Quy định về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
1. Cơ sở pháp lý và mục đích giám sát
Để tăng cường công tác quản lý vốn, tài sản của Doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ ban hành một loạt các quyết định quan trọng, bao gồm:
Quyết định số 271/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 về Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.
Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 thay thế cho Quyết định số 271.
Quyết định số 169/2007/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 về giám sát doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp
2. Đánh giá hiệu quả và khuyến khích
Các quy chế này được ban hành với mục đích giám sát nhằm nắm bắt kịp thời thực trạng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu và kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh, đồng thời góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật. Việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp nhằm phân loại doanh nghiệp 'và có các biện pháp khuyến khích, động viên về vật chất, tinh thần đối với những doanh nghiệp và người quản lý, điều hành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, xử lý kịp thời đối với những doanh nghiệp và người quản lý, điều hành doanh nghiệp yếu kém.
Trong quá trình thực hiện, những quy định nêu trên đã bộc lộ một số hạn chế chưa đạt được mục tiêu của hoạt động giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước, ngày 25/6/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 kèm theo Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Hiện nay, việc giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và việc đánh giá, xếp loại, báo cáo và công khai hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Chương VII và Chương VIII Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 và được cụ thể hoá tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ. Nghị định này quy định về chủ thể giám sát, nội dung giám sát, phương thức tổ chức giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp nhà nước cũng như giám sát tài chính và việc công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước, của cơ quan đại diện chủ sở hữu, của Bộ Tài chính.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Quy định về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Quy định về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm