Quy định pháp luật về pháp nhân thương mại

13/06/2021

 

Bộ luật hình sự năm 2015 đã chính thức quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, đánh dấu bước phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam, phù hợp với sản xu thế chung của pháp luật hình sự trên thế giới, đồng thời đáp ứng yêu cầu phòng và đấu tranh chống tội phạm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

 

 

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân (tổ chức) đã được quy định từ lâu trong luật hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới và cho đến nay đã có hơn 100 quốc gia quy định chế định này. Tuy nhiên, do có sự khác nhau trong cách tiếp cận về cơ sở lý luận và sự khác nhau về hệ thống pháp luật, về các điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội nên chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân (tổ chức) trong luật hình sự ở mỗi quốc gia có sự khác nhau về nội dung cũng như kỹ thuật lập pháp. Trên cơ sở học tập, tiếp thu kinh nghiệm của nhiều quốc gia và trên cơ sở các điều kiện của Việt Nam, chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự năm 2015 được quy định dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn lập pháp có tính chất tiến bộ và phổ biến trên thế giới, đồng thời có những đặc điểm riêng biệt.

 

 

Trong Bộ luật hình sự năm 2015, những vấn đề chung nhất về trách nhiệm hình sự của pháp nhân được quy định trong một số điều luật ở phần chung, đồng thời những nội cụ thể có tính đặc thù được quy định ở Chương XI từ Điều 74 đến Điều 89. Qua các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 cho thấy: phạm vi pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự là pháp nhân thương mại); pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự khi có những điều kiện nhất định; Pháp nhân thương mại chi phải chịu trách nhiệm hình sự trong phạm vi những tội phạm nhất; Trách của pháp nhân thương mại không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.

 

 

Tổng quan quy định pháp luật về hình phạt đối với pháp nhân thương mại

 

 

Các hình áp dụng cho pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 33 và được cụ thể tại 71, Điều 78 và Điều 79; trong đó bao gồm các hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Hình phạt chính gồm: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Các hình phạt bổ gồm: cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn và phạt tiền nếu không được áp dụng là hình phạt chính. Ngoài các hình phạt được quy định nêu trên, Bộ luật hình sự năm 2015 còn quy định các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại tại các Điều 47, Điều 48 và khoản 1 Điều 82 và một số biện pháp khắc phục, ngăn chặn hậu quả tội phạm tại khoản 2 Điều 82.

 

 

Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại

 

 

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân (tổ chức) thực chất chỉ là mở rộng phạm vi chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự; tội phạm vẫn chỉ do cá nhân thực hiện nhưng có hai chủ thể cùng chịu trách nhiệm hình sự là cá nhân và pháp nhân (tổ chức). Trong Bộ luật hình sự năm 2015, tuy có một số quy định thể hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tội phạm do cá nhân hoặc pháp nhân thương mại thực hiện, nhưng xuyên suốt qua tất cả các quy định vẫn cho thấy chỉ có một loại tội phạm duy nhất do cá nhân là người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, nhưng có hai chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự là cá nhân và pháp nhân thương mại'.

 

 

Chính vì vậy mà trong các điều luật của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định những nội dung nhằm cụ thể hóa khái niệm tội phạm như quy định về lỗi (Điều 10, Điều 11), về chuẩn bị phạm tội (Điều 14), phạm tội chưa đạt (Điều 15), tự ý. nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 16), đồng phạm (Điều 17). ... chỉ đề cập đến chủ thể là cá nhân mà không đề cập đến chủ thể là pháp nhân thương mại”. Trong cấu thành cơ bản của các tội phạm cụ thể cũng chỉ quy định chủ thể của tội phạm là cá nhân, pháp nhân chỉ là chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

 

 

Mặc dù, chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đã được Bộ luật hình sự năm 2015 chính thức quy định nhưng có một vấn đề rất quan trọng đặt ra, cần phải có sự nhận thức đúng đắn và thống nhất - đó là về bản chất việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Đây là vấn đề không chỉ có ý nghĩa để xác định về nội dung và kỹ thuật lập pháp chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại khi quy định trong BLHS, mà còn liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, đặc biệt là trong việc xác định các vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án pháp nhân thương mại phạm tội.

 

 

Có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân (tổ chức) nhưng quan điểm phổ biến nhất và được thể hiện trong pháp luật hình sự của nhiều quốc gia là: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân (tổ chức) là trách nhiệm được quy kết từ hành vi phạm tội của cá nhân, khi giữa cá nhân và pháp nhân (tổ chức) có mối quan hệ pháp lý ràng buộc và hành vi phạm tội thỏa mãn những điều kiện nhất định.

 

 

Như vậy, mặc dù trong Bộ luật hình sự quy định pháp nhân thương mại phạm tội” nhưng cần phải hiểu rằng tội phạm là do cá nhân thực hiện nhưng pháp nhân thương mại bị quy kết là phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều này có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng, cho phép việc chứng minh các vấn đề của tội phạm mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự có thể dựa trên cơ sở hành vi phạm tội của cá nhân.

 

0 bình luận, đánh giá về Quy định pháp luật về pháp nhân thương mại

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.24089 sec| 942.469 kb