Quy định về phiên tòa giám đốc thẩm thế nào?

09/05/2021

 

Phiên toà giám đốc thẩm được tiến hành theo trình tự sau đây: Chủ toạ phiên tòa tuyên bố khai mạc phiên toà và tên vụ án nào được đưa ra xét xử; Thẩm phán được phân công chuẩn bị bản thuyết trình về vụ án (hoặc một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trong trường hợp Thẩm phán được phân công chuẩn bị bản thuyết trình vắng mặt) trình bày tóm tắt nội dung vụ án, nội dung của kháng nghị. 

 

 

phiên tòa giám đốc Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Phiên tòa giám đốc thẩm

 

 

Phiên toà giám đốc thẩm được tiến hành theo trình tự sau đây:

 

 

(i) Chủ toạ phiên tòa tuyên bố khai mạc phiên toà và tên vụ án nào được đưa ra xét xử;

 

 

(ii) Thẩm phán được phân công chuẩn bị bản thuyết trình về vụ án (hoặc một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trong trường hợp Thẩm phán được phân công chuẩn bị bản thuyết trình vắng mặt) trình bày tóm tắt nội dung vụ án, nội dung của kháng nghị. Các thành viên Hội đông giám đốc thẩm có quyền hỏi người trình bày về những điểm chưa rõ; trường hợp VKS kháng nghị thì KSV trình bày nội dung kháng nghị;

 

 

(iii) Trong trường hợp triệu tập người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị, thì những người này được trình bày ý kiến trước khi đại diện VKS phát biểu. Nếu họ vắng mặt thì Hội đồng giám đốc thẩm vẫn có thể tiến hành xét xử. Đại diện VKS phát biểu kết luận về nội dung kháng nghị và hướng giải quyết vụ án;

 

 

(iv) KSV, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đây là định mới của BLTTHS năm 2015, Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho KSV, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến , tranh luận dân chủ , bình đẳng trước Tòa án;

 

 

(v) Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến, thảo luận về vụ án và biểu quyết để ra quyết định. Trình tự biểu quyết như sau: những ý kiến đồng ý với kháng nghị biểu quyết trước , tiếp theo là những ý kiến không đồng ý với kháng nghị. Nếu không có loại ý kiến nào được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết tán thành, thì vụ án phải hoãn và được xét xử lại trong thời hạn 30 ngày với một phiên toà khác với sự tham gia đầy đủ của các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm.

 

 

Điểm khác biệt giữa phiên tòa giám đốc thẩm và phiên tòa sơ thẩm

 

 

Điểm khác biệt giữa phiên tòa giám đốc thẩm và phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm là quy định về sự có mặt của những người khác tại phiên toà giám đốc thẩm. Tại phiên toà giám đốc thẩm, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa quan đến kháng nghị trong những trường hợp cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật còn những người tham gia tố tụng khác là không bắt buộc. Trước khi mở phiên toà giám đốc thẩm, người bị kết án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị có quyền gửi các chứng cứ, tài liệu hoặc trình bày yêu cầu, đề nghị của mình cho Tòa án cấp giám đốc thẩm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình . Nếu người được triệu tập vắng mặt , thì Tòa án vẫn có thể tiến hành xét xử.

 

 

 

 

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Quy định về phiên tòa giám đốc thẩm thế nào?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.05018 sec| 929.969 kb