Pháp luật sở hữu trí tuệ

10/12/2022
Pháp luật sở hữu trí tuệ là hệ thống quy phạm pháp luật có cấu trúc chặt chẽ với đây đù các yếu tố cơ bản của một ngành luật là phạm vi điểu chỉnh riêng và có phương pháp điều chỉnh đặc trưng. Theo đó pháp luật sở hữu trí tuệ được hiểu là tổng hợp của các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến việc tạo ra, xác lập, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Đây là các quan hệ pháp luật sở hữu trí tuệ.

1- Khái niệm pháp luật sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ dưới góc độ kinh tế được hiểu là mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức đối với tài sản trí tuệ, như là mối quan hệ “của mình” hay “thuộc về mình” và do đó tài sản trí tuệ này được xác định là không thuộc về những cá nhân và tổ chức khác. Những cá nhân, tổ chức không có “sự thống trị” đối với tài sản trí tuệ thừa nhận và tôn trọng sự thống trị của người nắm tài sàn trí tuệ. Sở hữu trí tuệ thực chất là mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức đối với tài sản trí tuệ giúp xác định “sự thuộc về” cá nhân, tổ chức cụ thể nào đó (sự chiếm đoạt). Nói một cách ngắn gọn, sở hữu trí tuệ là các quan hệ chiếm hữu, chiếm đoạt đối với tài sàn trí tuệ (đối tượng sở hữu trí tuệ).

Pháp luật sở hữu trí tuệ là hệ thống quy phạm pháp luật có cấu trúc chăt chẽ với đây đù các yếu tố cơ bản của một ngành luật là phạm vi điểu chỉnh riêng và có phương pháp điều chỉnh đặc trưng. Theo đó pháp luật sở hữu trí tuệ được hiểu là tổng hợp của các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến việc tạo ra, xác lập, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Đây là các quan hệ pháp luật sở hữu trí tuệ.

2- Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật sở hữu trí tuệ là các quan hệ sở hữu trí tuệ, tức các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến việc tạo ra, xác lập, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Quan hệ sở hữu trí tuệ khá đa dạng và có thể phân nhóm theo đối tượng, bao gồm: quan hệ về quyền tác giả, quan hệ về quyền liên quan, quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp, quan hệ về quyền đối với giống cây trồng mới.

  • Quan hệ về quyền tác giả là những quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc sáng tạo sắc tác phẩm và tiếp theo là bỏ hộ, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm đó.
  • Quan hệ về quyền liên quan là các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc: thực hiện cuộc biểu diễn; tạo ra bản ghi âm, ghi hình; thực hiện phát sóng, khai thác, sử dụng và đảm bảo thực hiện quyền đối với các đối tượng này.
  • Quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp là các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc: tạo ra các đối tượng sở hữu công nghiệp; bảo hộ, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng này. Các quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp có hai loại đối tượng Khá số nét: nhóm đối tượng là kết quả sáng tạo kỹ thuật – công nghệ, nghệ thuật (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) và nhóm đối tượng là các chỉ dẫn thương mại (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và các chỉ dẫn thương mại khác).
  • Quan hệ về quyền đối với giống cây trồng là các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc: tạo ra giống cây trồng mới; bảo hộ, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với giống cây trồng mới. Đây là các quan hệ đối với kết quả sáng tạo là giống cây trồng mới được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển.

3- Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh của pháp luật sở hữu trí tuệ là tổng hợp những nguyên tắc, cách thức và biện pháp của Nhà nước nhằm tác động lên nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực sáng tạo, sử dụng và chuyển giao các sản phẩm là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể đồng thời làm cho các quan hệ đó phát sinh, thay đổi, chấm dút theo trật tự pháp lí nhất định.

Phương pháp điều chỉnh là Luật sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Phương pháp bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến việc tạo ra, xác lập, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ.
  • Phương pháp tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia vào các quan hệ quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực sáng tạo, sử dụng và chuyển giao các sản phẩm là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
  • Phương pháp tự chịu trách nhiệm của các chủ thể.

4- Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. Quyền sở hữu trí tuệ trở thành công cụ hết sức quan trọng để thúc đẩy, đổi mới sáng tạo, đóng góp vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Quyền sở hữu trí tuệ trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng bậc nhất trong thương mại toàn cầu. Chính vì vậy, việc thiết lập hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển kinh tế đất nước: thúc đẩy đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ: lành mạnh hoá thị trường và cạnh tranh. Hệ thống bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giúp các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, khoa học và công nghệ trung hạn vả dài hạn của đất nước, chính sách và pháp luật về sở hữu trí tuệ được coi là một trong những yếu tố quan trọng.

Thứ nhất, quyền sở hữu trí tuệ giúp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sáng tạo, đổi mới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ. Cơ chế bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là công cụ hữu hiệu góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, đổi mới. Với việc thừa nhận và đảm bảo quyền của chủ thể sáng tạo bằng pháp luật (trao độc quyền sử dụng, tạo sự cân bằng lợi ích giữa chủ thể sáng tạo và người sử dụng kết quả sáng tạo,…), hệ thống sở hữu trí tuệ góp phần tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để những người hoạt động khoa học, nghệ thuật, kinh doanh-thương mại an tâm đầu tư và cống hiến cho hoạt động sáng tạo, nghiên cứu và phát triển các ý tưởng mới, cải tiến và đổi mới sản phẩm, từ đó, làm gia tăng giá trị và cấu trúc tài sản vật chất và tinh thần cho xã hội.

Thứ hai, quyền sở hữu trí tuệ giúp thúc đẩy cạnh tranh và lành mạnh hoá thị trường, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại trong nước và quốc tế. Hệ thống bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả góp phần đắc lực ngăn chặn các hành vi xâm phạm (nạn sao chép lậu, làm hàng giả, hàng nhái,...) đang khá phổ biến, cản trở sự phát triển lành mạnh của thị trường và gây hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp. Việc áp dụng các chế tài nghiêm khắc và bộ máy thực thi pháp luật hiệu quả có vai trò lớn trong xử lí và đấu tranh chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và bảo đảm môi trường pháp lí an toàn cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự tin gia nhập các thị trường hàng hoá, dịch vụ trong nước, khu vực và toàn cầu.

Thứ ba, quyền sở hữu trí tuệ giúp thúc đẩy hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài, khuyến khích phổ biến và chuyển giao công nghệ, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Quyền sở hữu trí tuệ được xem như một tài sản quan trọng trong thương mại, là động lực cho đổi mới và tiến bộ công nghệ. Hệ thống bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh, có hiệu quả là yếu tố quyết định thúc đẩy việc đổi mới sáng tạo, chuyển giao, thương mại hoá và xuất nhập khẩu công nghệ, giúp nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, phát triển năng lực công nghệ nội sinh và thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành, các lĩnh vực. Khi quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ và bảo vệ hiệu quả, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ được tiếp thêm động lực để quyết định đầu tư và ngược lại, một môi trường bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ yếu kém sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư bởi sự e ngại các quyền của mình không được bảo đảm an toàn. Hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia hiệu quả là một đảm bảo cho các nhà đầu tư khi quyết định lựa chọn đối tác và thị trường đầu tư, góp phần thu hút và đẩy mạnh các hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài.

Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ có giá trị lớn. Giá trị của quyền sở hữu trí tuệ có xu hướng ngày càng tăng với tỉ trọng ngày càng lớn so với giá trị tài sản hữu hình của các doanh nghiệp.

5- Nguồn của luật sở hữu trí tuệ

Nguồn của luật sở hữu trí tuệ được phân loại theo hiệu lực của các văn bản như sau: 

(i) Hiến pháp:

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, là nguồn của tất cả các ngành luật, trong đó có luật sở hữu trí tuệ. Điều 60 Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”.

(ii) Bộ luật dân sự:

Bộ luật dân sự, với ý nghĩa là luật cơ bản về sở hữu, nghĩa vụ và hợp đồng… quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Những quyền tài sản trí tuệ được luật dân sự điều chỉnh với tư cách là quyền dân sự của cá nhân, tổ chức cho nên các quyền dân sự này được chuyển dịch thông qua các giao dịch dân sự như mua bán, cho thuê, thừa kế. Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp phù hợp với nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, trách nhiệm tài sản… trong giao lưu dân sự.

(iii) Luật sở hữu trí tuệ:

Đây là đạo luật về quyền sở hữu trí tuệ, quy định tương đối đầy đủ về căn cứ xác lập, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và phương thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đạo luật này là kết quả của quá trình pháp điển hóa các quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta trong suốt hơn 60 năm qua. Luật sở hữu trí tuệ được ban hành đã đáp ứng yêu cầu của xã hội trong lĩnh vực lao động sáng tạo và đáp ứng kịp thời quá trình hội nhập của nước ta đối với khu vực và quốc tế.

(iv) Các văn bản dưới luật:

  • Nghị định của Chính phủ số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;
  • Nghị định của Chính phủ số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Nghị định của Chính phủ số 89/2006/NĐ-CP ngày | 30/8/2006 về nhãn hàng hóa;
  • Nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ;
  • Nghị định của Chính phủ số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.
0 bình luận, đánh giá về Pháp luật sở hữu trí tuệ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.46644 sec| 991.031 kb