Pháp nhân thương mại phạm tội - Kỹ năng tham gia phiên tòa

"Hãy để công lý được thực hiện cho dù bầu trời có sụp đổ"

- John Adams

Pháp nhân thương mại phạm tội - Kỹ năng tham gia phiên tòa

Luật sư cần theo dõi xem Chủ tọa phiên tòa có thực hiện đúng các thủ tục tố tụng hay không? Việc giái thích các quyền tố tụng cho khách hàng có đầy đủ không? Ai trong số những người tham gia tố tụng được Tòa án triệu tập vắng mặt, lý do vắng mặt... Tùy từng trường hợp cụ thể Luật sư có thể đề xuất với Hội đồng xét xử về các vấn đề sau: (1) Hoãn phiên toà, nếu người được triệu tập vắng mặt có thể gây bất lợi cho khách hàng; (2) Đề nghị thay đổi hoặc phản đối yêu cầu của người tham gia tổ tụng khác về việc thay đổi người tiến hành tố tụng; (3) Bổ sung, chỉnh sửa các tình tiết liên quan đến nhân thân của pháp nhân thương mại; (4) Đề nghị triệu tập thêm người tham gia tố tụng hoặc bổ sung các chứng cứ, tài liệu.

Liên hệ

1- Kỹ năng trong phần thủ tục phiên tòa

Luật sư cần theo dõi xem Chủ tọa phiên tòa có thực hiện đúng các thủ tục tố tụng hay không? Việc giải thích các quyền tố tụng cho khách hàng có đầy đủ không? Ai trong số những người tham gia tố tụng được Tòa án triệu tập vắng mặt, lý do vắng mặt... Tùy từng trường hợp cụ thể Luật sư có thể đề xuất với Hội đồng xét xử về các vấn đề sau:

- Hoãn phiên tòa, nếu người được triệu tập vắng mặt có thể gây bất lợi cho khách hàng;

- Đề nghị thay đổi hoặc phản đối yêu cầu của người tham gia tố tụng khác về việc thay đổi người tiến hành tố tụng (các thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án,..,) hoặc người phiên dịch, giám định viên (nếu có);

- Bổ sung, chỉnh sửa các tình tiết liên quan đến nhân thân của pháp nhân thương mại;

- Đề nghị triệu tập thêm người tham gia tố tụng hoặc bổ sung các chứng cứ, tài liệu.

2- Kỹ năng trong phần xét hỏi

Kỹ năng của Luật sư ở phần này thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Luật sư phải tập trung theo dõi và ghi chép vắn tắt và đầy đủ các nội dung (vấn đề) đã được các thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, các Luật sư khác hỏi và đã làm rõ để tránh đặt ra những câu hỏi lặp lại.

Thứ hai, Luật sư phải phát hiện được những điểm mâu thuẫn trong lời khai của những người đã được xét hỏi, những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, các tình tiết chưa được làm rõ hoặc mới phát sinh... để chỉnh sửa các nội dung, đối tượng hỏi, các câu hỏi và tình huống trong kế hoạch xét hỏi của mình cho phù hợp với diễn biến phiên tòa. Căn cứ vào tình hình và kết quả xét hỏi, có thể điều chỉnh luận cứ bào chữa để phù hợp và có lợi cho khách hàng; ghi chú những vấn đề bất lợi để tìm căn cứ, lập luận “phản bác” kịp thời khi tranh luận, đối đáp với Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng của bên đối trọng.

Thứ ba, trong phần hỏi của mình, ngoài những vấn đề chung như trong các vụ án hình sự khác, Luật sư cần tập trung hỏi để làm rõ những vấn đề có tính chất đặc trưng của vụ án pháp nhân thương mại phạm tội (như đã nêu ở phần Lập kế hoạch tham gia hỏi).

Thứ tư, cần chú ý hỏi cơ quan và người giám định, định giá tài sản, đại diện của cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý chuyên ngành... nhằm làm rõ các vấn đề có lợi cho khách hàng liên quan đến công tác giám định, định giá tài sản; đến công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh...

Thứ năm, lựa chọn thời điểm phù hợp đề nghị Chủ tọa cho phép hoặc yêu câu Thư ký Tòa án công bố các chứng cứ, tài liệu cần thiết có lợi cho khách hàng (như Biên bản khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ vật chứng, tài liệu; kết luận giám định, định giá tài sản, lời khai của những người vắng mặt...). Đề nghị hỏi bổ sung về các tình tiết còn mâu thuẫn hoặc mới phát sinh nhằm làm rõ theo hướng có lợi cho khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý hình sự

3- Kỹ năng trong phần tranh luận

Trong phần tranh luận tại phiên tòa, Luật sư cần tập trung theo dõi và ghi chép đầy đủ các vấn đề sau đây:

- Tóm tắt luận tội của đại diện Viện kiểm sát để nắm được quan điểm của Viện kiểm sát về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án;

- Các chứng cứ và căn cứ pháp luật mà Kiểm sát viên dựa vào đó để buộc tội pháp nhân thương mại; Trách nhiệm, mức độ thiệt hại và mức bồi thường cho bên bị hại và các đương sự mà Kiểm sát viên đề nghị;

- Các chứng cứ và căn cứ pháp luật mà Luật sư của bên bị hại và đương sự đưa ra để buộc tội và yêu cầu pháp nhân thương mại bồi thường thiệt hại;

- Các tình tiết định khung tăng nặng; các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại;

- Loại và mức hình phạt (hình phạt chính, hình phạt bổ sung), các biện pháp tư pháp và cưỡng chế tố tụng khác mà Kiểm sát viên đề xuất áp dụng đối với pháp nhân;

- Về xử lý vật chứng (nếu có).

- Phát hiện những điểm mâu thuẫn, không có căn cứ thuyết phục hoặc không chính xác trong lời luận tội; trong ý kiến của những người tham gia tranh luận khác (bị hại và đương sự, người đại diện hoặc người báo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ...).

- Chỉnh sửa, bổ sung các nội dung cần thiết trong luận cứ bào chữa cho phù hợp với diễn biến tại phiên tòa trước khi trình bày bài bào chữa và đề nghị Hội đồng xét xử giải quyết vụ án theo một trong các hướng sau:

+ Tuyên bố pháp nhân thương mại không phạm tội.

+ Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, giảm hình phạt, mức bồi thường... cho pháp nhân thương mại.

+ Trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.

Quá trình tranh luận Luật sư phải đáp lại đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, các Luật sư bảo vệ quyền lợi của bị hại, đương sự khác với quan điểm bào chữa của mình về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Nội dung đối đáp cần ngắn gọn, tập trung làm rõ những mâu thuẫn trong quan điểm, ý kiến của phía đối lập; tuyệt đối không tỏ thái độ cay cú, được thua, lợi dụng quyền tranh luận để miệt thị, đả kích, xúc phạm Kiểm sát viên và những người tham gia tranh luận khác. Tuyệt đối tránh không bào chữa theo kiểu nước đôi: vừa bào chữa theo hướng không có tội, vừa xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

4- Kỹ năng của Luật sư ở phần tuyên án và sau phiên tòa

Các công việc của Luật sư không có gì khác biệt so với các vụ án khác, gồm các việc cụ thể sau:

- Ghi tóm tắt nội dung và phần quyết định của bản án đã tuyên đối với pháp nhân thương mại để làm cơ sở tư vấn cho pháp nhân thương mại về việc kháng cáo bản án, bảo đảm đúng thời hạn luật định;

- Đọc, yêu cầu sửa chữa, bổ sung biên bản phiên tòa;

- Khi pháp nhân thương mại kháng cáo thì giúp pháp nhân thương mại soạn thảo và gửi đơn kháng cáo kịp thời hạn;

- Yêu cầu Tòa án gửi bản án cho pháp nhân thương mại đúng thời hạn luật định.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp nhân thương mại phạm tội - Kỹ năng tham gia phiên tòa

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.41023 sec| 1104.891 kb