Quy tắc chung về quyền, nghĩa vụ chứng minh của đương sự
Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự được hiểu là tổng thể các hoạt động của Tòa án và các chủ thể tham gia tố tụng trong việc thu thập, cung cấp, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ nhằm mục đích sử dụng chứng cứ để xác định sự thật khách quan của vụ, việc dân sự. Quy tắc chung về quyền, nghĩa vụ chứng minh của đương sự được Luật sư tư vấn dựa trên những luận điểm cơ bản nào? Sau đây Luật Everest xin chia sẻ tới quý bạn đọc để làm rõ hơn về vấn đề này.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Quy tắc chung về quyền, nghĩa vụ chứng minh của đương sự
Như vậy, quy tắc chung về quyền, nghĩa vụ chứng minh của đương sự được Luật sư tư vấn dựa trên ba luận điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về bên đương sự nào muốn viện dẫn những sự kiện, tình tiết để làm cơ sở cho những yêu cầu hoặc phản đối của mình đối với đường sự phía đối lập. Kể từ khi làm đơn khởi kiện, việc chứng mình yêu cầu đối với nguyên đơn là nghĩa vụ, Tòa án được quyền từ chối thụ lý vụ án nêu đương sự không xuất trình được chứng từ cần thiết để chứng minh các điều kiện khởi kiện của mình. Nếu nguyên đơn đưa ra yêu cầu mà không chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ, có trong thực tế hoặc đưa ra những chứng cứ không có giá trị chứng minh, trong khi đó bị đơn lại đưa ra được chứng cứ có tính thuyết phục đi phản đối yêu cầu của nguyên đơn thì yêu cầu của nguyên đơn sẽ bị Tòa án bác bỏ.(xem thêm: hợp đồng đặt cọc mua nhà)
Về phía bị đơn, họ là người bị kiện nên họ có quyền chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án. Tuy nhiên, việc chứng mình sẽ trở thành nghĩa vụ đối với bị đơn nếu:
- Bị đơn có yêu cầu phản tố đối với yêu cầu của nguyên đơn hoặc bị đơn đưa ra yêu cầu liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp bị đơn đưa ra yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn thì bị đơn phải cung cấp chứng cứ để chỉ ra yêu cầu đó có cơ sở thực tế, cơ sở pháp lý hay không, có đúng đắn không? Khi đó nguyên đơn cũng có quyền phản đối lại yêu cầu đó của bị đơn đồng thời phải chứng minh cho việc phản đối yêu cầu của mình.
- Bị đơn không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn (có thể bị đơn chỉ chấp nhận một phần yêu cầu và phản đối phần còn lại của yêu cầu đó hoặc không chấp nhận hoàn toàn) hoặc thậm chí chỉ trong trường hợp bị đơn đang nắm giữ chứng cứ liên quan đến nguyên đơn.(quan tâm về: tư vấn pháp luật thừa kế)
Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, họ có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ. Chẳng hạn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập tham gia vào vụ kiện giữa nguyên đơn và bị đơn, họ cho rằng đối tượng đang tranh chấp là thuộc sở hữu của họ chứ không phải thuộc sở hữu của nguyên đơn hay bị đơn. Trong trường hợp này, nghĩa vụ chứng minh của họ cũng giống như nghĩa vụ của nguyên đơn khi chứng minh cho yêu cầu của mình .
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập dù đứng về phía nguyên đơn hay bị đơn, họ đều có nghĩa vụ cung cấp chứng minh cùng nguyên đơn hay bị đơn vì lợi ích của họ liên quan đến vụ kiện. Việc cung cấp chứng cứ của họ để chứng minh làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ kiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho đương sự mà họ đứng về phía đương sự đó, hoặc có thể làm căn cứ cho yêu cầu của họ đối với một trong các bên đương sự, hoặc chứng cứ do họ cung cấp làm căn cứ để họ phán đổi về việc kiện đòi hoàn lại mà một bên đương sự đặt ra cho họ.
Thứ hai, theo sự tiến triển của hoạt động chứng minh, trong những điều kiện nhất định nghĩa vụ chứng minh có thể di chuyển từ một bên đương sự này sang một bên đương sự khác và ngược lại,
Thứ ba, phạm vi quyền, nghĩa vụ chứng minh của các bên đường sự phụ thuộc vào phạm vi yêu cầu hoặc phạm vi ý kiến phản đối của họ. Phạm vi yêu cầu hoặc phạm vi ý kiến phản đối đưa ra đến đâu thì phạm vi nghĩa vụ chứng minh đến đó. Nằm ngoài phạm vi nghĩa vụ chứng minh (hay kết thúc phạm vi nghĩa vụ chứng minh) là quyền chứng minh của đương sự.(tìm hiểu về: tổng đài tư vấn giao thông đường bộ)
Trên thực tế, ranh giới giữa quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự rất mong manh, bản thân ranh giới này cũng rất co dãn, không thể bó hẹp trước, trong một quy tắc hay một quy định chắc chắn. Thậm chí, ngay cả khi nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình, thì nguyên đơn cũng có quyền rút lại chứng cứ đó, hoặc quyết định không cung cấp chứng cứ đó để chứng minh nữa. Trong trường hợp này quyền và nghĩa vụ chứng minh (bao gồm cả quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cử) là đan xen. Nếu nguyên đơn không muốn sử dụng quyền chứng minh, không thực hiện nghĩa vụ chứng minh, mà cụ thể là không cung cấp chứng cử, không xuất trình chứng cứ thì cũng đồng nghĩa với việc nguyên đơn khước từ quyền đưa ra yêu cầu, từ bỏ yêu cầu của mình và Tòa án sẽ ra phán quyết bất lợi cho nguyên đơn.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
-
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm