Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Hình quá bất tỵ đại thần, thưởng thiện bất di thất phu" (Phạt kẻ có tội không bỏ qua đại thần, thưởng người làm việc tốt không bỏ sót thường dân).
Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc
Thước đo chuẩn mực của pháp luật cũng không bị khuất phục trước thế lực tà ác, giống như độ dài của cái thước cũng không thay đổi vì thanh gỗ cong vênh. Phạt kẻ có tội không bỏ qua đại thần, thưởng người làm việc tốt không bỏ sót thường dân.
Theo Hàn Phi Tử, pháp luật được định ra nhằm duy trì quyền lực thống trị, sửa chữa sai lầm của nhà vua, truy cứu tội ác của bề tôi, trị loạn, giải quyết rắc rối, chính trị sai lầm, trừ bỏ điều ác, biểu dương điều thiện, khích lệ dân chúng. Vì thế, để pháp luật phát huy được tác dụng của nó, bậc quân vương phải thi hành pháp luật một cách công bằng, chính trực.
Pháp luật không thiên vị quyền quý. Thước đo chuẩn mực của pháp luật cũng không bị khuất phục trước thế lực tà ác giống như độ dài của cái thước cũng không thay đổi vì thanh gỗ cong vênh. Dùng pháp luật thực thi chế tài, dẫu là người tài trí cũng không thể dùng ngôn từ để biện giải đuợc, dẫu là người dūng cảm cũng không dám dùng vũ lực để chống lại. Phạt kẻ có tội không bỏ qua đại thần, thưởng người làm việc tốt không bỏ sót thường dân.
Theo Hàn Phi Tử, pháp luật được định ra nhằm duy trì quyền lực thống trị của nhà vua, sửa chữa sai lầm của nhà vua, truy cứu tội ác của bề tôi, trị loạn, giải quyết rắc rối, chính trị sai lầm, trừ bỏ điều ác, biểu dương điều thiện, khích lệ dân chúng. Vì thế, để pháp luật phát huy được tác dụng của nó, thì bậc quân vương phải thi hành pháp luật một cách công bằng, chính trực. Trừng trị kẻ phạm tội, cho dù là người có quyền có thế, là người thân cận ruột thịt với mình, người mà mình thương yêu, thì cũng không được tha miễn.
Khen thưởng việc tốt, cho dù là người có địa vị thấp, là người bạn thân mình ghét bỏ, thì cũng không được bỏ sót. Trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng như nhau, không thể dùng địa vị hay tình cảm để thay thế pháp luật được. Như thế mới có thể loại trừ điều ác, dân chúng mới được sống yên ổn, đất nước mới được thái bình, mà sự trị vì của nhà vua cũng vì thế mà được ổn định. Không còn nghi ngờ gì nữa, tư tưởng này của Hàn Phi Tử đã tiến bộ hơn so với tư tưởng “hình phạt không phạm đến đại phu” của Nho gia.
Tần tiểu chủ (Tần Xuất tứ) còn nhỏ, thái hậu chuyên quyền nhiếp chính, khiến người hiển trong lòng không vui, lui về ở ẩn, nhân dân oán hận, chỉ trích tiểu chủ. Lúc này Liên công tử đang trốn ở nước Ngụy, biết được tình hình đó, định thừa cơ trở về đất Tần, đoạt lại ngôi vua từ tiểu chủ. Nhờ sự giúp đỡ của bề tôi và dân chúng, Liên công tử mới đến được vùng biên giới quan trọng giữa nước Tần và nước Trịnh.
Quan trấn giữ biên cương của nước Tần là Hữu Chủ Nhiên không cho Liên công tử vào. Nói rằng: Tôi phải giữ đạo bề tôi, không thể cùng lúc thờ hai chủ, công tử hãy mau rời khỏi nơi này đi!
Liên công tử không còn cách nào khác, đành vòng lên phía Bắc nơi người Địch ở để tìm tới biên giới nước Tần. Quan giữ thành là Khuẩn Cải liền cho ông vào. Thái hậu nghe được tin này, vô cùng kinh sợ, lệnh cho tướng quân xuất binh đi ngǎn cản.
Các tướng sĩ nhận được mệnh lệnh liền xuất phát, nhưng đi tới nửa đường thì thừa cơ nổi loạn, vì thế Liên công tử thuận lợi dẫn quân đến đánh Ung thành, bao vây thái hậu và tiểu chủ, thái hậu tự sát,Liên công tử lên ngôi, chính là Tần Hiến công.
Sau khi Hiến công lên ngôi, vì oán hận Hữu Chủ Nhiên, nên muốn trừng phạt hắn thật nặng; đồng thời cåm kích Khuẩn Cải, muốn ban thưởng trọng hậu cho hắn.
Giám đại phu của nước Tần liển can ngǎn: Bệ hạ làm thế không ổn. Nước Tần có rất nhiều công tử lưu vong ở nước ngoài. Nếu đại vương thưởng phạt như thế, thì các bề tôi sẽ cạnh tranh nhau, thả cho các công tử khác vào nước Tần. Điều này vô cùng bất lợi cho bệ hạ.
Hiến công thấy ông ta nói phải, nên miễn tội cho Hữu Chú Nhiên, và phong Khuẩn Cải làm quan đại phu, ban thưởng cho tướng sĩ biên cương mỗi người một tấn gạo.
Tài năng của Hiến công nằm ở chỗ ông biết cách ban thưởng. Ban thưởng cho một người, không phải vì bản thân mình yêu thích anh ta, trừng phạt một người cũng không phải vì bản thân ghét bỏ anh ta.Ông thưởng phạt một người dựa vào việc xem xét hành vi của anh ta sẽ đem lại kết quả như thế nào rồi mới quyết định. Nếu là kết quả tốt, cho dù có ghét bỏ người đó, vẫn phải ban thưởng; nếu là kết quả xấu, cho dù có yêu quý họ cũng vẫn phải trừng phạt, không thể dùng tình cảm cá nhân để thay thế cho pháp luật.
Cách làm này của Tần Hiến công có nét tương đồng mưu lược “phạt kẻ có tội không bỏ qua đại thần, thưởng người làm việc tốt không bỏ sót thường dân” của Hàn Phi Tử. Đây chính là sách lược để Tần Hiến công chuyển loạn thế thành thái bình, biến nguy thành an.
Pháp bất a quý, thằng bất nạo khúc. Pháp chi sở gia, trí giả phất năng từ, dũng giả bất cảm tranh. Hình quá bất tỵ đại thần, thưởng thiện bất di thất phu.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm