Pháp luật về thực thi quyền sở hữu trí tuệ

25/03/2023
Thực thi quyền bao gồm việc tự bảo vệ các quyền của mình, đồng thời dựa vào các quy định của pháp luật để yêu cầu sự bảo hộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định pháp luật hiện hành: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt nam có thể được xử lý bằng biện pháp hành chính, dân sự và hình sự.

1- Giám định về sở hữu trí tuệ

Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (khoản 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ).

Theo quy định của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi. bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006,/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ(khoản 9 Điều 1), giám định sở hữu trí tuệ gồm những nội dung sau đây: (i) Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; (ii) Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không: (iii) Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ; (iv) Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị thiệt hại.

Theo quy định của pháp luật (Điều 1 Nghị định số 119/2010/NĐ- CP), tổ chức giám định sở hữu trí tuệ bao gồm: (i) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp; (ii) Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật về hợp tác xã; (iii) Đơn vị sự nghiệp; (iv) Các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo pháp luật về luật sư, trừ chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài. Tổ chức giám định phải đáp ứng các điều kiện: (i) Có ít nhất một giám định viên sở hữu trí tuệ; (ii) Có trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc; (iii) Có nguồn cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động giám định.
Cho đến nay, ở nước ta, Viện khoa học sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPRI) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là tổ chức duy nhất có chức năng giám định sở hữu công nghiệp.

Giám định viên sở hữu trí tuệ là người có đủ trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn đê đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung cần giám định, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ. Người đáp ứng đủ các điều kiện thi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ. Cho đến tháng 6/2016, ở nước ta có 04 người được cấp thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp có sự khác nhau giữa các kết luận giám định hoặc giữa kết luận giám định với ý kiến chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ về cùng một vấn đề cần giám định thì người trưng cầu, yêu cầu giám định có thể tiếp tục trưng cầu, yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên khác thực hiện việc giám định lại. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan trưng cầu giám định có thể thành lập Hội đồng tư vấn để lấy ý kiến chuyên môn về vấn đề cần giám định, gồm các chuyên gia, đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ thuộc về cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và các tổ chức, cá nhân liên quan. Nói cách khác, các chủ thể nêu trên không buộc phải yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ.

Giám định sở hữu trí tuệ không phải hoạt động giám định tư pháp; văn bản kết luận giám định không đưa ra kết luận về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kết luận về vụ tranh chấp và không có giá trị pháp lý mà chỉ có giá trị tham khảo cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Kết luận giám định là một trong những tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình giải quyết vụ việc của cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Đối với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, kết luận giám định là cơ sở giúp doanh nghiệp quyết định có nên tiếp tục hay chấm dứt việc yêu cầu xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với các quyền của minh liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, kết luận giám định sở hữu trí tuệ còn có thể giúp tổ chức, cá nhân tránh được các trường hợp đưa ra những yêu cầu xử lý vi phạm không chính xác hoặc thực hiện các hành vi xâm phạm quyền của cá nhân, tổ chức khác.

2- Pháp luật quốc tế về thực thi quyền sở hữu trí tuệ

2.1- Hiệp định TRIPs

Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, gọi tắt là Hiệp định TRIPs, có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 và là một trong những trụ cột quan trọng nhất của WTO.

Hiệp định dành riêng phần thứ III (Từ Điều 41 đến Điều 61) quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Hiệp định đặt ra yêu câu chung về thực thi quyển sở hữu trí tuệ như sau (Điều 41.1 đến Điều 41.5): các thành viên phải bảo đảm các thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng theo cách thức tránh không tạo ra các rào can cho hoạt động thương mại hợp pháp và bảo đảm chông lại việc lạm dụng; các thành viên bảo đảm các thủ tục thực thi được tiến hành một cách công bằng, vô tư, không gây ra sự phức tạp hay tốn kém không cần thiết, không được đưa ra những giới hạn bất hợp lí về thời gian hay trì hoãn tùy tiện; các quyết định về vụ việc nên được thực hiện bằng vãn bản và nêu rõ lí do, sẽ được gửi tới ít nhất là cho các bên để thực hiện đúng thời hạn và sẽ chỉ dựa trên các chứng cứ mà các bên đưa ra khi xét xử; các bên tham gia vụ kiện sẽ có cơ hội xem xét lại các quyết định hành chính cuối cùng và xem xét lại ít nhất là các khía cạnh pháp lí cùa các quyết định xét xử vụ việc ở cấp sơ thẩm, ngoại trừ việc tuyên bố vô tội trong vụ án hình sự. Tuy nhiên, Hiệp định TRIPs không áp đật nghĩa vụ cho các thành viên trong việc thiết lập hệ thống cơ quan xét xử, thực thi quyền sở hữu trí tuệ khác với hệ thống cơ quan xét xử, thực thi luật chung, theo đó dành cho các quốc gia thành viên quyền lựa chọn mô hình hay cơ quan thực thi phù hợp. Xuất phát từ quy định mang tính hnh hoạt này của TRIPs mà quốc gia thành viên có quyền lựa chọn giữ nguyên hệ thống cơ quan xét xử và thực thi chung hoặc thiết lập các cơ quan xét xử riêng như thành lập toà chuyên trách về sở hữu trí tuệ hoặc thành lập cơ quan điều phối thực thi riêng quyền sở hữu trí tuệ.

Đối với biện pháp dân sự: Yêu cầu thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự trong Hiệp định TRIPs nhấn mạnh đến tính công bằng và vô tư, quy định về thẩm quyền thu thập chứng cứ và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của toà án. Hiệp định TRIPs yêu của các thành viên quy định cho toà án thẩm quyền buộc bén vi phạm sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, ngăn chặn, loại ra khỏi các kênh thương mại hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả những hàng hoá nhập khẩu sau khi hàng hoá đó đã hoàn thành thủ tục hải quan. Điều 45 Hiệp định TRIPs yêu cầu các thành viên quy định cho toà án thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải bồi thường thỏa đáng cho chủ thể quyền nhằm bù đắp lại những thiệt hại mà họ phải gánh chịu, khoản bồi thường bao gồm cả chi phí thuê luật sư. Điều 46 Hiệp định TRIPs còn đưa ra những cách thức xử lý hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như tiêu hủy hàng hóa, tiêu hủy) cả các nguyên vật liệu, phương tiện được sử dụng để tạo ra hàng hoá vi phạm, nhằm giảm thiểu nguy cơ vi phạm tiếp tục xảy ra. Nói tóm lại, có thể nhận thấy Hiệp định TRIPs rất chú trọng đến việc áp dụng biện pháp dân sự trong việc giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ. điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất “tư” của quyền sở hữu trí tuệ.

Về biện pháp hành chính: Hiệp định TRIPs chi dành một điều luật quy định về thủ tục hành chính (Điều 49). Theo đó, thủ tục hành chính có thể được áp dụng để giải quyết vụ việc về sở hữu trí tuệ, nhưng phải bảo đảm thủ tục này tuân thủ các nguyên tắc tương đương với các nguyên tắc được quy định trong thủ tục về dân sự.

Về biện pháp kiểm soát biên giới: Theo Điều 51 Hiệp định TRIPs quy định biện pháp kiểm soát biên giới được quy định nhằm xử lý hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc hàng hoá sao chép lậu, theo đó, các biện này cho phép cơ quan hải quan ngăn chặn hàng hoá nhập khẩu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc hàng hóa sao chép lậu được đưa vào lưu thông tự do. về phạm vi hàng hóa áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới. Hiệp định TRIPs đặt ra những yêu cầu cơ bản, mang tính bắt buộc đối với các nước thành viên trong việc áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới, theo đó mọi thành viên phải thực hiện “biện pháp biên giới" đối với hàng nhập khẩu giả mạo nhãn hiệu, hàng xâm phạm bản quyền mà không bắt buộc áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu xàm phạm các loại quyền sở hữu trí tuệ khác (sáng chế, KDCN, TTM, CSDL. TKBT mạch tích hợp, giống cây trồng). Theo quy định tại Điều 60, các thành viên có thể không áp dụng quy định này trong trường hợp nhập khẩu với số lượng nhỏ và không có mục đích thương mại, chăng hạn hàng hóa trong hành lý cá nhân của hành khách hoặc hàng hoá có được ký gửi.

Để tránh sự lạm dụng, tùy tiện của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, gây thiệt hại đến quyền lợi của người xuất khẩu, nhập khẩu có thể dẫn đến cản trở hoạt động thương mại hợp pháp, Hiệp định TRIPs yêu cầu khi thực hiện quyền yêu cầu đình chỉ thông quan, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải nộp một khoản tiền bảo đảm phù hợp để bảo vệ người xuất khẩu, nhập khẩu theo ủy thác hoặc chủ sở hữu hàng hoá. Cơ quan có thẩm quyền có quyền buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải bồi thường thỏa đáng đối với bất cứ thiệt hại nào mà người xuất khẩu, nhập khẩu hoặc chủ sở hữu hàng hoá phải gánh chịu do việc ngăn giữ hàng hoá một cách sai trái hàng hoá của họ (Điều 52, Điều 56).

Về chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm bị phát hiện khi áp dụng biện pháp đình chỉ thông quan, Hiệp định TRIPs quy định rõ tại Điều 59, theo đó, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiêu hủy hàng hóa xâm phạm mà không bồi thường hoặc xử lý ngoài kênh thương mại theo nguyên tắc tránh gây bất cứ thiệt hại nào cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, kể cả nguyên liệu, phương tiện được sử dụng để sản xuất hàng hoá xâm phạm (Điều 59). 

Về biện pháp hình sự: Theo quy định tại Điều 61 của Hiệp định TRIPs, cac thanh viên phải quy định việc áp dụng các thủ tục hình sự và các hình phạt đê áp dụng ít nhất đối với các trường hợp cố tình giả mạo nhan hieu hang hóa hoặc xâm phạm bản quyền với quy mô thương mại. Các biện pháp chế tài theo quy định phải bao gồm ca phạt tù và/hoặc phạt tiền đủ để ngăn ngừa xâm phạm, tương ứng với mức phạt được áp dụng cho các tội phạm có mức độ nghiêm trọng tương đương trong các trường hợp thích hợp, các biện pháp chế tài cũng phải bao gồm cả việc bắt giữ, tịch thu và tiêu hủy hàng hóa xâm phạm và bất cứ vật liệu và các phương tiện nào khác được sử dụng chủ yếu để thực hiện tội phạm. Các thành viên có thế quy định các thủ tục hình sự và các hình phạt áp dụng cho các trường hợp khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trường hợp cố ý xâm phạm và xâm phạm với quy mô thương mại.

2.2- Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên và có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Trong Hiệp định CPTPP. nội dung thực thi quyền sở hữu trí tuệ được quy định từ Điều 18.71 đến Điều 18.82.

Theo Hiệp định CPTPP, hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc, yêu cầu sau đây: phái thiết lập hệ thống pháp luật về các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ hay phải đảm bảo triển khai các biện pháp thực thi một cách công băng, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, không tạo ra rào cản đối với thương mại và có cách thức để hạn chế lạm dụng. Bên cạnh đó, công khai, minh bạch cũng là nguyên tắc đòi hỏi các quốc gia thành viên phải tuân thủ. Theo đó, các phán quyết, quyết định thực thi về sở hữu trí tuệ có giá trị áp dụng chung phải được lập bằng văn bản, nêu rõ các căn cứ thực tế và lập luận pháp lý và phải được công khai cho công chúng (Điều 18.71).

Về biện pháp thực thi dân sự: Hiệp định dành nhiều quy định cho vấn đề bồi thường thiệt hại và biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thủ tục tố tụng dân sự (Điều 18.74 và Điều 18.75).
về biện pháp hành chính: Mặc dù biện pháp hành chính được ghi nhận trong Hiệp định, tuy nhiên, không có cam kết cụ thể của các quốc gia về biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ này.

Về biện pháp kiểm soát biên giới: Hiệp định quy định thẩm quyền mặc nhiên cho cơ quan hải quan trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, cơ quan hải quan có quyền tiến hành thủ tục kiểm soát biên giới đối với hàng hoá nhập khẩu, tập kết để xuất khẩu và hàng hoá quá cảnh đối với hàng hoá bị nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu hoặc sao chép lậu QTG mà không cần có đơn yêu cầu xử lý của chủ thể quyền hoặc bên thứ ba (Điều 18.76.5).

Về biện pháp hình sự: Hiệp định CPTPP được cho là hiệp định thương mại tự do bao gồm những quy định khắt khe nhất về thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự (các Điều 18.77-18.79). Theo đó, mồi quốc gia phải quy định các thủ tục và hình phạt để áp dụng ít nhất trong các trường hợp cố ý giả mạo nhãn hiệu hoặc sao lậu QTG và QLQ ở quy mô thương mại.

Biện pháp hình sự không chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm trực tiếp (như sản xuất hàng giả, công bố tác phẩm khi chưa được phép của tác già...) mà còn đối với những hành vi liên quan, thúc đẩy vi phạm (như hành vi nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối, quảng cáo, bán... các sản phẩm vi phạm sở hữu trí tuệ). Bên cạnh đó, không chỉ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng, cố ý, ở quy mô thương mại hoặc nhằm mục đích thu lợi nhuận mới bị xử lý hình sự; trong một số trường hợp, Hiệp định CPTPP đòi hỏi các nước phải xử lý hình sự cả những hành vi vi phạm không vi lợi ích thương mại nhưng gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của chủ thể quyền. Hiệp định đặt ra một số yêu cầu cho phép xử lý hình sự kịp thời và triệt để đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể: (vi) Xử lý mặc nhiên: truy cứu trách nhiệm hình sự không cần yêu cầu của người bị hại; (ii) Xử lý tang vật: Hiệp định CPTPP có yêu cầu rất chi tiết về việc xử lý hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, phương tiện đã dùng chủ yếu để sản xuất hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tài sản có được do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (trong đó, đáng kể là các biện pháp tịch thu, tiêu hủy); (iii) Cung cấp bằng chứng trong quá trình xử lý: cơ quan có thẩm quyền phải được trao quyền cung cấp hoặc được phép tiếp cận hàng hoá xâm phạm, nguyên liệu, phương tiện đã dùng chủ yếu để sản xuất hàng hoá xâm phạm và các chứng cứ khác để chủ sở hữu có thể kiện dân sự. Đồng thời, Hiệp định CPTPP quy định chi tiết về xử lý hình sự đối với các hành vi xâm phạm bí mật thương mại, bảo hộ tín hiệu cáp và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá (Điều 18.78-18.79).

Đặc biệt, Hiệp định có quy định về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet (Điều 18.81), theo đó, nhà cung cấp dịch vụ Internet phải nhanh chóng dỡ bỏ hoặc dừng cho truy cập vào các dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống của mình ngay khi biết là dữ liệu đó vi phạm sở hữu trí tuệ rõ ràng. Đồng thời, Hiệp định bao gồm cam kết ban hành và thực thi các quy định pháp luật bắt buộc các cơ quan Nhà nước ở trung ương chỉ sử dụng phần mềm máy tính không xâm phạm QTG và QLQ được bảo hộ, và nếu thích hợp, chi sử dựng những phần mềm máy tính này với cách thức được phép trong giấy phép sử dụng tương ứng (Điều 18.80).

2.3- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, gọi tắt là Hiệp định EVFTA, được đánh giá là toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và SƯ, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WT0), trong đó có các quy định của Hiệp định TRIPs.

Tương tự như Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA quy định những nghĩa vụ chung về thực thi quyền sở hữu trí tuệ mà các quốc gia phải tuân thủ (Điều 12.43). Cụ thể: (i) Mỗi bên phải quy định các biện pháp, thủ tục và chế tài bổ sung cần thiết theo Mục này để bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ; các biện pháp, thủ tục và chế tài đó phải hợp lý và công bằng, không được tốn kém hoặc phức tạp một cách không cần thiết, hoặc đòi hỏi thời hạn bất hợp lý hoặc có những trì hoàn không có cơ sở; (ii) các biện pháp, thủ tục và chế tài phải hữu hiệu, cân xứng và phải được áp dụng theo cách thức nhằm tránh tạo ra các rào cản đối với thương mại hợp pháp và nhằm tạo ra các biện pháp an toàn chống lại việc lạm dụng.
Khác với Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA tham chiếu khá nhiều tới Hiệp định TRIPs, không bao gồm các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và biện pháp hình sự.

Về biện pháp dân sự: các quy định về quyền nộp đơn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, chứng cứ, bồi thường thiệt hại được quy định khá chi tiết trong Hiệp định CPTPP. Theo đó, người có quyền nộp đơn được quy định tại Điều 12.44 rộng, bao gồm: (i) chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với các quy định của pháp luật được áp dụng; (ii) tất cả những người được phép sử dụng những quyền sở hữu trí tuệ đó; (iii) tổ chức quản lý tập thể quyền sở hữu trí tuệ; và (iv) tổ chức nghề nghiệp.

Về biện pháp kiểm soát biên giới: Khi thi hành các biện pháp tại biên giới nhằm thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các Bên phải đảm bảo sự phù hợp với các nghĩa vụ theo Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định TRIPs, cụ thể là Điều V của Hiệp định GATT 1994 và Điều 41 và Mục 4 của Phần III Hiệp định TRIPs. Theo quy định tại Điều 12.59, cơ quan hải quan phải, trên cơ sở các kỹ thuật phân tích rủi ro, chủ động trong việc phát hiện và xác định các chuyến hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu có nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các cơ quan này phải hợp tác với chủ thể quyền, bao gồm việc cho phép cung cấp thông tin để phân tích rủi ro.

Hiệp định EVFTA cùng bao gồm các quy định về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ trung gian (Điều 12.55). Theo đó, mồi bên phải quy định giới hạn hoặc miễn trừ trong pháp luật quốc gia liên quan đến trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với việc xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan xảy ra trên mạng viễn thông liên quan đến việc cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian. Đặc biệt, Hiệp định bao gồm những cam kết chi tiết về hợp tác giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó bao gồm thực thi quyền sở hữu trí tuệ (Điều 12.60 và Điều 12.62).

0 bình luận, đánh giá về Pháp luật về thực thi quyền sở hữu trí tuệ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.71172 sec| 1018.969 kb