Sản phẩm
Tin tức
Quyết định hình phạt đối với người phạm tội trong một số trường hợp khác
Đối với các trường hợp phạm tội thông thường, khi quyết định hình phạt, Tòa án phải tuân thủ các quy định về căn cứ quyết định hình phạt. Trong một số trường hợp đặc biệt, việc quyết định hình phạt còn phải dựa vào một số quy định khác. Vậy việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án được thực hiện như thế nào? Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và đồng phạm như thế nào?
Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất khung hình phạt và phạm nhiều tội
Đối với các trường hợp phạm tội thông thường, khi quyết định hình phạt, tòa án phải tuân thủ các quy định về căn cứ quyết định hình phạt như đã được trình bày. Trong một số trường hợp đặc biệt, việc quyết định hình phạt còn phải dựa vào một số quy định bổ sung khác. Đó là các quy định về: (1) Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng; (2) Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội; (3) Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án; (4) Quyết định hình phạt trong trưởng hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt; (5) Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.
Khái niệm quyết định hình phạt
Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt phù hợp (bao gồm hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung) với mức hình phạt cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự để áp dụng cho người phạm tội. Quyết định hình phạt đúng pháp luật, công bằng là tiền đề cho việc đạt được mục đích của hình phạt. Vậy khái niệm quyết định hình phạt là gì?
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội
Điều 50 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định căn cứ quyết định hình phạt như sau: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Như vậy, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng là một trong số những căn cứ để quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Vậy cụ thể quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội như thế nào?
Căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội
Điều 50 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định căn cứ quyết định hình phạt như sau: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tôi, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Như vậy, các căn cứ quyết định đối với người phạm tội cụ thể như thế nào?
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được nêu trong căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội là những tình tiết đã được quy định cụ thể tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015. Vậy cụ thể việc áp dụng các quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người phạm tội khi quyết định hình phạt như thế nào?
Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại
Điều 83 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại như sau: "Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cần nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại và các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại". Vậy cụ thể các căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại như thế nào?
Các quy định khác về trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội
Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm – sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ còn hạn chế, luôn có xu hướng muốn tự khẳng định, thiếu kiên nhẫn, dễ bị kích động, dễ tự ái nhưng dễ thay đổi, thích nghi với hoàn cảnh mới, dễ giáo dục, cải tạo... Do vậy, không thể đặt vấn đề trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội như trách nhiệm hình sự của người từ đủ 18 tuổi trở lên. Bộ luật hình sự năm 2015 đã có chương riêng quy định về trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội và một số quy định khác. Vậy các quy định khác về trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như thế nào?
Giáo dục tại trường giáo dưỡng và hình phạt với người dưới 18 tuổi phạm tội
Biện pháp "giáo dục tại trường giáo dưỡng" buộc người phạm tội phải chịu sự quản lý chặt chẽ và phải cách ly khỏi xã hội nhưng họ được học tập văn hóa và nghề nghiệp. Tại đây, họ rèn luyện và cải tạo lối sống trước đây của mình để trở thành công dân có ý thức pháp luật đầy đủ trong tương lai. Họ không bị giam giữ như trong trường hợp bị áp dụng hình phạt tù. Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định 04 hình phạt chính có thể được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: Cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn. Vậy cụ thể quy định của pháp luật về những hình phạt này như thế nào? Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được quy định ra sao?
Các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Trong một số trường hợp, người dưới 18 tuổi có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Nhưng việc miễn trách nhiệm hình sự đồng nghĩa với việc trả tự do "tuyệt đối" cho họ. Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự. Vậy có biện pháp giám sát, giáo dục nào đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?
Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội
Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như tinh thần, họ hiếu thắng, dễ bị lôi kéo, kích động vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm. Họ cũng dễ bị tổn thương nhưng lại dễ thay đổi, thích nghi với hoàn cảnh mới, dễ giáo dục, cải tạo. Do vậy, không thể đặt vấn đề trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội như trách nhiệm hình sự của người từ đủ 18 tuổi trở lên. Vậy nguyên tắc xử lý người người 18 tuổi phạm tội như thế nào? Liệu họ có thể bị áp dụng hình phạt tử hình hay tù chung thân không?
Những hành vi liên quan đến tội phạm
Người đồng phạm là người về mặt khách quan, phải có hành vi cùng thực hiện về mặt chủ quan, phải có hành vi cùng thực hiện về mặt chủ quan, phải cùng cố ý. Chỉ những hành vi thỏa mãn đồng thời cả hai dấu hiệu đó mới được coi là hành vi đồng phạm.
Vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Phạm tội có tổ chức được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tình tiết này không những được quy định chung tại Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 mà còn được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của nhiều tội phạm như ở tội giết người (Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015), Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp (Điều 325 Bộ luật hình sự năm 2015). Vậy vấn đề trách nhiệm hình sự đặt ra trong đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam như thế nào?
Các hình thức đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Khoa học hình sự căn cứ vào những đặc điểm của mối quan hệ giữa những người đồng phạm để phân loại các hình thức đồng phạm. Vậy có những hình thức đồng phạm nào? Căn cứ vào những đặc điểm nào để phân chia hình thức đồng phạm?
Các loại người đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Tội phạm có thể chỉ do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều người cùng gây ra. Trường hợp có nhiều người cố ý cùng thực hiện tội phạm được gọi là đồng phạm. Trong luật hình sự, đồng phạm được coi là hình thức phạm tội đặc biệt. Vậy theo pháp luật hình sự Việt Nam, có các loại người đồng phạm nào?