớp thống trị “nhất thời chế ra hình phạt" chứ không có dự định "đặt ra pháp luật”. Và đây được coi là môt hiện tượng pháp luật thống trị thời bấy giờ.
Còn ở đây, Hàn Phi Tử đưa ra quan niệm phải thay đổi hệ thống “nhân trị” chế định pháp luật mang tính nhất thời dựa vào ý kiến chủ quan của một cá nhân nào đó. Nhà nước cần biên soạn các văn bản pháp luật thành sách, công bố rộng rãi trong dân chúng, để cho pháp luật có tính công khai.
Rõ ràng mưu lược này đúng trên lập trường của giai cấp địa chủ mới nổi tiên tiến thời bây giờ, thể hiện nhu cầu cấp thiết sau khi thế lực mới bước lên vũ đài chính trị là, phản đối chế độ pháp luật cực đoan chủ quý nô hèn, tùy ý biến người vô tội thành có tội, phản đối đặc quyền biến kẻ có tội thành vô tội, kiên quyết yêu cầu công khai pháp luật, chế định thành vǎn bản pháp luật, nhằm thay đổi truyền thống cũ “pháp luật không được công khai thì không thể lường trước được uy lực của nó”, cố gắng thoát khỏi sự áp búc cũng như lề thói trong tông pháp của quý tộc cũ.
Quả thật, mưu lược này chứa đựng khí phách của một nhà tư tưởng lớn cùng những tiến bộ của lịch sử. Đến nay những văn bản pháp luật đã được ban hành ở tất cả các chế độ nhà nước văn minh. Quan niệm Hàn Phi Tử cho rằng, pháp luật muốn chế ước được ý thức thì phải ăn sâu mọc rễ trong đầu óc của dân chúng, những điều lệ của pháp luật phải được công khai rõ ràng, khiến cho quảng đại quần chúng đều hiểu được ý nghĩa của nó, vẫn có ý nghĩa hiện thực to lớn.
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương cũng là một trong những nhà lãnh đạo có tư tưởng “pháp mạc như hiển”. Ông không chỉ coi trọng công tác lập pháp, mà còn vô cùng coi trọng công tác phổ cập và tuyên truyền những tri thức về pháp luật. Trước đêm thành lập nhà Minh, ông lệnh cho khoảng hai mươi người gồm tả thừa tướng Lý Thiện Trường và tham tri chính sự Dương Hiến, ngự sử trung thừa Lưu Cơ,hàn lâm học sĩ Đào An… cùng nhau bàn luận chế định luật lệnh, vào tháng 12 họ đã chế định thành bộ luật 285 điều.
Lúc mới thi hành pháp lệnh, Chu Nguyên Chương sợ dân chúng không hiểu hết được những nội hàm trong các điều lệnh, bèn chỉ thị cho bọn đại lý khanh Chu Trinh: Mục đích thiết lập các điều luật là để người ta không được phạm pháp, nhưng dân chúng nơi xóm làng heo hút không thể hiểu rõ được hết nội dung của pháp lệnh. Nếu xuất hiện những người vì không biết luật nên lỡ phạm pháp, tha cho họ cũng coi như làm mất đi tính uy nghiêm của pháp luật, còn nghiêm khắc trừng trị họ thì chẳng khác nào ta đã giết oan một lượng lớn lương dân.
Vì thế, những pháp lệnh mà các khanh đã chế định cách đây không lâu, ngoài chế độ lễ nhạc và những quy định về tiền bạc, lương thực ra, phàm là những điều có liên quan đến hoạt động trong dân gian, đều phải dựa vào từng loại khác nhau mà biên thành sách, đồng thời cố gắng sử dụng tối đa ngôn ngữ thông tục toàn dân giải thích hàm nghĩa trong các điều luật, rồi ban phát xuống các quận huyện, để cho dân chúng nhà nhà đều biết.
Không lâu sau, cuốn Luật lệnh trực giải được hoàn thành, Chu Nguyên Chương xem xong vô cùng vui mừng, nói: Điều luật trong các loại sách luật mà những triều đại trước từng dùng đều vô cùng nghiêm mật,nhưng vì triều đình không để cho dân chúng hiểu biết, nắm rõ về luật, cho nên những điều luật ấy chẳng qua cũng chỉ là công cụ mua vui cho đám quan lại mà thôi.
Những điều luật không được ban bố rõ ràng trong dân gian chính là nguyên nhân khiến thiên hạ không ngừng làm điều phạm pháp. Giờ đây trẫm đem phát cuốn Pháp lệnh trực giải này tới dân gian, khiến nhân dân cả nước đều hiểu rõ luật lệ, vậy thì những kẻ phạm tội tự nhiên cũng sẽ ít đi.
Quan điểm của Chu Nguyên Chương vô cùng sâu sắc, chỉ có làm tốt công tác tuyên truyền và phổ cập pháp luật, khiến cho mọi người đều nắm rõ pháp luật, thì đất nước mới yên ổn thái bình,nền thống trị mới kiên cố vững vàng. Nếu không,khi dân chúng không hiểu pháp luật,quan lại sẽ lợi dụng pháp luật làm điều xằng bậy, che dấu cho hành động phạm pháp của người thân, dân chúng cũng rất dễ mắc sai lầm phạm pháp, từ đó khiến cho hiện tượng phạm tội tăng cao, không thể đạt tới mục đích dùng pháp luật để duy trì trật tự xã hội,củng cố sự thống trị của giai cấp phong kiến.
Pháp giả, biên trước chi đồ tịch, thiết chi vu quan phủ nhi bố chi vu bách tính giả dã... Cố pháp mạc như hiển, thị dĩ minh chủ quan pháp, tắc cảnh nội ti tiện mạc bất văn tri dã, bất độc mãn vu đường.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm