Quy định trong kinh doanh áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước

22/02/2023
Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lí theo loại hình công ty TNHH một thành viên nhưng có một số đỉểm “đặc thù” phù hợp các nguyên tắc quản trị công ty mà chủ sở hữu là nhà nước, đảm bảo người đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu nhà nước và những người quản lí khác trong DNNN mang tính chuyên trách và chuyên nghiệp đồng thời chịu sự giám sát, quản lí của nhà nước. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lí DNNN theo một trong hai mô hình: có hội đồng thành viên và không có hội đồng thành viên.

1- Cơ cấu tổ chức quản lí

Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lí theo loại hình công ty TNHH một thành viên nhưng có một số đỉểm “đặc thù” phù hợp các nguyên tắc quản trị công ty mà chủ sở hữu là nhà nước, đảm bảo người đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu nhà nước và những người quản lí khác trong DNNN mang tính chuyên trách và chuyên nghiệp đồng thời chịu sự giám sát, quản lí của nhà nước.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lí DNNN theo một trong hai mô hình: có hội đồng thành viên và không có hội đồng thành viên.

1.1- Doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng thành viên

Doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng thành viên có cơ cấu quản lí gồm: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Chủ tịch công ty

Chủ tịch công ty là người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp, được cơ quan đại diện chủ sở hữu (bộ quản lí ngành, ƯBND cấp tỉnh) bổ nhiệm để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
Người được bổ nhiệm giữ chức danh Chủ tịch công ty phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:

- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp;

- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty;

- Không là cán bộ, công chức, viên chức; không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc tại tập đoàn, tổng công ty, công ty mình và các doanh nghiệp khác; Không được kiêm nhiệm các chức danh quản lí, điều hành ở tổng công ty, công ty thành viên; 

- Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của DNNN;

- Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

Chủ tịch công ty có nhiệm kì không quá 05 năm. Chủ tịch công ty có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kì và có thể bị miễn nhiệm, cách chức trong các trường hợp theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chức năng người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại DNNN, Chủ tịch công ty có các quyền và trách nhiệm tập trung thành các nhóm sau:

Thứ nhất, đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định việc điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung điều lệ; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản doanh nghiệp.

Thứ hai, có quyền quyết định sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt về các nội dung: Chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp; Góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại CTCP, công ty TNHH hai thành viên trở lên; Tiếp nhận CTCP, công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp; Báo cáo tài chính; phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp.

Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quản lí, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn; báo cáo kịp thời cơ quan đại diện chủ sở hữu khi doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây tổn thất vốn, tài sản của doanh nghiệp.

Thứ ba, tự quyết định về các nội dung: Quy chế quản lí nội bộ của doanh nghiệp; Tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Ke toán trưởng; Quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định thuộc thẩm quyền; Chủ tịch công ty quản lí, điều hành doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu; Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc; Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty; Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của công ty.

Ngoài những quyền và trách nhiệm trên, Chủ tịch công ty thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các quyết định của Chủ tịch công ty phải được lập thành văn bản. Trường hợp Chủ tịch công ty vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch công ty; Việc ủy quyền phải được thông báo kịp thời bằng văn bản đến cơ quan đại diện chủ sở hữu. Các trường hợp ủy quyền khác thực hiện theo quy định tại quy chế quản lí nội bộ của công ty.

Chủ tịch công ty sử dụng bộ máy quản lí, điều hành, bộ phận giúp việc (nếu có) và con dấu của công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch công ty tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước trước khi quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty. Chi phí lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được quy định tại quy chế quản lí tài chính của công ty.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (gọi tắt là Giám đốc)

Giám đốc là người điều hành cao nhất trong công ty và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty. Giám đốc do Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.

Với chức năng là người điều hành công ty, giám đốc phải có năng lực trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức và kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty, không thuộc các trường hợp bị cấm và có các tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. 

Giám đốc được bổ nhiệm hoặc kí hợp đồng theo thời hạn không quá 05 năm. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao. Giám đốc có thể bị miễn nhiệm hoặc cách chức trong các trường hợp được pháp luật quy định.

Giám đốc có các quyền và nghĩa vụ chủ yếu là: Tồ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư của công ty; Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Chủ tịch công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty; Quyết định các công việc hằng ngày của công ty; Ban hành quy chế quản lí nội bộ của công ty đã được Chủ tịch công ty chấp thuận; Kí hợp đồng, thỏa thuận nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty; Bổ nhiệm, thuê, miễn nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng đối với các chức danh quản lí trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty; Tuyển dụng lao động; Lập và trình Chủ tịch công ty báo cáo định kì hằng quý, hàng năm về kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch kinh doanh và báo cáo tài chính hằng năm; Kiến nghị phương án tổ chức lại công ty, khi xét thấy cần thiết; Kiến nghị phân bổ và sử dụng lợi nhuận sau thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty.

Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc (gọi tắt là Phó giám đốc)

Công ty có một hoặc một số Phó giám đốc. số lượng Phó giám đốc quy định tại Điều lệ công ty. Chủ tịch công ty quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Phó giám đốc. Quyền và nghĩa vụ của Phó giám đốc quy định tại Điều lệ công ty hoặc hợp đồng lao động.

Các Phó giám đốc giúp Giám đốc điều hành công ty theo phân công và sự uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền.

Kiểm soát viên

Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kì của Kiểm soát viên là 03 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của một công ty không quá 02 nhiệm kì. Tiền lương, thưởng của Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và chi trả.

Với chức năng giúp cơ quan đại diện chủ sở hữu kiểm soát, giám sát toàn diện các hoạt động của công ty, Kiểm soát viên được Luật Doanh nghiệp quy định có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và có thể bị miễn nhiệm, cách chức nếu không hoàn thành nhiệm vụ.  Kiểm soát viên phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và không thuộc đối tượng bị cấm.

1.2-  Doanh nghiệp nhà nưởc có Hội đồng thành viên

Mô hình DNNN có Hội đồng thành viên tồn tại ở những DNNN có quy mô lớn như công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Ngoài ra, các công ty độc lập không thuộc cơ cấu công ty mẹ - công ty con có thế tố chức theo mô hình có Hội đồng thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Cơ cấu quản lí của DNNN có Hội đồng thành viên gồm: Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên.

Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên thực hiện chức năng quản lí hoạt động kinh doanh của công ty và là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, có quyền nhân danh doanh nghiệp để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của doanh nghiệp.

Để thực hiện chức năng quản lí hoạt động kinh doanh của công ty với tư cách là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại công ty, Hội đồng thành viên có nhiệm vụ, quyền hạn tương tự Chủ tịch công ty (đã trình bày ở phần trên). Hội đồng thành viên được trực tiếp quyết định một số vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty còn một số vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu, Hội đồng thành viên chỉ có quyền kiến nghị để cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty xem xét, quyết định.

Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác, số lượng không quá 07 người. Thành viên Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách và do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc khen thưởng, kỉ luật. Nhiệm kì của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại nhưng chỉ được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên của một công ty không quá 02 nhiệm kì.

Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên tương tự tiêu chuẩn và điều kiện của Chủ tịch công ty (đã trình bày ở phần trên).  Đứng đầu Hội đồng thành viên là Chủ tịch Hội đồng thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty của công ty mình và các doanh nghiệp khác.

Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ: Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng quý và hằng năm của Hội đồng thành viên; Chuẩn bị chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến Hội đồng thành viên; Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên; Tổ chức thực hiện các nghị quyết của cơ quan đại diện chủ sở hữu và nghị quyết Hội đồng thành viên; Tổ chức giám sát, trực tiếp giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của công ty, kết quả quản lí điều hành của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty; Tổ chức công bố, công khai thông tin về công ty theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực và tính hệ thống của thông tin được công bố; Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

Các thành viên khác của Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ: Tham dự cuộc họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; Kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép hoặc trích lục so ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm, sổ biên bản họp Hội đồng thành viên, các giấy tờ và tài liệu khác của công ty; Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

Ngoài các quyền và nghĩa vụ nêu trên, Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng thành viên bị ràng buộc các trách nhiệm như: Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty; Thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm tối đa lợi ích hợp pháp của công ty và Nhà nước. Trung thành với lợi ích của công ty và Nhà nước; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ, tài sản của công ty đó; tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; Thống báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà mình và người có liên quan làm chủ sở hữu hoặc có cổ phần, phần vốn góp. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty; Chấp hành các nghị quyết của Hội đồng thành viên; Chịu trách nhiệm cá nhân khi lợi dụng danh nghĩa công ty thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác; thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn khi có nguy cơ rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với công ty; Trường hợp phát hiện thành viên Hội đồng thành viên có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì thành viên khác của Hội đồng thành viên có nghĩa vụ báo cáo bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu; yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả; 

Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ tập thể: Mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên đều được xem xét và quyết định theo đa số tại cuộc họp của Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản. Hội đồng thành viên phải họp ít nhất mỗi quý một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc quyền hạn, nhiệm vụ của mình. Đối với những vấn đề không cần thảo luận thì Hội đồng thành viên có thể lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản. Hội đồng thành viên có thể họp bất thường để giải quyết các vấn đề cap bách của công ty theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty hoặc theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng thành viên đề nghị.

Các cuộc họp lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên chỉ hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng sổ thành viên tham dự. Nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên tham dự biểu quyết tán thành, trường hợp số phiếu ngang nhau thì nội dung có số phiếu tán thành của Hội đồng thành viên hoặc người được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền chủ trì cuộc họp là nội dung được thông qua. Thành viên Hội đồng thành viên có quyền bảo lưu ý kiến của mình và kiến nghị lên cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty. Trường hợp lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên bằng văn bản thì nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa tổng số thành viên tán thành.

Ban kiểm soát

Để kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập Ban kiểm soát gồm từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Trưởng ban kiểm soát làm việc chuyên trách tại công ty, các thành viên khác có thể tham gia Ban kiểm soát của không quá 04 DNNN nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, trách nhiệm của Kiểm soát viên trong DNNN có Hội đồng thành viên hoàn toàn giống với công ty không có Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 103, 104, 106 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Ban kiểm soát làm việc theo chế độ tập thể, họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu. Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành. Các ý kiến khác với nội dung quyết định đã được thông qua phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Tổng giám đốc

Tổng giám đốc DNNN có Hội đồng thành viên do Hội đồng thành viên bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.

Tổng giám đốc có tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ giống với Giám đốc công ty không có Hội đồng thành viên.

Theo Điều 22 Nghị định số 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước, người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc quy định tại Điều lệ công ty. Ví dụ, người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (công ty mẹ trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) là Tổng giám đốc theo quy định tại Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 149/2013/NĐ-CP ngày 31/10/2013 của Chính phủ.

Đối với DNNN không có Hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là Chủ tịch công ty nếu điều lệ doanh nghiệp không quy định khác (khoản 2 Điều 78 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

2- Cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước, tuy nhiên, Nhà nước là một phạm trù rất trìu tượng, bởi vậy, cần phải có quy định phân định về chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN. Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 đã bắt đầ.u cổ sự phân định cho Bộ quản lí ngành, ƯBND cấp tỉnh quyết dinh mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch nhân sự và các vấn đề vượt thẩm quyền của DNNN. Chức năng chủ sở hữu nhà nvớc được phân định rõ hơn cho Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, UBND cấp tỉnh trong Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 của Chính phủ về thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước và Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21/8/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005. Kể từ ngày 01/7/2006 Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực, các công ty nhà nước thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc CTCP. Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 xác định chủ sở hữu và phân công phân cấp thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu. Ngày 15/11/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN chưa được luật hoá và chưa hoàn toàn rõ ràng, cụ thể.
Luật Quản lí, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp được Quôc hội thông qua ngày 26/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015 đã phân định rõ quyền và nghĩa vụ của các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và các cá nhân là đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại DNNN trong việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, quản lí, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và giám sát việc quản lí, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, đại diện chủ sở hữu nhà nước bao gồm:

2.1- Chính phủ

Theo Luật Quản lí, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lí vốn nhà nước tại DNNN thông qua các quyền, trách nhiệm sau:

- Quy định hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;

- Quy định việc quản lí tài chính đối với doanh nghiệp, bao gồm: phương thức xác định vốn điều lệ; huy động vốn; đầu tư, xây dựng, mua, bán, quản lí, sử dụng tài sản cố định; quản lí nợ phải thu, nợ phải trả; đầu tư, chuyển nhượng vốn ra ngoài doanh nghiệp; phân phối lợi nhuận sau thuế, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp; bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp; thẩm quyền ban hành quy chế tài chính của DNNN;

- Quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với DNNN và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lí doanh nghiệp, Kiểm soát viên; quy định việc giám sát, kiểm tra hoạt động đầu tư, quản lí, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; quy định việc công khai thông tin về hoạt động của doanh nghiệp;

- Quy định về chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật của người quản lí doanh nghiệp, kiểm soát viên; 

- Quy định về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người quản lí doanh nghiệp, Kiểm soát viên;

- Quy định quy chế hoạt động của Kiểm soát viên;

- Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;

- Báo cáo Quốc hội tại kì họp cuối năm về hoạt động đầu tư, quản lí, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp của năm trước trong phạm vi toàn quốc.

2.2- Thủ tưởng Chính phủ

Điều 41 Luật Quản lí, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 quy định Thủ tướng Chính phủ có quyền, trách nhiệm sau:

- Quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp trong các trường hợp: Doanh nghiệp có tài sản hoạt động sản xuât, kinh doanh được hình thành từ việc thực hiện dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; Công ty mẹ của tập đoàn kinh tể nhà nước và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; Doanh nghiệp thực hiện dự án có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;

- Quyết định những vấn đề sau đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập:

- Tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp;

- Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động;

- Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển và kế hoạch sản xuất, kinh doanh 05 năm của doanh nghiệp;

- Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên.

- Phê duyệt đề án thành lập doanh nghiệp, đề án tồng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập;

- Quyết định chủ trương chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu, giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

2.3- Cơ quan đại diện chủ sở hữu

Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là Bộ quản lí ngành), UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là ƯBND cấp tỉnh) được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lí.

Quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN, gồm:

- Quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập DNNN (trừ những doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ);

- Đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập, cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền quyết định việc: Tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản; chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương; Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; quyết định, điều chỉnh vốn điều lệ; Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước; quyết định quỹ tiền lương, thù lao hằng năm của người quản lí doanh nghiệp, Kiểm soát viên; Phê duyệt đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp; Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp; cấp vốn để thực hiện việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quyết định việc chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại CTCP, công ty TNHH hai thành viên trở lên trong trường hợp giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất vốn đầu tư; Quyết định chủ trương góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại CTCP, công ty TNHH hai thành viên trở lên; quyết định chủ trương tiếp nhận CTCP, công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp; Phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp; Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lí, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, việc tuyển dụng lao động, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp; Có ý kiến về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư, quản lí, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong quản lí, điều hành của người quản lí doanh nghiệp, Kiểm soát viên.

2.4- Người đai diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp nhà nước

Một trong những nguyên tắc đầu tư, quản lí và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp là việc quản lí vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải thông qua người đại diện chủ sở hữu trực tiếp. Các cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Luật Quản lí, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 đã quy định rõ quyền, trách nhiệm cũng như tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà
nước tại doanh nghiệp thông qua các công việc sau:

- Đề nghị cấp có thẩm quyền (Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu) quyết định việc điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung điều lệ; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản doanh nghiệp; Hội đồng thành viên đề nghị cấp cổ thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên.

- Quyết định sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt về các nội dung sau: Chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp; Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp; Góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại CTCP, công ty TNHH hai thành viên trở lên; Tiếp nhận CTCP, công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp; Báo cáo tài chính; phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp.

- Tự quyết định các nội dung sau: Quy chế quản lí nội bộ của doanh nghiệp; Tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, các chức danh khác do Hội đồng thành viên bổ nhiệm; Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng; Quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định thuộc thẩm quyền.

- Quản lí, điều hành doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

- Chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quản lí, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn; báo cáo kịp thời cơ quan đại diện chủ sở hữu khi doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây tổn thất vốn, tài sản của doanh nghiệp.

- Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thực hiện quyền, trách nhiệm khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Thương mại 1 - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Quy định trong kinh doanh áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.33876 sec| 1059.461 kb