Pháp nhân thương mại phạm tội - Các hoạt động chuẩn bị phiên tòa

"Công lý không phải chỉ dành cho một phía, nó phải dành cho cả hai phía"

- Eleanor Roosevelt

Pháp nhân thương mại phạm tội - Các hoạt động chuẩn bị phiên tòa

Xác định đúng định hướng bào chừa có ý nghĩa rất quan trọng và mang tính chất quyết định đối với hoạt động bào chữa của Luật sư trong các giai đoạn tiếp theo. Bởi lẽ, định hướng bào chữa sẽ là cơ sở để Luật sư lập kế hoạch tham gia xét hỏi, xây dựng bân luận cử bào chữa, xác định sự cần thiết cũng như nội dung trao đổi với Viện kiểm sát, Tòa án và làm các công việc chuẩn bị khác để tham gia phiên tòa.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án và những chứng cứ, tài liệu tự mình thu thập được. Luật sư có thể lựa chọn bào chừa theo một trong các hướng sau: (1) Bào chữa theo hướng pháp nhân thương mại không phạm tội; (2) Bào chữa theo hướng có tội nhưng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; (3) Bào chữa cho pháp nhân thương mại theo hướng trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Liên hệ

1- Kỹ năng xây dựng định hướng bào chữa

Xác định đúng định hướng bào chữa có ý nghĩa rất quan trọng và mang tính chất quyết định đối với hoạt động bào chữa của Luật sư trong các giai đoạn tiếp theo. Bởi lẽ, định hướng bào chữa sẽ là cơ sở để Luật sư lập kế hoạch tham gia xét hỏi, xây dựng bản luận cứ bào chữa, xác định sự cần thiết cũng như nội dung trao đổi với VKS, Tòa án và làm các công việc chuẩn bị khác để tham gia phiên tòa.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án và những chứng cứ, tài liệu tự mình thu thập được. Luật sư có thể lựa chọn bào chữa theo một trong các hướng sau:

Bào chữa theo hướng pháp nhân thương mại không phạm tội

Luật sư lựa chọn bào chữa theo hướng này khi có một trong các khả năng sau:

Thứ nhất, Có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra nhưng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 75 BLHS. Trong trường hợp này, để chứng minh pháp nhân thương mại không phải chịu trách nhiệm hình sự. Luật sư bào chữa phải chứng minh (chỉ ra được) hành vi vi phạm của pháp nhân thương mại thuộc một trong trường hợp sau:

+ Hành vi vi phạm pháp luật do nhân viên của pháp nhân thương mại thực hiện nhưng không phải là nhân danh pháp nhân đó.

Vi dụ: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao là trưởng phòng giao dịch 1 của Ngân hàng X chi nhánh TP.HCM, đã thỏa thuận ngầm với các khách hàng về việc trả lãi suất cao ngoài hợp đồng từ 2% đến 7% nhằm huy động vốn của khách hàng... Sau đó H đã làm giả con dấu, giả chữ ký, đánh tráo, thay đổi một số nội dung trong hợp đồng gửi tiền của khách hàng với Ngân hàng X... Bằng các thu đoạn này H đã lừa đảo chiếm đoạt của nhiều khách hàng với tổng số tiền 85 tỉ đồng... Trong vụ án này, Luật sư bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng X phải đưa ra các chứng cứ chứng minh việc thỏa thuận ngầm giữa H với khách hàng về trả lãi suất cao ngoài hợp đồng là sự thỏa thuận trái pháp luật, vi phạm các quy định của Ngân hàng Nhà nước về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng... Vì vậy, H phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, lợi dụng danh nghĩa của Ngân hàng X để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hùng, đồng thời H phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền 85 tỷ đồng đã chiếm đoạt của khách hàng.

+ Hành vi vi phạm pháp luật do nhân viên của pháp nhân thương mại thực hiện nhưng không phải vì lợi ích của pháp nhân.

Ví dụ: Công ty X giao cho Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B vận chuyển một số thiết bị y tế mà Công ty mua của một Công ty Y từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Trong quá trình nhận và vận chuyển sổ hàng trên, A và B đã bàn với nhau vận chuyển 3.500 bao thuốc lá điếu ngoại nhập lậu ra Hà Nội đế tiêu thụ. Trên đường vận chuyển thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Khi bị bắt, để trốn tránh trách nhiệm B khai tất cả số hàng trên xe (bao gồm cá 3.500 bao thuốc lá nhập lậu) là của Công ty X. Để bào chữa cho Công ty X không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi buôn bán hàng cấm, Luật sư phải đưa ra các chứng cứ để chứng minh số thuốc lá điếu ngoại nhập là của cá nhân A và B mua chứ không phải của Công ty X. Vì vậy, Công ty X không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi buôn bán hàng cam là thuốc lá điếu ngoại nhập.

+ Hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện không có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại

Ví dụ: Cơ quan quản lý thị trường phát hiện và thu giữ một lô hàng gôm 10.000 bao thuốc lá điếu ngoại nhập lậu đang được cất giấu tại kho hàng của Công ty X. Quá trình điều tra Nguyễn Văn A (là Trưởng phòng kế hoạch của Công ty X) và Nguyễn Văn B (là Thủ kho) khai bảo việc cho gửi lô hàng lậu này đã báo cáo và được Lãnh đạo Công ty X cho phép... Trên thực tế vụ việc này Lãnh đạo Công ty X hoàn toàn không biết và không cho phép, mà do Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B đã bàn bạc, thông đồng với nhau cho Công ty H gửi lô hàng lậu này trong kho để nhận 20.000.000 đồng chia nhau

Như vậy, trong vụ việc này, Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty X phải chứng minh hành vi cho Công ty H gửi lô hàng lậu trong kho là do A và B tự bàn bạc, thông đồng với nhau thực hiện để lấy tiền chia nhau. Công ty X hoàn toàn không có lỗi vì lãnh đạo của Công ty không biết, không chỉ đạo hãy cho phép gửi lô hàng lậu này trong kho của Công ty.

Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B đã lợi dụng chức trách nhiệm vụ được giao để thực hiện hành vi phạm tội vì lợi ích cá nhân (chứ không phải vì lợi ích của Công ty). Vì vậy, A và B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm hình sự về tội "tàng trữ trái phép hàng cấm ” theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 191 BLHS.

+ Hành vi vi phạm pháp luật của pháp nhân thương mại đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, tức là tính từ ngày tội phạm được thực hiện đã quá các thời hạn được quy định tại Điều 27 BLHS:

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thứ hai, hành vi xảy ra không cấu thành một trong các tội phạm mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 76 của BLHS năm 2015. Đây là trường hợp hành vi do pháp nhân thương mại thực hiện nhưng không cấu thành một trong các tội phạm được quy định.

Ví dụ: Công ty H bị khởi tố, điều tra và truy tố về tội “xâm phạm quyền tác giả ” theo khoản 1 Điều 225 BLHS. Kết luận Điều tra và Cáo trạng đã căn cứ vào kết luận giám định (theo giá ghi trên bìa sách) đối với số lượng sách in lậu và xác định số lượng hàng hóa vi phạm trị giá là 120.000.000 đồng. Quá trình nghiên cứu hồ sơ, Luật sư thấy rằng giá ghi trên bìa của sách in lậu cao hơn 20.000 đồng/quyển so với giá ghi trên bìa của sách thật. Theo yêu cầu của Luật sư và Tòa án, cơ quan giám định đã xác định lại giá trị số lượng sách in lậu (tinh theo giá ghi trên bìa của sách thật) là 98.000.000 đồng. Như vậy, hành vi in lậu sách của Công ty H chưa cấu thành tội “xâm phạm quyền tác giả ” vì chưa đủ về định lượng giá trị hàng vi phạm (100.000.000 dồng) theo quy định tại khoản 1 Điều 225 BLHS.

Thứ ba, hành vi của pháp nhân thương mại thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS. Trong trường hợp này để chứng minh pháp nhân thương mại không phải chịu trách nhiệm hình sự, Luật sư bào chữa phải chứng minh hành vi của pháp nhân thương mại xảy ra là do “Sự kiện bất ngờ” (quy định tại Điều 20 BLHS năm 2015) hoặc do “Tình thế cấp thiết” (quy định Điều 23 của BLHS năm 2015).

Vi dụ: Công ty K bị khởi tố, điều tra và truy tố về tội “vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường’’ theo khoản 1 Điều 237 BLHS vì đã để xảy ra sự cố vỡ đập chứa chất thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống của một ổ xà, phường trên địa hàn xung quanh và làm thiệt hại về tài sản của các hộ dân và các cơ quan, tò chức dóng trên địa hàn 1.500.000.000 dồng. Quá trình nghiên cứu hồ sơ Luật sư thấy rằng trên thực tế Công ty này đã thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường như: Đã lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; lap đật các trang bị, thiết bị, dụng cụ, phương tiện để kịp thời ứng phó với sự cố vỡ đập chứa chất thải; đã tổ chức đào tạo, huấn luyện và xây dựng lực lượng tại chỗ để ứng phó, nếu xảy ra sự cố môi trường... Nguyên nhân chính dẫn đến sự cố vỡ đập chứa chất thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường và gãy thiệt hại về tài sản lũ do mưa lũ quá lớn bất thường do ảnh hưởng của cơn bão số 5 gây ra chứ không phải do lỗi của Công ty K. Đây là “sự kiện bất ngờ”, là sự kiện bất khả kháng đối với con người. Vì vậy, Công ty K không phải chịu trách nhiệm hình sự về vỡ đập chứa chất thải.

Bào chữa theo hướng có tội nhưng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Luật sư lựa chọn hướng bào chừa này khi đã có căn cứ xác định pháp nhân thương mại phạm tội nhưng có những tinh tiết có thể giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bào chữa theo hướng này, Luật sư cần xác định được các vấn đề sau:

+ Có căn cứ để chuyển sang tội phạm khác nhẹ hơn hoặc áp dụng điều khoản khác nhẹ hơn;

+ Có căn cứ để áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 84 BLHS;

+ Có căn cứ để bác bỏ việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 85 BLHS không?

+ Có căn cứ đề nghị miễn hình phạt theo quy định tại Điều 88 BLHS năm 2015;

+ Có căn cứ đề nghị áp dụng loại hình phạt và mức hình phạt (cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung) nhẹ/thấp nhất;

+ Có căn cứ đề nghị thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng các biện pháp tư pháp theo quy định tại Điều 85 BLHS.

Bào chữa cho pháp nhân thương mại theo hướng trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Khi lựa chọn hướng bào chữa này, Luật sư cần cân nhắc thận trọng các vấn đề sau đây:

+ Có căn cứ để đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung theo quy định tại Điều 280 BLTTHS năm 2015;

+ Kết quả điều tra bổ sung sẽ có lợi đối với pháp nhân thương mại.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý hình sự

2- Trao đổi và tư vấn cho người đại diện và những người khác của pháp nhân thương mại được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa

Sau khi đã xác định hướng bào chữa, Luật sư cần trao đổi với người đại diện theo pháp luật (hoặc người khác liên quan) của pháp nhân thương mại để thống nhất hướng bào chữa và những nội dung cần khai báo, trình bày cũng như những việc cần làm khác tại phiên tòa. Luật sư cũng cần tư vấn cho họ cách ứng xử với một số tình huống có thể phát sinh tại phiên tòa; giúp cho họ ổn định tâm lý, tư tưởng và có thái độ bình tĩnh, đúng mực khi khai báo... Luật sư tuyệt đối không được trực tiếp khuyên những người của pháp nhân thương mại khai báo gian dôi, không đưa ra các chứng cứ, tài liệu giả tạo.

3- Trao đổi, đề xuất với Viện kiểm sát, Tòa án

Luật sư cần trao đổi, đề xuất với Viện kiểm hoặc Tòa án về các vấn đề đã phát hiện trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án như:

- Pháp nhân không đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 75 BLHS hay hành vi của pháp nhân không đú yếu tố cấu thành một trong các tội phạm quy định tại Điều 76 BLHS;

- Các vi phạm thủ tục tố tụng của CQĐT, VKS trong quá trình giải quyết vụ án cần khắc phục và hướng xử lý đối với các vi phạm đó;

- Các căn cứ để tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt;

- Đề nghị thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tư pháp (buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra;...) hoặc các biện pháp cưỡng chế tố tụng (kê biên tài sản; phong tỏa tài khoản; tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;...) áp dụng đối với pháp nhân.

- Những vấn đề (các tình tiết) của vụ án cần phải tiến hành điều tra bổ sung để làm rõ; cần thu thập bổ sung các chứng cứ, tài liệu nào? Cần giám định lại hay giám định bổ sung, định giá lại tài sản;...

Tùy từng trường hợp cụ thể và sở trường, kinh nghiệm của từng người, Luật sư có thể lựa chọn phương thức trao đổi với VKS, Tòa án cho phù hợp (trao đổi trực tiếp hoặc bằng văn bản). Khi trình bày, trao đổi trực tiếp với VKS hoặc Tòa án, Luật sư cần chú ý cách diễn đạt, thái độ ứng xử, trình bày ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, tập trung vào những vấn đề chính, những tình tiết liên quan, không nhắc lại nội dung vụ án.

4- Lập kế hoạch tham gia xét hỏi

Xét hỏi là phần có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xét xử tại phiên tòa. Thông qua hoạt động xét hỏi, HĐXX và các bên kiểm tra, đánh giá các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng như các chứng cứ, tài liệu mới phát sinh tại phiên tòa, qua đó xác định sự thật khách quan của vụ án.

Như đã nêu, bản chất trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là trách nhiệm được quy kết từ hành vi phạm tội của cá nhân; cá nhân thực hiện hành vi phạm tội nhưng pháp nhân thương mại bị buộc phải chịu TNHS (cùng với cá nhân), nếu hành vi phạm tội đó có những điều kiện được quy định tại Điều 75 của BLHS năm 2015. Vì vậy, cũng giống như các vụ án hình sự khác, trước hết Luật sư phải xác định nội dung và đối tượng cần hỏi để làm rõ những vấn đề về hành vi phạm tội (diễn biến hành vi, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện phạm tội...), về ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi, về hậu quả (thiệt hại) gây ra, về các tình tiết khác, các vấn đề khác của vụ án... Tuy nhiên, riêng đối với vụ án pháp nhân thương mại phạm tội, bên cạnh những nội dung trên thi Luật sư cần tập trung hơi để làm rõ những vấn đề có tính chất đặc trưng, như: quyết định thành lập, chức năng và phạm vi hoạt động, cơ cấu tổ chức, Điều lệ, hoạt động sản xuất, kinh doanh của pháp nhân thương mại; hành vi phạm tội có nhân danh pháp nhân, có vì lợi ích của pháp nhân và có được chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Ngoài ra, cần hỏi thêm về việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại trong quá trình sản xuất, kinh doanh; việc xử lý của pháp nhân thương mại đối với những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra...

Để làm rõ những vấn đề nêu trên, Luật sư cần dự kiến đối tượng cụ thể để hỏi. Ngoài người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, Luật sư có thể dự kiến hỏi bị hại, đương sự, người làm chứng và tùy theo những người được HĐXX triệu tập tham dự phiên tòa có thể hỏi những người khác của pháp nhân, giám định viên, người định giá tài sản...

5- Chuẩn bị một số công việc khác

Tùy theo từng vụ án cụ thể, ngoài những công việc có tính chất bắt buộc nêu trên, Luật sư có thể thực hiện một số công việc khác, như:

- Xác định các chứng cứ, tài liệu, đồ vật cần thu thập bổ sung để tự mình hoặc đề nghị VKS, Tòa án thu thập;

- Dự kiến các chứng cứ, tài liệu cần công bố tại phiên tòa;

- Chuẩn bị tài liệu, các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động bào chữa và đến việc giải quyết vụ án.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp nhân thương mại phạm tội - Các hoạt động chuẩn bị phiên tòa

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.28919 sec| 1149.18 kb