Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Bạn càng tìm kiếm sự bảo đảm, bạn càng ít có nó. Nhưng bạn càng tìm kiếm cơ hội, bạn càng có thể đạt được sự bảo đảm mà mình muốn".
Brian Tracy, tác giả, diễn giả truyền cảm hứng, người Mỹ
Giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá được xác lập và thực hiện bởi các chủ thể bao gồm bên được chiết khấu (khách hàng) và bên nhận chiết khấu (tổ chức tín dụng).
Việc chiết khấu giấy tờ có giá là một quan hệ pháp luật, đồng thời là một hình thức cấp tín dụng và luôn chứa đựng sự rủi ro nên khi thực hiện nghiệp vụ này đối với khách hàng, tổ chức tín dụng thường đòi hỏi khách hàng xin chiết khấu phải thỏa mãn những điều kiện nhất định và cần đảm bảo một số yêu cầu khác nữa như yêu cầu về nguồn vốn, yêu cầu về kỹ thuật nghiệp vụ chiết khấu, khả năng tiếp cận thị trường, hệ thống phương tiện kỹ thuật công nghệ ngân hàng hiện đại, trình độ quản trị ngân hàng tiên tiến và chiến lược khách hàng hợp lý.
Giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá được xác lập và thực hiện bởi các chủ thể bao gồm bên được chiết khấu (khách hàng) và bên nhận chiết khấu (tổ chức tín dụng).
Bên được chiết khấu (khách hàng) trong giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng chính là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin chiết khấu giấy tờ có giá. Trong trường hợp tái chiết khấu giấy tờ có giá thì khách hàng xin tái chiết khấu chính là tổ chức tín dụng đang sở hữu giấy tờ có giá đó.
Do việc chiết khấu giấy tờ có giá là một quan hệ pháp luật, đồng thời là một hình thức cấp tín dụng và luôn chứa đựng sự rủi ro nến khi thực hiện nghiệp vụ này đối với khách hàng, tổ chức tín dụng thường đòi hỏi khách hàng xin chiết khấu phải thỏa mãn những điều kiện nhất định.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các điều kiện chiết khấu giấy tờ có giá bao gồm:
(a) Chủ thể xin chiết khấu phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đây là điều kiện chung bắt buộc phải thỏa mãn đối với mọi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.
(b) Giấy tờ có giá đề nghị chiết khấu, tái chiết khấu phải có đủ các tiêu chuẩn như sau: (i) Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng; (ii) Chưa đến hạn thanh toán. Theo thông lệ, thời hạn còn lại của giấy tờ có giá đề nghị chiết khấu thường là ngắn hạn, nghĩa là dưới 1 năm kể từ ngày đề nghị chiết khấu đến ngày giấy tờ có giá đáo hạn; (iii) Được phép giao dịch (mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, bảo lãnh và các giao dịch hợp pháp khác); (iv) Được thanh toán theo quy định của tổ chức phát hành.
Ngoài việc quy định những điều kiện chiết khấu như trên, để đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh của tổ chức tín dụng, pháp luật còn quy định rõ các giới hạn chiết khấu tối đa đối với một khách hàng.
Bên nhận chiết khấu, tái chiết khấu trong quan hệ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá chính là các tổ chức tín dụng. Chủ thể này muốn thực hiện hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá như một nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, cần phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
(i) Có giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng do Ngân hàng nhà nước cấp, trong đó ghi rõ nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá;
(ii) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá;
(iii) Có điều lệ được Ngân hàng nhà nước chuẩn y;
(iv) Có người đại diện hợp pháp đủ năng lực và thẩm quyền để ký kết hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Ngoài các điều kiện cơ bản có tính chất pháp lý nêu trên, tổ chức tín dụng cần đảm bảo một số yêu cầu khác nữa như yêu cầu về nguồn vốn, yêu cầu về kỹ thuật nghiệp vụ chiết khấu, khả năng tiếp cận thị trường, hệ thống phương tiện kỹ thuật công nghệ ngân hàng hiện đại, trình độ quản trị ngân hàng tiên tiến và chiến lược khách hàng hợp lý... Những yêu cầu này tuy không mang tính pháp lý và không hề ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá nhưng lại là những bảo đảm rất cần thiết cho việc thực hiện một cách hiệu quả hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng trên thị trường.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest
Giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá được xác lập và thực hiện giữa tổ chức tín dụng với khách hàng thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết mua giấy tờ có giá của khách hàng trước hạn thanh toán, với điều kiện khấu trừ ngay một số tiền nhất định tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mệnh giá của giấy tờ có giá được chiết khấu trong thời gian chiết khấu.
Xét về khía cạnh kinh tế, do hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá được xác lập và thực hiện vì nhu cầu cấp tín dụng cho khách hàng nên nó mang ý nghĩa kinh tế như một hợp đồng tín dụng. Còn nếu xét về khía cạnh pháp lý thì hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá thực chất lại là hợp đồng mua bán giấy tờ có giá, với nội dung thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá từ người bán sang cho người mua theo giá cả thoả thuận.
Theo quy định hiện hành, hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá phải được lập thành văn bản và có các nội dung phù hợp với pháp luật cũng như phù hợp với hợp đồng mẫu do Hiệp hội ngân hàng ban hành
Về bản chất pháp lý, chiết khấu giấy tờ có giá là một quan hệ pháp luật, do đó nội dung của quan hệ pháp luật này chính là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào giao dịch.
(a) Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chiết khấu:
Do bên nhận chiết khấu (tổ chức tín dụng) vừa đóng vai trò là người cấp tín dụng, vừa có tư cách là người mua giấy tờ có quyền yêu cầu khách hàng được chiết khấu chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho mình theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng giấy tờ có giá. Kể từ khi khách hàng làm xong thủ tục này, quyền sở hữu giấy tờ có giá sẽ thuộc về tổ chức tín dụng nhận chiết khấu và do đó tổ chức tín dụng trở thành người thế quyền của khách hàng để tiếp tục .theo đuổi quyền chủ nợ đối với người có nghĩa vụ trả tiền theo giấy tờ có giá.
Quyền được khấu trừ khoản lợi tức chiết khấu, lợi tức tái chiết khấu từ mệnh giá của giấy tờ có giá. Quyền năng này được ghi nhận dựa trên cơ sở khoa học là nhằm bù đắp cho tổ chức tín dụng những rủi ro mà họ có thể phải gánh chịu khi chấp nhận mua giấy tờ có giá của khách hàng trước hạn thanh toán.
Quyền được truy đòi khoản nợ ghi trên giấy tờ có giá đối với người xin chiết khấu, nếu giấy tờ có giá không được thanh toán bởi người mắc nợ vào ngày đáo hạn. Trên thực tế, quyền truy đòi của người mua - bên chiết khấu (với tư cách là người sở hữu mới của giấy tờ có giá) đối với người bán giấy tờ có giá (bên được chiết khấu) chỉ đương nhiên tồn tại theo quy định của pháp luật đối với trường hợp chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, bao gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợvà séc. Còn đối với trường hợp chiết khấu các loại giấy tờ có giá khác như tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu... thì quyền truy đòi của tổ chức tín dụng nhận chiết khấu đối với khách hàng được chiết khấu chỉ phát sinh khi các bên có thoả thuận trong hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Nghĩa vụ thanh toán số tiền mua giấy tờ có giá cho khách hàng được chiết khấu, sau khi đã khấu trừ phần lợi tức chiết khấu theo thỏa thuận trong hợp đồng chiết khấu. Đây là nghĩa vụ chính yếu của tổ chức tín dụng nhận chiết khấu đối với khách hàng. Nghĩa vụ này được quy định nhằm thoả mãn nhu cầu về vốn của khách hàng khi tham gia vào giao dịch chiết khấu, tái chiết khấu.
Nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại vật chất đã xảy ra cho khách hàng được chiết khấu do hành vi có lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện hợp đồng chiết khấu.
(b) Quyền và nghĩa vụ của bên được chiết khấu:
Bên được chiết khấu (khách hàng) do vừa có tư cách là người hưởng tín dụng, vừa có tư cách là người bán giấy tờ có giá nên cấu trúc quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể này sẽ bao gồm:
Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá được chấp nhận chiết khấu cho tổ chức tín dụng theo phương thức do pháp luật quy định. Đây là nghĩa vụ cơ bản của khách hàng, với tư cách là người bán giấy tờ có giá.
- Quyền yêu cầu bên nhận chiết khấu trả tiền mua giấy tờ có giá theo giá cả thoả thuận trong hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá. Quyền năng này chỉ có thể được bên nhận chiết khấu đáp ứng nếu khách hàng đã làm tròn nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng nhận chiết khấu.
- Quyền khiếu nại và khởi kiện đối với bên nhận chiết khấu về các hành vi vi phạm hợp đồng của chủ thể này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
- Nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu hợp pháp khác của bên nhận chiết khấu liên quan đến giấy tờ có giá được chiết khấu.
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm